Translate

Thứ Ba, 23 tháng 7, 2024

NGƯỜI GIỮ ĐỀN CÔ ĐƠN !

 Thiên mộ.

                                                    


THAM QUYỀN CỐ VỊ?
Ông Trọng là người cô đơn trên chính trường, dù ở chức vụ cao nhất trong đảng. Chính vì ông ấy là người Mohican cuối cùng, nên mới cô đơn vậy.
Không có người thứ 2 giống ông ấy, nên làm gì có được người kế cận, những người dường như được ông ấy lựa chọn, thì đều ngã ngựa với kịch bản giống nhau là "xin nghỉ vì lý do cá nhân".
Vì ông ấy là con người đặc biệt như vậy, nên đã không thể có người thay thế, mà cũng không có đồng chí nào dám đụng tới, giống như không dám đụng tới 1 tượng đài. Họ chọn cách né ra và chờ ông...chết. Vì ông không có vết gì đáng kể để đánh.
Gọi ông ấy là tham quyền cố vị cũng không sai, nhưng chẳng hoàn toàn đúng. Vì làm quái có ai gần tương tự mà thay thế, ông vẫn cứ phải tại vị cho đến khi không thể còn làm việc được, giống như đã cưỡi lên lưng hổ.
Mình cho rằng trong nội bộ, không ít kẻ không tin tưởng vào con đường mà ông ấy chọn, nhưng không đồng chí nào dám bộc lộ công khai. Giống như họp chi bộ ở các cơ quan thôi, tất cả cùng diễn, bí thư phải diễn sâu nhất, kiên định đường lối, chủ trương của đảng. Nhưng thực tế ngoài quán bia, đa phần chẳng đồng chí nào tin. Nhưng khi đi họp thì vẫn phải hô khẩu hiệu. Mình nghĩ rằng họp hội nghị TƯ hay BCT thì cũng vậy mà thôi.
Thế là 13 năm qua chỉ mình ông ấy là không diễn, ông tin tưởng tuyệt đối vào con đường mà CT HCM đã chọn và chả ai dám ngăn cản, chỉ còn cách ngồi chờ ông ấy không thể làm việc được nữa. Ăn nhau là ai còn trụ hạng được đến lúc đó mà thôi.
Ông ấy và các đồng chí khác đều không có lựa chọn khác, nên thành tham quyền cố vị mà thôi. Trong chuyện này, mình thấy ông ấy đáng thương hơn đáng trách.
Nước trong quá thì không có cá. Người trong sạch quá thì không có đệ. Thế sao chả cô đơn. Fb Dương Quốc Chính

2 nhận xét:

Đi tìm sự thật nói...

.
Cô đơn 100%. Cô đơn từ khi lò bắt đầu cháy.
Cuộc chiến đốt lò cực kỳ nguy hiểm vì nhỡ một phát là bùm cả lò lần người đốt.
80t vẫn chưa được ngày ngơi nghỉ, an vui tuổi già bên con cháu... mà phải lao tâm, khổ tứ đện tận những ngày cuối đời giữ cái tổ tò vò không bể.
Người giữ đền cô đơn !
Thật.

Đi tìm sự thật nói...

.
NGƯỜI MOHICAN CUỐI CÙNG
Mình nghĩ không nhiều người hiểu cụm từ trên. Chắc phải hệ 8x về trước mới đọc truyện, sau này có phim cùng tên, mình đọc hồi cấp 2 gì đó. Đại khái truyện về việc người ta phải “bảo tồn” 2 người Mohican (1 tộc người da đỏ ở Mỹ) vào giai đoạn người da trắng mới tìm ra châu Mỹ. Cuối cùng thì chết cả. Ý muốn nhắc tới những người cuối cùng của 1 bộ tộc thôi chứ không có ý gì khác. Truyện và phim đều rất hay.
Tại sao lại là cuối cùng?
Mọi người cần hiểu về nguyên tắc duy trì 1 tổ chức bất kỳ. Đó là sự gắn kết giữa các thành viên và cấp trên, cấp dưới. Có mấy kiểu gắn kết, một là đồng lý tưởng. Có thể là lý tưởng CM, giải phóng dân tộc, tiến lên CNCS, làm từ thiện, hay cùng tôn giáo, niềm tin…nói chung là sợi dây gắn kết tinh thần.
Loại gắn kết thứ 2 là vật chất, thường là tiền hay quyền. Sếp nuôi lính bằng lương cao, ban phát bổng lộc, lợi ích, dự án nọ kia, ngoài ra thì cũng phải có cách cư xử của đại ca. Ví dụ ra tòa phải nhận tội thay đàn em. Tập thể có lỗi thì nhận trách nhiệm về mình. Đại khái thế, không thì cho’ nó theo.
Thường cái cơ bản nhất để duy trì kết nối các tổ chức dân sự phải là bằng vật chất, tinh thần là giá trị cộng thêm, nếu không phải là cùng tôn giáo. Lý tưởng CM nọ kia giờ không mấy ai tin, chỉ là biểu diễn với nhau thôi. Cuối cùng vẫn phải là quyền lợi, theo anh thì tôi được gì?
Như DN tư nhân (gồm cả nước ngoài) cứ lương cao và đãi ngộ (phúc lợi) tốt thì giữ được người và có người giỏi. Còn DN hay cơ quan nhà nước, lương buộc phải thấp, thì giữ người bằng cách tạo điều kiện cho anh em kiếm ngoài thêm đồng ra đồng vào. Tiền kiếm ngoài đó, nhìn chung đều có thể gọi là tham nhũng. Các em kiếm được lại cám ơn lên cho đại ca. Đấy là vòng xoáy không thể khác được.
Nếu đại ca không thể đáp ứng được vật chất nuôi các em thì các em lượn hết, lấy đâu ra cán bộ!
Vậy nếu 1 sếp nào không nằm trong vòng xoáy đó, mà tồn tại được, thì phải rơi vào trường hợp “tâm linh” còn lại. Tức là người ta nể nhau vì giá trị tinh thần, đạo đức. Nhưng sợi dây gắn kết đó không thể chặt chẽ được như sợi dây vật chất. Vật chất quyết định ý thức mà, Marx dạy thế rồi. Sự gắn kết đó nhiều khi là biểu diễn, làm màu, tỏ ra trung thành mà thôi.
Bọn tư bản giãy mãi không chết chính là vì nó công khai đánh vào phần con của con người, tức là ràng buộc nhau bằng lợi ích. Tổng thống vận động tranh cử cũng phải đánh vào lợi ích của cử tri, không thì cho’ nó bầu cho. Giá trị gắn kết tâm linh vẫn có, nhưng ít thôi, ví dụ như lấy chuẩn đạo đức của bên Công giáo.
Đó là lý do tại sao có câu: “Nước trong quá thì không có cá. Người sạch quá thì không có đệ”. Sạch thì không có tiền nuôi đệ, nằm ngoài vòng xoáy nói trên. Đệ mà cố xoay sở kiếm cắn thì cũng bị thằng khác xử, sếp chả cứu được. Thời buổi này không có tiền thì không làm được gì. Làm sao lên chức, tạo vây cánh? Bơ vơ là ở chỗ đó và chẳng còn ai như vậy nữa.