Hê hê...
Hết HƯU Tớ chuyển...VƯỢN gồi
QUAN CHỨC một thời ! ÔI hỡi tiếc
thay
Áp phê cú chót trả vay
Vì Dân...Chiện nhỏ! Tớ xoay tổ cò
CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CHO NGƯỜI TRƯỚC KHI NGHỈ HƯU ?
Hê hê...
Hết HƯU Tớ chuyển...VƯỢN gồiQUAN CHỨC một thời ! ÔI hỡi tiếc thay
Áp phê cú chót trả vay
Vì Dân...Chiện nhỏ! Tớ xoay tổ cò
Vừa qua tôi có viết bài VIỆT NAM THAY ĐỔI THỂ CHẾ: TẠI SAO KHÔNG? đã được sự ủng hộ, đồng thuận của bạn đọc trên cả 2 trang blogspot và facebook. Đặc biệt chi tiết "thu nhập là thủ phạm chính của vấn nạn tham nhũng" một lần nữa nhấn mạnh chế độ tiền lương cơ bản, các khoản thu nhập phụ, trong đó có khoản tiền tiêu cực phí hay còn gọi là "cưỡng bức kinh tế" chung quanh tiền lương chính còn nhiều bất cập và không thể chấm dứt ngay trong ngày một ngày hai được, có nghĩa ta phải chấp nhận "sống chung với lũ" nếu không sớm thay đổi thế chế hành chính.
Theo đó, mấy ngày nay lại hé lộ việc các cán bộ quản lí nhà nước trước khi về hưu đã kí quyết định tiếp nhận hàng loạt nhân sự mới. Đó là:
1.- Trường hợp của ông Trần Văn Truyền - Tổng Thanh tra Chính phủ lúc bấy giờ, trước khi nghỉ hưu từ tháng 3 đến tháng 8 năm 2011 (6 tháng) đã ký bổ nhiệm gần 60 cán bộ cấp vụ và tương đương.
2.- Trường hợp tại Sở Văn hóa thể thao và du lịch TP.HCM ông Nguyễn Thành Rum - Giám đốc sở, đã ký hàng loạt quyết định bổ nhiệm cán bộ trong vòng hai tuần trước lúc chính thức nghỉ hưu vào ngày 1/3/2014.
Vậy, xuất phát từ đâu mà các vị nầy hào phóng về công tác nhân sự đến vậy. Bắt nguồn từ đâu mà những người cầm cân nẩy mực, đứng đầu một đơn vị hành chánh sự nghiệp hoặc có một vài bộ phận hưởng lương từ quỹ sự nghiệp có thu. Song về cơ bản nhân sự ở 2 đơn vị nầy đều thuộc biên chế nhà nước, nay gọi là hợp đồng không thời hạn. Đối tượng nầy hưởng lương từ ngân sách nhà nước được dân ta ví von là "bầu sửa mẹ" hay "chùm khế ngọt" cũng không sai.
Xin thưa, tất cả hành vi nầy đều xuất phát từ "thu nhập", nhất là thu nhập trong khu vực nhà nước nó ổn định, nó chẳng khác gì "sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi" với danh nghĩa "sáng vác ô đi, tối vác về". Nó, không ai khác, chính là động lực, là đòn bẫy, là mục tiêu hướng đến để người người đều đổ xô thi vào đại học, bất chấp học lực hạnh kiểm, kinh tế gia đình khó khăn hay thuận lợi. Bởi cái bằng đại học là tấm giấy thông hành, là mảnh giấy đầu tiên để đặt chân vào ngưỡng cửa cơ quan nhà nước. Trong đó, không ngoại lệ trường hợp có người bỏ ra hằng trăm triệu đồng để chạy việc như ý kiến của vị đại biểu quốc hội nọ.
Vậy, không thay đổi thể chế thì thay đổi cái gì để mọi công dân Việt Nam gạt phăng cụm từ "cán bộ nhà nước" ra khỏi đầu óc mình trước khi nhét vào đó một số kiến thức nhất định làm hành trang vào đời.
Còn nhớ, trong một lần nộp đơn (chỉ nộp đơn thôi nha!) thi tuyển công chức giáo viên ở thành phố Hồ Chí Minh đã có hàng ngàn người xô đẩy, chen lấn, giẫm đạp lên nhau để được ... đi dạy. Trong lúc đó 2 vị giám đốc nầy thẳng tay ký cái cụp hằng trăm người kể cả cán bộ quản lý vào làm việc ở 2 cơ quan nhà nước ngon ơ mà hằng ngàn dân đen có nằm mơ cũng không dám nghĩ đến.
Chuyện đúng sai, phải quấy thế nào hạ hồi phân giải nhưng thiển nghĩ của tôi nếu chúng ta không mạnh dạn thay đổi thế chế, nhất nhất phải là nhà nước, nhị nhị phải là cán bộ mới sống nổi thì than ôi thu nhập sẽ trở thành nỗi ám ảnh khôn lường trong, không những người ngoài cuộc mà ngay cả người đương chức cũng vậy. Đồng thời cũng là mảnh đất béo bở để tham nhũng ngày ngày sinh sôi nẩy nở vậy!
Sài Gòn, 07.03.2014
Bình Địa Mộc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét