Năm 1967. Chiến tranh đánh phá của giặc Mỹ ngày một loang rộng. Lớp nhỏ chúng tôi sơ tán ra ngoại thành Hải Phòng. Mỗi đứa được Má tôi may cho một chiếc ba lô bằng vải bao bột mì viện trợ, Một túi bông băng cá nhân…rồi gửi chúng tôi về cái vùng quê ấy…để rồi hàng tuần đạp xe hơn 20 cây số đi thăm con, tiếp tế gạo, thức ăn…
Thôn Kim Sơn - xã Lê Thiện, An Hải, Hải Phòng. Một làng quê nhỏ bé nằm dọc đường 5, Giáp ranh với Kim lương - Hải Dương, con đường huyết mạch từ cảng Hải phòng lên Hà nội
Anh Hận con bác chủ nhà tập tễnh sau cơn tai biến nhìn nhau ngỡ ngàng bệu bạo ôm lấy tôi khóc:
- Tưởng chúng mày quên nơi đây rồi ?
Thắp cho gia đình bác chủ nhà trọ thời sơ tán nén nhang. Mong hai bác tha lỗi cho chúng con bởi từ ngày ấy ra đi...Có những đứa trong chúng con chẳng bao giờ trở về thắp nhang cho hai bác được nữa!
Quên làm sao được những năm tháng ây. Ngày ngày đội nọn rơm đi học, đội cả tiếng loa:
- Đồng bào chú ý. đồng bào chú ý! Máy bay địch cách thành phố….
Đội cả mảnh đạn! Cả tiếng máy bay gầm rú mỗi khi chúng quành liệng cắt bom xuống cầu Lai vu. Xuống Sở dầu Hải phòng…
Gần năm mươi năm. Chính xác bốn mươi bảy năm.
Ngày ấy, leo qua đường 5 và đường xe lửa chạy song song là con đường đất rải gạch đất lổn nhổn lẫn những bãi phân trâu…cả trăm mét mới tới làng. Xe đạp đi theo vệt mòn hai bên rệ. Mỗi lhi gặp cơn mưa thì trơn như đỗ mỡ. Đi được một đoạn là đất sét bám chặt bó cứng lốp và ốp chắn bùn, chỉ còn cách tụt xuống kiếm đoạn tre nào mà soi, mà cạy bùn mới hòng thoát được.
Bờ tre bao bọc quanh làng hầu như biến mất. Cánh đồng ngày ấy trồng khoai, rau màu…hai bên đường chẳng còn. Con đường đất ngày ấy giờ trải beton sạch sẽ. Ô tô nhỏ vào đến được từng nhà…Đoạn đường xưa men quanh bờ ao...tuổi thơ hay ngồi câu cá cũng bêton ôtô chạy được. Ao chuôm lấp hầu như hoàn toàn. Nhà nhà ra đến sát đường 5...
Nhớ những chiều hè mưa chẫu chuộc... à uôm khiến học mà không yên, khiến phải sách cái chĩa lên rảo quanh làng rình đâm cả mở. Món chả chẫu chuộc, băm nguyễn với lá lốt như còn thơm đên tận bây giờ
Nhớ những chiều hè mưa chẫu chuộc... à uôm khiến học mà không yên, khiến phải sách cái chĩa lên rảo quanh làng rình đâm cả mở. Món chả chẫu chuộc, băm nguyễn với lá lốt như còn thơm đên tận bây giờ
Ôn lại chuyện xưa nhắc đến món khoai xéo ngon nhớ đời mà thường sáng chủ nhật hai bác chủ nhà vẫn xéo khoai lang khô với nếp. đậu đen đãi Ba má mình…đã lùi vào quên lãng. Hỏi sao vậy? Con bác chủ nhà nói :
Đất đâu còn mà trồng khoai nữa!
Vâng món khoai xéo cũng xéo luôn!
Kỷ niệm những lần đi mót khoai. Tiếng reo hò của lũ trẻ mỗi khi vớ được nữa mẩu khoai đứt gãy, đến nồi cháo khoai lang mọc mầm giải nhiệt trưa hè nồng nực chợt ùa về…
Cánh đồng bãi rộng mút mắt đến tận bờ con sông Kinh thầy cuộn cuộn phù sa. Tới tận đất Thanh miện Hải dương…giờ phất phới cờ quạt của Khu công nghiệp.
Nghĩa là những mái nhà lợp dày cói, những đầm phá nuôi trồng hải sản, những Rươi, Rạm. củ ấu…đã trôi theo cùng năm tháng
Thùng thóc lớn để giữa căn nhà đã không còn, trong nhà đã có Tivi, thậm chí tủ lạnh….Nhưng nếp sống vẫn như chiếc sào tre vắt mớ quần áo cũ, mới hiện diện trong căn nhà…
Hãi nhất là vẫn còn cái hố xí 2 ngăn như hơn 40 năm trước. Ngày xưa còn đun nấu bằng rơm rạ. Nay bếp than tổ ong thậm chí bếp ga…Tro than đâu có. Cứ nghĩ đến cái cảm giác chui vào đấy giải quyết nỗi buồn…Chao ôi nồng nàn mà nỗi da gả
Chúng mình học bơi từ con sông này. Nước trong xanh nhìn rõ vệt rong le mọc giày uốn lượn như làn tóc của nàng tiên cá. Cần chỉ cần lặn hụp một buổi là nặng một gánh rong đầy cho lợn Những chiều hè đi học về chúng mình đều dừng lại ở cái Bốt cầu Tây này tắm. Một cái tháp canh cao ngất ngưỡng hơn ba tầng. Nghe Bác chủ nhà kể lại ngày xưa Tây canh gác ở đây đề phòng du kích đường 5 đặt mìn phá cầu cống này. Cái cách học bơi chẳng giống ai là mon men lội ra giữa cho đến khi nước ngập ngang cổ rồi úp mặt đập loạn xạ hướng vào bờ....Lúc đầu thì chìm nghỉm nhưng mãi cũng rồi dần nổi lên được.
Con sông ngày ấy bị lấp gần hết giờ chỉ lớn hơn con mương thủy lợi chút xíu. Tôi cũng học cách đánh dậm, đi dui tép...từ đây. Những con măng, con vược...đi soi cá đêm ngày ấy giờ về đâu?
.
.
... Ôi con sông quê....còn đâu để con về úp mặt...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét