Lỗ Trí Thâm
Hành
động của Nga tuy không chính đáng nhưng không thể khác được.
Đó là phản xạ sinh tồn của một quốc gia trước nguy cơ
bị dồn tới chân tường.
Điều gì xảy ra khi Ukraine hoàn toàn thuộc về EU và sau
đó gia nhập liên minh quân sự NATO.
Lúc đó Ra da và giàn chắn hỏa tiễn của Mỹ nằm sát
nách. Nga như bị con dao luôn luôn kè sát cổ.
Tuy hành động của Putin sẽ làm cho kinh tế Nga sẽ thiệt
hại nghiêm trọng do cấm vận, tiền Rúp mất giá.v.v...nhưng an ninh quốc
gia vẫn phải đi đầu. Có tồn tại vững chắc mới nói đến phát triển.
Những gì xảy ra ở Ukraine hiện nay không phải là mới.
Xưa kia lo phe Chủ Nghĩa Xã Hội lan rộng mà Hoa Kì ở
tận bên kia đại dương vội vàng đem quân trấn giữ, be bờ Tây Đức, Nam
Triều tiên và Nam Việt Nam. Tất nhiên với danh nghĩa bảo vệ tự do dân
chủ nhưng đừng ngây thơ nghĩ rằng chỉ vì như vậy.
Ngay cả Việt Nam, nước vừa thoát khỏi chiến tranh đang
nghèo đói mà cũng phải đem quân sang triệt hạ Pôl Pốt hàng xóm chỉ
vì nếu nó tồn tại sẽ trở thành mối đe dọa. Tất nhiên dưới danh
nghĩa xoá bỏ chế độ diệt chủng, Việt Nam tốt như vậy sao?
Việc nhân dân Ukraine biểu tình chống tổng thống Yakovisch
là điều chính đáng và dễ hiểu, do cách điều hành kinh tế, nạn tham
nhũng và nền kinh tế dựa theo quen biết, đi tắt. Cuộc sống của người
dân hết sức khó khăn.
Nhưng một lần nữa, các nước phương Tây lại hợm hĩnh,
mắc một sai lầm nghiêm trọng.
Họ chỉ nghĩ đến quyền lợi một chiều, vẫn tưởng mình
vẫn còn một mình một chợ mà nhẫn tâm biến cả đất nước Ukraine thành
vùng tranh chấp giữa các siêu cường.
Họ thừa biết nền kinh tế Ukraine yếu kém như thế nào,
tồn tại được chỉ nhờ sự bao cấp về năng lượng của Nga. Nếu gia nhập
EU thì chỉ là Hy Lạp thứ hai.
Phương Tây lớn tiếng rằng bán đảo Krim phải thuộc về
Ukraine. Nhưng họ không muốn nhớ tới Kosovo, một tỉnh của Nam Tư cũ
được họ phù phép thô kệch trở thành một quốc gia hẳn hoi chỉ vì
muốn xé lẻ vùng Balkan để tránh hậu hoạ về sau.
Thế bài học nào từ Ukraine cho Việt Nam?
Tình hình Ukraine cũng gần giống như Việt Nam.
Cũng nền tham nhũng trầm trọng, kinh tế cửa sau, nhóm
lợi ích đặc quyền đặc lợi.
Kinh tế bi đát và quan trọng, đời sống của hầu hết dân
chúng khổ sở: Kinh tế, giáo dục y tế, an ninh giao thông.v.v..tồi tệ.
Nhưng có một điểm mấu chốt khác biệt hoàn toàn, là
Việt Nam hiện nay hoàn toàn không nằm trong mối quan tâm lợi ích của
siêu cường nào cả. Do đó, nếu dân chúng biểu tình nổi dậy thì cũng
chẳng có hậu thuẫn hay khích lệ nào có thực lực từ bên ngoài. Và
càng vô vọng hơn khi lợi ích của chính quyền hiện tại không mâu thuẫn
với người hàng xóm khổng lồ có tiềm lực, luôn chống lưng phía sau.
Nhiều nhân sĩ trí thức, tạm gọi như vậy, kể cả trong
nước cũng như nước ngoài, cho rằng Việt Nam nên liên kết hay đi theo
các nước Phương Tây chống lại Trung Quốc nhưng họ không đủ tư duy để
nhận ra một điều: Việt Nam không là chuỗi quan tâm lợi ích của họ
nữa, cho dù Việt Nam có muốn cũng không ai chìa tay ra bắt. Lợi ích
bắt tay với Trung Quốc lớn hơn nhiều so với qua lại với Việt Nam.
Như vậy bài học cho Việt Nam từ Gruzia và Ukraine: Khi mình
thực sự chưa đủ mạnh, thì chớ nên mượn oai bên ngoài dồn người hàng
xóm khổng lồ vào chân tường.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét