Có lẽ chả có đất nước nào đâu đâu cũng khẩu hiệu “Sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật” như đất nước này, nhưng thực chất lại là “Sống và làm việc theo sự dắt mũi của Kim tiền”.
Diện mạo, thanh danh Quốc gia và người dân chính trực luôn bị tổn thương vì bị đồng tiền… cười mũi. Vụ việc này là một sự nhạo báng và thách thức Chính quyền Hà Nội. Hãy xem họ sẽ làm gì?
Vì đưa ra quan điểm vụ nhà hát Thủ Thiêm mà vợ chồng ca sĩ Mỹ Linh gặp sóng gió lớn. Nguy cơ lớn nhất là có thể mất ngôi nhà dưới sức ép của dư luận.
Nếu bình tĩnh suy xét, thì thấy rằng khu đất vợ chồng Mỹ Linh ở đã có 600m2 thổ cư. Như vậy, vi phạm cũng không lớn lắm. Có thể không bị phá hết. Mấu chốt là 600m2 đất thổ cư của gia đình ca sĩ Mỹ Linh có trước hay sau khi Mỹ Linh mua, tức là nó có sẵn hay sau này được chuyển đổi?
Theo luật đất đai, chính quyền địa phương không được phép chuyển đổi đất rừng phòng hộ thành đất thổ cư. Vì vậy, nếu muốn phá dỡ nhà Mỹ Linh, thì phải xử lý chính quyền địa phương cấp sổ đỏ thổ cư bừa bãi, trái luật.
Tuy nhiên, việc phá nhà Mỹ Linh là điều rất khó, bởi nếu muốn phá nhà ca sĩ này, thì phải phá cả ngàn toà lâu đài ở khu rừng phòng hộ và rừng đặc dụng Sóc Sơn. Mà, những lâu đài biệt phủ ở đó, theo lời người dân toàn quan chức, đại gia, không dễ gì phá được. Thậm chí, ai dám khẳng định quan chức thành phố Hà Nội không có biệt thự trong rừng Sóc Sơn?
Việc phá nhà (vi phạm) Mỹ Linh là điều rất khó, bởi nếu muốn phá nhà ca sĩ này, thì phải phá cả ngàn toà lâu đài ở khu rừng phòng hộ và rừng đặc dụng Sóc Sơn.
Năm 2004, khi công tác ở báo An ninh thế giới, tôi mất nhiều ngày lăn lộn ở xã Minh Phú và Minh Trí, hai điểm nóng xẻ rừng xây biệt thự, làm loạt bài điều tra dài kỳ về việc dân xẻ rừng Sóc Sơn bán, quan chức đại gia xây nhà trong rừng, đã gây dư luận rất lớn. Sau đó, tất cả báo chí, truyền hình vào cuộc. Hàng loạt quan chức địa phương đi tù vì tiếp tay cho việc xẻ thịt đất rừng.
Quá trình điều tra, người dân kể kể, chỉ trỏ lâu đài này, biệt thự kia của ông này, bà nọ, mà thấy lạnh người, không dễ gì đăng báo được. Thậm chí, thời điểm đó có thể nguy hiểm tính mạng, sự nghiệp.
Đang lớ ngớ không biết chụp cái biệt thự nào, thì thấy có cái như cung điện châu Âu ẩn hiện trong rừng, có cả khỉ với vượn trong vườn. Hỏi dân, họ đều không biết là nhà ai. Thi thoảng, thấy có xe bóng loáng chở chủ nhân về cuối tuần, cửa rả đóng kín. Đầu tuần chiếc xe bóng lộn lại lăn bánh ra, đi mất hút.
Nghĩ không phải quan lớn, nên tôi bấm mấy kiểu ảnh, đăng lên báo, chú thích chung chung rằng “những biệt thự như thế này có nhiều ở rừng phòng hộ Sóc Sơn”.
Báo đăng xong, ngay sáng, lãnh đạo gọi xuống phòng. Thấy một ông trán hói thấp bé ngồi trong phòng.
Lãnh đạo hỏi:
– Cậu biết ai đây không?
– Em không biết anh ạ!
– Cậu biết nhà ai đây không? – vị lãnh đạo chìa tờ báo có cái ảnh lâu đài trong rừng.
– Em cũng không biết nhà ai. Thấy to thì chụp thôi ạ.
Vị lãnh đạo báo liền quay sang người đàn ông hói đầu ngồi đối diện bảo: “Đấy! Phóng viên không biết đây là nhà ông. Tôi cũng không biết”.
Lúc đó mới biết, lâu đài mình chụp là nhà một ông quan chức cấp vụ.
Ngôi nhà của ông quan chức cấp vụ thôi, cũng không ai dám động vào. Còn nhà vi phạm của quan chức, đại gia lớn hơn thì phá sao đây?
Có lẽ, lúc này cũng cần xem lại cái gọi là đất rừng phòng hộ Sóc Sơn. Nó thực sự là thứ đất chó ăn đá gà ăn sỏi, trồng toàn bạch đàn với keo, không có giá trị kinh tế. Người dân Sóc Sơn sống lay lắt, vì xây nhà không được, bán không xong. Họ làm chủ mảnh đất mà lại không được làm gì.
Dân xây nhà thì chính quyền phá ngay tắp lự. Dân bán cho đại gia quan chức thì rẻ như bèo, bởi giá đất rừng. Quan chức, đại gia thì xây được vì một là chính quyền nể sợ nó hai là có tiêu cực mà mắt nhắm mắt mở. Xây biệt phủ với lâu đài ở địa phương không thể có chuyện không biết, không thấy, xây vụng trộm được.
Nếu như, những phần đất đá sỏi gan trâu, dân đã sống lâu đời ấy chuyển đổi được, thì dân xẻ ra bán có giá trị, mà người mua xây nhà cũng đường đường chính chính, nhà nước lại thu được nhiều tiền thuế cho ngân sách.
Vì cái đất rừng ở Sóc Sơn chỉ còn là rừng trên giấy, nên dân thì vẫn nghèo, quan chức, đại gia vẫn chiếm dụng được để xây biệt phủ, chính quyền địa phương thì có thể bảo kê kiếm lợi, mà ngân sách thất thu quá lớn.
Từ câu chuyện ngôi nhà của ca sĩ Mỹ Linh, cần phải có sự vào cuộc, bàn bạc nghiêm túc để có hướng giải quyết. Nếu không, luật đất đai chỉ là trò đùa, là thứ trói chân người dân, nhưng là miếng mỡ để nhóm lợi ích xâu xé.
———–
Đọc tiếp:
Biệt thự nguy nga mọc trên đất rừng phòng hộ Sóc Sơn
Tác giả: Đoàn Bổng
Hàng chục nghìn m2 đất rừng phòng hộ ở huyện Sóc Sơn (Hà Nội) bị san ủi xây dựng biệt thự, khu nghỉ dưỡng sinh thái. UBND TP Hà Nội yêu cầu thanh tra toàn diện.
Bí ẩn dãy biệt thự mọc trên đất rừng ở Vĩnh PhúcQuảng Ninh thanh tra ‘biệt phủ’ trên đất rừng Vân Đồn
Huyện Sóc Sơn đang giải quyết vi phạm trật tự xây dựng tại các xã Phú Minh, Phú Cường, Phù Lỗ, Minh Phú và Minh Trí. Trong đó, có 45 công trình xây dựng thuộc quy hoạch rừng phòng hộ tại xã Minh Trí và Minh Phú.
Theo thống kê của cơ quan chức năng, tại khu vực rừng phòng hộ, đặc dụng ở Sóc Sơn có hơn 650 hộ xây dựng với diện tích hơn 11ha. Các công trình chủ yếu là khu nghỉ dưỡng sinh thái, biệt thự, villa, nhà hàng…
Biệt thự nguy nga xây trên đất rừng ở xã Minh Trí |
Khảo sát tại 2 xã Minh Trí và Minh Phú ngày 17/10 cho thấy, nhiều công trình được xây dựng trên đất rừng phòng hộ.
Tại xã Minh Trí, dọc hai bên bờ hồ Đồng Đò là dãy các công trình kiên cố, có địa thế lưng tựa vào núi, mặt hướng ra hồ. Nổi bật lên giữa bạt ngàn rừng núi là các tòa biệt thự nguy nga đang được gấp rút hoàn thiện.
Người dân cho biết, chủ của các công trình đã mua lại một phần diện tích đất rừng để xây dựng các hạng mục gồm dãy biệt thự, kè núi, thảm cỏ…. Công nhân vẫn đang tiếp tục hoàn thiện những công đoạn cuối, kè núi chống sạt lở phía sau biệt thự đã hoàn tất.
Không chỉ lấn đất rừng, một số gia đình còn san ủi, lấn ra giữa lòng hồ Đồng Đò để xây dựng các công trình kiên cố.
Lấp hồ Đồng Đò để xây dựng công trình kiên cố |
Còn tại thôn Lâm Trường, xã Minh Phú, tình trạng các công trình nhà ở, khu nghỉ dưỡng mọc trên đất rừng diễn ra tràn lan.
Yêu cầu xã đình chỉ thi công
Tại buổi giao ban báo chí Thành ủy chiều 16/10, ông Đỗ Minh Tuấn, Phó chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn cho biết, nhà của ca sĩ Mỹ Linh và Việt phủ Thành Chương nằm trong danh sách các công trình vi phạm trong kết luận của Thanh tra Chính phủ về đất rừng Sóc Sơn giai đoạn 2006-2008.
Ngoài hai công trình trên, tại xã Minh Phú còn có quần thể công trình thuộc khu nghỉ dưỡng sinh thái với nhiều hạng mục kiên cố như khu vui chơi giải trí, vila, homestay, bể bơi…
Trước tình trạng nhiều công trình mọc trên đất rừng, huyện Sóc Sơn đã chỉ đạo thiết lập hồ sơ vi phạm, yêu cầu UBND các xã đình chỉ thi công. Huyện chỉ đạo các xã xử lý xong công trình vi phạm trong tháng 11.
UBND TP Hà Nội cũng đã chỉ đạo Thanh tra TP tổ chức thanh tra toàn diện việc quản lý, sử dụng đất rừng, trật tự xây dựng tại xã Minh Trí và Minh Phú.
Tòa biệt thự nguy nga, sặc sỡ mọc trên đất rừng thuộc xã Minh Trí |
Các công nhân vẫn đang hoàn thiện các hạng mục công trình xây trên đất rừng |
Một tòa biệt thự rộng lớn mọc sừng sững ven hồ Đồng Đò |
Theo người dân, công trình được xây dựng từ năm 2017 |
Kè núi chống sạt lở phía sau biệt thự ở thôn Minh Tân, xã Minh Trí đã hoàn thiện |
Một công trình đồ sộ lưng tựa vào núi, mặt hướng ra hồ đang từng bước hoàn thiện ở xã Minh Trí |
Công nhân làm việc dưới công trình xây dựng ven hồ Đồng Đò |
Lấn hồ Đồng Đò xây dựng công trình kiên cố |
Nhiều công trình kiên cố mọc lên ven hồ Đồng Đò |
Một công trình đã hoàn thiện xây trên đất rừng thuộc xã Minh Trí |
Cổng vào một khu nghỉ dưỡng thuộc xã Minh Phú |
Homestay xây dựng trong khu vực thôn Lâm Trường, xã Minh Phú |
Vé vào cửa một khu du lịch sinh thái thuộc xã Minh Phú |
Một số công trình vẫn đang được gấp rút hoàn thiện tại xã Minh Phú |
Chồng ca sỹ Mỹ Linh: Biệt thự Sóc Sơn trên đất thổ cư, có sổ đỏ
Nhạc sĩ Anh Quân (chồng ca sĩ Mỹ Linh) cho biết, biệt thự của gia đình ở Sóc Sơn được cấp sổ đỏ và xây dựng trên đất thổ cư.
Biệt thự của Mỹ Linh là công trình vi phạm lớn ở giai đoạn trước
Lãnh đạo huyện Sóc Sơn khẳng định biệt thự của gia đình ca sĩ Mỹ Linh xây dựng trên địa bàn là công trình vi phạm lớn ở giai đoạn trước.
Làm rõ vụ “xây nhà trên đất rừng” của Mỹ Linh
Chi cục Kiểm lâm Hà Nội chỉ đạo Hạt Kiểm lâm Sóc Sơn phối hợp với cơ quan ban ngành làm rõ đúng, sai việc gia đình ca sỹ Mỹ Linh “xây nhà trên đất rừng” tại huyện này.
Lạ kỳ Thái Nguyên: Làm đường, xây chùa chồng lên đất rừng
Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên kết luận, việc làm đường, xây chùa trong mỏ vàng Bản Ná nằm trên đất rừng đặc dụng.
Biệt thự mọc trên đất rừng: Vĩnh Phúc thu hồi hết đất
UBND tỉnh Vĩnh Phúc thu hồi toàn bộ đất trồng mía giao cho công ty Kim Long, gồm cả phần đất có 7 ngôi biệt thự xây trái phép.
————-
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét