NGUYỄN TRỌNG TẠO
Sau khi vụ xét xử sơ thẩm nhà báo Trương Duy Nhất kết thúc, hàng loạt các báo Nhà nước chỉ đưa vỏn vẹn 1 thông tin mới: kết án 2 năm tù. Chỉ cần đọc 1 báo thì biết cả trăm báo. Trong lúc đó, thông tin về phiên toà lại được các bloger và báo nước ngoài đưa khá cụ thể, từ bài viết, tường thuật đến các cuộc phỏng vấn luật sư có mặt tại phiên toà, và cả những thông tin bên ngoài phiên toà. Điều đó khiến người dân bỏ báo nhà nước để đến với báo mạng tự do.
Ở đây
người ta được biết, công an Đà Nẵng bảo vệ vòng ngoài khá ôn hoà, lịch sự, tôn
trọng người dân bên ngoài cổng toà, dù không cho họ vào bên trong để xem vụ xét
xử “công khai” như đã được thông báo. Ở đây người ta biết được luật sư bảo vệ
thân chủ đã tranh tụng và chứng minh Trương Duy Nhất không vi phạm điều 258 bộ
luật hình sự, và vô tội… buộc toà phải thay đổi tội danh chỉ còn “xâm phạm lợi
ích nhà nước”, dù điều này không làm thoả mãn luật sư lẫn bị cáo. Ở đây người
ta biết được, Trương Duy Nhất tự bảo vệ những bài viết của mình là vì lợi ích
của nhà nước, của nhân dân. Người ta cũng biết bà chánh án đã cắt ngang sự tự
bảo vệ của bị cáo khi mới bảo vệ đến bài thứ 7/12 bài bị cáo buộc phạm tội, rút
ngắn thời gian xử án mà không có điều luật nào qui định…
Luật
sư Trần Vũ Hải cho biết: “Nhà báo Trương Duy Nhất thừa nhận có viết 11
bài như cáo trạng nêu nhưng ông cho rằng ông không ‘xâm phạm quyền và
lợi ích’ của tổ chức hay cá nhân nào cả mà chỉ ‘chỉ ra những
khuyết điểm, sai lầm, những hiện tượng chưa đúng’ với hy vọng ‘lãnh
đạo Đảng và Nhà nước sẽ thấy ra, khắc phục, sửa chữa và rút kinh
nghiệm. Thậm chí ông Nhất còn cho rằng ông ấy còn có công đã chỉ ra
những điểm ấy để cho các lãnh đạo và Nhà nước Việt Nam tốt hơn”.
Trong
lời cuối cùng trước khi Tòa tuyên án Nhất khẳng định ông ‘vô tội.
Trương Duy Nhất nói trước toà: “Với tư cách nhà báo tự do tôi góp phần cho không khí dân chủ ở Việt Nam, góp phần giúp các nhà lãnh đạo Việt Nam nhận thức được những vấn đề của đất nước, những suy nghĩ của người dân”.
Nhất
cũng nói: “Có những loại tù mà người ta cảm thấy ân hận hay xấu hổ,
nhưng trường hợp của tôi thì tôi thấy tự hào.”
Và
người ta được biết Nhất sẽ kháng án khi ông tuyên bố: “Chừng nào tôi chưa
được tự do mà vẫn còn bị kết tội thì tôi còn đấu tranh cho đến
khi được xóa bỏ tội danh”.
Qua vụ án này, chúng ta thấy có gì lúng túng ở phía công tố và thẩm phán toà án khi phải thay đổi tội danh. Đó là một bước lùi. Cái bước lùi ấy chính là một bước tiến của hành pháp ở Việt Nam? Và sẽ lùi đến đâu thì mang đến cho mọi người dân tính công bằng, công minh, thượng tôn pháp luật?
Một
câu hỏi buồn vui lẫn lộn.
Nhưng
đó là một câu hỏi cần phải có lời giải.
Hà Nội, 4.3.2014
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét