Translate

Thứ Tư, 12 tháng 3, 2014

Bài học nào ở Ukraine ?

000_Par7818270-305.jpg
Một tấm áp phích tại Sevastopol ngày 11 tháng 3 năm 2014 với hàng chữ "Ngày 16/3, chúng ta sẽ chọn một trong hai ... hay ...", miêu tả Crimea trong màu đỏ với một hình chữ vạn và được bao bọc trong dây thép gai (trái) và Crimea với các màu sắc của lá cờ Nga.
AFP PHOTO / Viktor DRACHEV
 Tình hình Ukraine những ngày vừa qua tiếp tục là điểm nóng thu hút sự chú ý của thế giới. Có rất nhiều câu hỏi được đặt ra về dự định của Nga, lựa chọn của châu Âu và Mỹ, cũng như bài học cho thế giới sau cuộc khủng hoảng này. Để góp phần trả lời những câu hỏi này, đài Á châu Tự do hôm nay có cuộc phỏng vấn với giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, giảng dạy môn quan hệ quốc tế tại trường đại học George Mason, tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ.

Vấn đề chiến lược

Việt Hà: Thưa giáo sư, Nga nói rằng hành động mang quân vào Crimea của Ukraina là để bảo vệ dân Ukraine gốc Nga nhưng thế giới thì không tin vào lý do này, theo ông thì lý do thực sự sau hành động này là gì?
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Điều mà ông Nga đưa ra chỉ là cái cớ thôi còn điều rõ nhất mà tôi nghĩ là vấn đề chiến lược. Nga không muốn có một lực lượng thù nghịch ở trong vùng nước lân cận mình, nhất là nơi có đông dân Nga và nơi có căn cứ hải quân của mình. Đó là điều chính. Ngoài ra còn có điều khác là ông Putin. Ông có lòng tự ái dân tộc và chủ nghĩa đại quốc của ông bị tổn thương trước những hành động đơn phương của Mỹ mà ông không làm gì được, suốt từ  Bosnia sang đến Irac, gần đây là Syria và bây giờ lan tới Ukraine cho nên bây giờ ông phản ứng lại, và cũng chớp thời cơ loạn bên Ukraine để thực hiện mục tiêu của ông cũng như trường hợp ông đã làm ở  Georgia lần trước.

Việt Hà
: Đã có những đề xuất được Mỹ và châu Âu đưa ra nhằm tìm kiếm một giải pháp cho cuộc xung đột này. Xin giáo sư cho biết những giải pháp chính hiện nay là gì và giải pháp nào dường như khả thi nhất?
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Có ba loại giải pháp. Giải pháp tốt nhất mà tôi nghĩ là các quốc gia châu Âu cũng muốn trong đề xuất của họ là giải pháp như trường hợp ngày xưa xảy ra ở Bosnia Herzegovina. Trong trường hợp đó thì Bosnia Herzegovina được vẹn toàn lãnh thổ mà là một quốc gia liên bang, trong đó có một nước, một cộng đồng gọi là Sprache thì cái cộng đồng đó là đa số là do người Serbia, họ có tự trị rộng rãi. Nếu theo mô thức đó thì sẽ có một liên hiệp gọi là liên hiệp Ukraine và trong đó cũng có một cộng đồng gọi là cộng đồng Crimea có quyền tự trị rộng rãi và có đại diện trong chính quyền trung ương.
Đó là giải pháp tốt nhất. còn giải pháp nửa chừng là vùng Crimea sẽ có một chính phủ độc lập, nó tự trị hoặc trị như một nước nhỏ như ở nam osetia và avgadia thì nước nhỏ chỉ được nước Nga và số nước nhỏ khác công nhận thôi. Hoặc là cuộc trưng cầu dân ý ngày 16/3 này mà có kết quả thân Nga thì sẽ sát nhập vào Nga, đó là nửa chừng. Còn cái tệ hại nhất là Nga có thể lấn luôn vào vùng Đông Ukraine trên căn cứ ở đó có nhiều người nói tiếng Nga, người dân gốc Nga mà hiện đã có bạo loạn rồi, có xô xát biểu tình giữa một bên thân Nga và một bên chống Nga. Đó là cái cớ. Đó là điều tệ hại nhất.


Vùng đệm an toàn

Việt Hà: Giáo sư đã nói về vị trí chiến lược của Ukraine với Tây Âu, Mỹ và Nga, điều này làm người ta có thể liên tưởng đến Việt Nam ở châu Á, giữa một bên là Mỹ và một bên là Trung Quốc, một cường quốc mới nổi ở châu Á. Xin ông cho biết những tương đồng và dị biệt giữa hai trường hợp này?
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Những cái tương đồng và dị biệt thì chỉ có tính tương đối thôi. Như thử nhìn vào tương đồng thì cái rõ nét nhất là vị trí địa dư và tầm quan trọng chiến lược của hai nước đó với các nước láng giềng lớn hơn. Hai nước đó đều được các nước láng giềng muốn biến thành cái vùng đệm của họ, gọi là vùng đệm an toàn hay ít nhất họ cũng không muốn các nước đó nằm dưới sự kiểm soát của lực lượng mà họ cho là thù nghịch với họ. Điểm thứ hai là ở bên Ukraine thì Nga có căn cứ quân sự tức là có hiện quân sự và có người Nga nữa thì ở Việt Nam không có chuyện đó, nhưng có một số quan tâm ở trong nước thì có một số nơi có đông người Trung Quốc ở Việt nam gọi là những cái túi. Người Việt Nam không vào được và chính quyền địa phương không kiểm soát được. Có một số ở vùng Tây Nguyên mà trước kia đã có nổi dậy đòi tự trị rồi. Điểm thứ ba là ở Ukraine có sự phân hóa là một bên muốn thân tây phương, một bên thân Nga. Ở Việt Nam cũng có một bên là những người muốn nghiêng về Tây phương nhiều hơn, và một bên là muốn nghiêng về Trung Quốc nhiều hơn.
Cuối cùng thì cộng đồng Âu châu nó quan trọng với sự vẹn toàn lãnh thổ của Ukraine bao nhiêu thì trong phần nào đó thì ASEAN cũng quan trọng cho việc vẹn toàn lãnh thổ của Việt Nam bấy nhiêu. Khác biệt quan trọng nhất là Việt Nam không có sự hiện diện quân sự của Trung Quốc. Thứ hai là Việt Nam không có vùng nào người gốc Trung Quốc là đa số để tạo cái cớ cho họ vào nhiều. Thứ ba là tương quan lực lượng giữa Việt Nam và Trung Quốc khác với sự tương quan lực lượng giữa Ukraine và Nga nên Việt Nam không ở cái thế bị áp đảo hoàn toàn như trường hợp của Ukraine.
Việt Hà: Thế giới rút ra được bài học gì từ cuộc khủng hoảng Ukraine thưa ông?
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Mình thấy từ xưa đến này nhiều chuyện xảy ra rồi. Khi một nước nhỏ ở gần nước lớn thì nước lớn trước nhất là bành trướng ảnh hưởng ra đó hoặc ít nhất không muốn ở dưới một chế độ kiểm soát bởi lực lượng họ coi là thù nghịch với họ. Thành ra họ luôn tìm cách can thiệp. Vì thế những nước nhỏ ví dụ Phần Lan, Mondova muốn tránh những chuyện đó nên họ không gia nhập NATO nhưng vẫn liên hệ mật thiết với NATO và vẫn tham dự hội nghị thượng đỉnh với NATO qua hiệp ước đối tác hòa bình mà Nga cũng là một thành viên. Một số nước nhỏ khác gần Nga như Balan, Estonia, Lithunia… thì họ lợi dụng khi Nga yếu thì họ vào NATO hơn nên vị thế của họ tương đối cân bằng hơn.
Điểm thứ ba là quốc gia nào ở trong cái tầm ngắm ở các quốc gia lớn vì tầm chiến lược thì khi có nội loạn thì họ phải để ý và họ chắc chắn tìm cách can thiệp. Khi nội loạn xẩy ra dưới ảnh hưởng của đám đông thì dễ đưa đến quá khích và tạo cớ cho người ngoài can thiệp. Thứ tư là tương quan lực lượng và quan hệ đồng minh quan trọng hơn là luật quốc tế và đạo đức quốc tế trong việc đảm bảo quyền lợi cho các quốc gia. Và cuối cùng thì tôi nghĩ là đề phòng tốt hơn là phản ứng. Trường hợp đã để xảy ra rồi thì khó lật ngược lại tình thế lắm. Trường hợp Ba Lan và các nước nhỏ Baltic là đề phòng còn các trường hợp như Georgia và Ukraine thì tôi gọi là phản ứng.
Việt Hà: Xin cảm ơn giáo sư.

UKRAINA ĐỪNG TƯỞNG BỞ !

Không có nhận xét nào: