>> Hoàng hôn nhiệm kỳ
.
Báo Người lao động ngày 11/11/2015 viết: “Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội cho rằng khoán xe công cần quy chuẩn bởi nếu thứ trưởng đi xe công, thứ trưởng đi taxi, xe ôm đến cuộc họp thì trông không được đẹp“.
Phát biểu của ông Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển được nhiều tờ báo bình luận, có người xếp phát biểu này vào hàng những “phát ngôn ấn tượng”, giống như “dân trí còn rất thấp, số người dân trí cao là thiểu số”; hoặc “Dân trí còn rất thấp, trưng cầu có khi gây hại“…
Cũng có người cho rằng phát biểu của ông Chủ nhiệm Hiển không phải là “phát ngôn ấn tượng” mà chỉ là lời “nói vội”, giống như Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng lý giải khi Quốc hội thảo luận tại hội trường về quy hoạch thủy điện chiều 13/11 rằng “chúng ta đang nói về chúng ta, chứ không phải nói về Chính phủ hay về bộ ngành này, bộ ngành khác”. [1]
Báo Laodong.com.vn đặt vấn đề: “Thế nhưng chúng ta là ai? Bộ trưởng Hoàng không giải thích. Còn chúng ta biết rằng “chúng ta” là ai thì là, trừ… chúng ta.
Báo Laodong.com.vn đặt vấn đề: “Thế nhưng chúng ta là ai? Bộ trưởng Hoàng không giải thích. Còn chúng ta biết rằng “chúng ta” là ai thì là, trừ… chúng ta.
Nhân dân, cử tri mà không hiểu xin hãy giở sách đọc “Hiệu ứng cánh bướm” để biết trách nhiệm cũng có phần của chúng ta”. [2]
Thế đấy, phải tinh ý mới nhận thấy ẩn ý của tác giả, rằng “chúng ta” trong nháy kép là trừ chúng ta không trong nháy kép.
Nhân chuyện “chúng ta nói về chúng ta” xin kể một chuyện mà người viết được nghe trực tiếp.
Cuối năm 1971, trước khi nhận quyết định lên “Thủ đô cách mạng” Thái Nguyên công tác, chúng tôi đến nhà riêng thăm và tạm biệt thầy – cố Phó giáo sư Bùi Trọng Lựu, Chủ nhiệm bộ môn mà những sinh viên chúng tôi rất kính trọng.
Nhìn mấy chiếc xe đạp cà tàng chúng tôi dựng ở góc sân, thầy bảo nếu định đạp xe gần trăm cây số thì phải chuẩn bị xích líp, săm lốp cẩn thận vì giữa đường chưa chắc tìm được nơi sửa xe.
“Nhà nước đang nuôi báo cô nhiều công chức, viên chức”
(GDVN) – Ông Nguyễn Đình Quyền – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội nói thẳng như vậy khi trao đổi với báo chí về năng lực công chức, viên chức.
|
Nhân lúc vui thầy kể, là trí thức việt kiều từ Pháp tình nguyện về nước giảng dạy, năm 1964 thầy được Bác Hồ mời tham dự Hội nghị chính trị đặc biệt tại Hội trường Ba Đình.
Thầy đạp xe từ nhà riêng ở phố Hàn Thuyên tới gần hội trường thì bị mấy anh công an giữ lại không cho đi.
Thầy đưa giấy mời họp ra thì các anh ấy xin lỗi rồi mời thầy ngồi đợi, một lát sau có chiếc xe con chạy tới đón thầy vào hội trường, đoạn đường còn lại chỉ vào khoảng mấy trăm mét. Tan họp có xe đưa thầy về tận nhà, chiếc xe đạp của thầy đã được đưa về nhà từ trước đó.
Hồi ấy, phó giáo sư như thầy có sổ mua hàng tại cửa hàng Vân Hồ, chuyên cung cấp nhu yếu phẩm cho các đối tượng đặc biệt.
Thầy không xem chuyện đạp xe đi họp là điều gì nặng nề ngay cả khi cuộc họp đó do Bác Hồ mời dự.
Tuy nhiên, những người phục vụ Hội nghị lại không nghĩ như thầy, dù còn vài trăm mét cũng phải điều xe đón thầy đến cửa Hội trường.
Ngày nay, khi để cho một Thứ trưởng phải ngồi taxi hoặc thuê xe ôm đi họp là “trông không được đẹp” kể cả khi taxi là Toyota, Inova hay “xịn” hơn thế?
Không hiểu “trông không được đẹp” ở đây là từ góc độ cá nhân người đi thuê xe hay là góc độ người ngoài nhìn vào?
Có phải khi nói về “cái đẹp” của các vị Thứ trưởng thì cũng có nghĩa là “chúng ta đang nói về chúng ta” bởi hình như Chủ nhiệm ủy ban của Quốc hội cũng tương đương Thứ trưởng?
Mấy hôm nay, lại có phát biểu khá hay về “chúng ta”, đó là ý kiến của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội Nguyễn Đình Quyền, ông Quyền cho rằng:
“Tôi đã làm vụ trưởng, tôi chỉ cần 2 vụ phó thôi nhưng ông thủ trưởng của tôi nói tôi phải cần 4 vụ phó;
Tôi làm chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, tôi có thể thải được 40% ra khỏi bộ máy, nếu cho phép tôi toàn quyền”. [3]
Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng nhận định có 30% công chức cắp ô, ông Quyền nói “có thể thải được 40% ra khỏi bộ máy” nghĩa là tăng thêm 10% thành 40%, còn Bộ trưởng Bùi Quang Vinh thì nói đại ý “ngay các đại biểu Quốc hội cũng không trung thực khikê khai tài sản”.
Đại biểu Quốc hội Lê Nam, đoàn Thanh Hóa phát biểu: “Nhiệm kỳ này chúng ta đã chứng kiến nước mắt của đồng chí Tổng bí thư rơi vào lịch sử”.
Lo lắng tham nhũng tăng tốc vào lúc “hoàng hôn nhiệm kỳ”
(GDVN) – Ông Lê Như Tiến – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng đặt ra vấn đề này với Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh.
|
Như ý kiến của Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, nếu Quốc hội chỉ là nơi để “chúng ta nói về chúng ta” chứ không phải nơi “dân nói về chúng ta” thì dù nước mắt dân có thấm đẫm lịch sử, “chúng ta” cũng mãi chỉ là “chúng ta” mà thôi.
Nói thế bởi vì những ngày này chúng ta đang được chứng kiến những người lãnh đạo ngành Giáo dục xé nát lịch sử vứt tung tóe mỗi nơi một tí giống như học sinh vứt đề cương lịch sử trắng xóa sân trường.
Chừng nào “chúng ta” chỉ hùng biện về “chúng ta” thì những vấn đề trọng đại của đất nước, dân tộc sẽ vẫn chỉ là những “dự án” chờ phê duyệt kinh phí.
“Chúng ta” đã nói mạnh, thậm chí là rất mạnh về những vấn đề “nho nhỏ” như làm thế nào giảm biên chế công chức, làm thế nào tiết kiệm, làm thế nào chống lãng phí…
Đã đến lúc nên nhìn thẳng vào sự thật, không nên e ngại khi đề cập đến yếu tố mang tính quyết định, đó là “đổi mới thể chế”.
Biếm họa phê phán sự khác nhau giữa nói và làm trong chính sách thu hút nhân tài. Tranh của Nguyễn Diệp Thanh |
Báo điện tử Chính phủ ngày 3/10/2015 có bài “Để đổi mới thể chế kinh tế hiệu quả nhất”, bài báo viết:
“Trong 5 năm qua, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng XI liên quan đến nội dung đổi mới thể chế, Quốc hội đã ban hành Hiến pháp 2013 và sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới nhiều đạo luật, bộ luật điều chỉnh hầu hết đời sống kinh tế-xã hội của đất nước”.
Tạp chí Xây dựng Đảng ngày 3/11/2013 trong bài “5 năm thực hiện thí điểm bí thư cấp uỷ đồng thời là chủ tịch ủy ban nhân dân” đã tổng kết:
“Ở 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, có 638 xã, phường, thị trấn thực hiện thí điểm đồng chí bí thư đồng thời là chủ tịch ủy ban nhân dân (417 xã, 167 phường, 54 thị trấn), chiếm 5,7% tổng số xã, phường, thị trấn trong cả nước”.
Từ số liệu nêu trên làm một phép tính đơn giản sẽ tính được số xã phường cả nước là 11.193. Nếu việc nhất thể hóa được thực hiện, đương nhiên sẽ giảm biên chế được khoảng 12 nghìn người, đây là mới nói đến cấp xã.
Theo thống kê, tính đến ngày 11 tháng 5 năm 2015, Việt Nam có 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, có 713 đơn vị cấp huyện gồm: 67 thành phố trực thuộc tỉnh, 52 thị xã, 49 quận và 545 huyện.
Chưa nói đến cấp trung ương, chỉ cấp huyện, tỉnh nếu thực hiện nhất thể hóa sẽ “tiết kiệm” được hàng ngàn biên chế, không chỉ có thế, khi Bí thư và Chủ tịch cùng là một người sẽ kéo theo việc giảm bớt xe công, văn phòng, thư ký, lái xe… nghĩa là sẽ “tiết kiệm” thêm được vài ngàn biên chế nữa.
Vì lương của người đứng đầu thường là cao nhất trong đơn vị nên quỹ lương giảm bớt được sẽ phải nhân lên vài lần so với việc “tiết kiệm” nhân viên.
Chủ trương “nhất thể hóa” đã được đề cập trong Nghị quyết số 22-NQ/TW, ngày 02-02-2008 của Trung ương “về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên”.
Bảy năm đã trôi qua mà mới chỉ nhất thể hóa được 5.7% có phải là quá chậm, có phải là chính “chúng ta” chưa muốn nhất thể hóa?
Nếu việc “nhất thể hóa” được thực hiện triệt để ở tất cả các cấp, từ phường, xã đến trung ương, biên chế công chức hưởng lương ngân sách sẽ giảm cỡ 20.000 người (12.000 cấp phường, xã, 8.000 tất cả các cấp còn lại).
Chỉ cần nói đến chuyện mỗi chức danh ấy sử dụng một chiếc máy tính thì cũng giảm được chừng 20.000 ngàn máy tính, số máy này có thể trang bị cho chừng 1.000 phòng học ở trường phổ thông. Số tiền tiết kiệm không phải là con số trăm tỷ mà sẽ là hàng ngàn tỷ đồng.
Vấn đề thứ hai là đơn vị hành chính, đất nước có nhiều tỉnh quá nhỏ cả về diện tích và dân số, chẳng hạn tỉnh Bắc Ninh (diện tích 822 km2, dân số 1.114.000 người), Hà Nam (diện tích 860 km2, dân số 794.300 người), Hưng Yên (diện tích 926 km2, dân số 1.151.600 người).
Nhiều cán bộ sẵn sàng chấp nhận tiêu cực, tham nhũng để được việc
(GDVN) – Ông Huỳnh Phong Tranh – Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết như vậy khi báo cáo công tác phòng chống tham nhũng trước Quốc hội sáng nay (28/10).
|
Dù bé như thế các tỉnh này cũng vẫn có đầy đủ ban ngành, đoàn thể như các tình, thành phố khác, trong khi chỉ mất một giờ chạy xe có thể đi từ đầu tỉnh đến cuối tỉnh.
Ngay tại Hà Nội, hai huyện Gia Lâm và Từ Liêm được chia thành 4 đơn vị hành chính, thế là thêm Bí thư, Chủ tịch, thêm trụ sở, nhân viên và theo chiều ngược lại ngân sách sẽ bớt đi một ít.
Nguyên nhân nào làm cho “nhất thể hóa” chậm trễ? Câu hỏi này cần được trả lời càng sớm càng tốt, liệu có phải là do một trong hai nguyên nhân sau:
Thứ nhất, “chúng ta” chưa thực sự muốn đổi mới thể chế, bởi “chúng ta” đã thí điểm tới 7 năm rồi, đó không còn là khoảng thời gian quá ngắn để “rút kinh nghiệm”.
Liệu có cần xem xét thêm mô hình của các nước khác để tiếp tục rút kinh nghiệm? Nếu “chúng ta” thực sự muốn đổi mới thể chế thì vì sao lại xảy ra chuyện “tôi đã làm vụ trưởng, tôi chỉ cần 2 vụ phó thôi nhưng ông thủ trưởng của tôi nói tôi phải cần 4 vụ phó”?
Thứ hai, sau khi thí điểm ở 5,7% phường xã, chưa thể triển khai tiếp với 94,3% cán bộ xã phường còn lại có phải nguyên nhân là do số cán bộ này chưa thể cùng một lúc đảm đương cả hai chức danh Bí thư và Chủ tịch.
Nếu thế thì có phải năng lực cán bộ chưa đáp ứng được nhiệm vụ chính trị đặt ra, có phải Bí thư chỉ quen làm công tác đường lối mà không quen chỉ đạo thực hiện, ngược lại Chủ tịch chỉ quen thực hiện nghị quyết mà không biết sáng tạo, hay các đối tượng này đa phần không “quen” một việc gì?
Năng lực cán bộ yếu kém vốn không phải là bí mật quốc gia gì, Báo Nguoiduatin.vn ngày 27/12/2012 trích đăng ý kiến GS. Phạm Minh Hạc:
“Năm 2001, Bộ GD&ĐT phát động phong trào thanh tra bằng giả, đưa thành chủ trương của ngành. Đến năm 2005, sau 4 năm, đã phát hiện được 10.000 bằng giả.
Số bằng giả này chủ yếu tập trung ở công chức nhà nước trong đó có cả cán bộ ở cấp Trung ương. Rất nhiều người đã bị cách chức, chuyển công việc. Hồi đó, tháng nào cũng phát hiện ra những trường hợp sai phạm. Tiếc là cho đến nay, chưa có thêm một đợt thanh tra nào rầm rộ như vậy”. [4]
Đúng là tiếc bởi nếu có một đợt thanh tra rầm rộ nữa được tiến hành, liệu con số bằng giả có dừng ở mức một vạn chiếc khi mà ngày nay, bên cạnh “bằng giả thật” thì còn loại “bằng thật” nhưng kiến thức lại là giả.
Liệu những dẫn chứng nêu trên đã đủ để kết luận, rằng điều đã và đang xảy ra với cấp xã, phường, cấp vụ (thuộc bộ) cũng đúng với cấp huyện, tỉnh và cao hơn?
Nói thẳng ra, một số lượng không nhỏ những kẻ bất tài trong “chúng ta” đang ngày đêm bòn rút tiền thuế của dân sở dĩ vẫn “sống vui”, “sống khỏe” vì nếu xử lý chúng thì cũng có nghĩa là “chúng ta đang nói về chúng ta”.
Vậy nên, những gì mà “Đảng hỏi mãi, dân hỏi mãi nhưng không biết nằm ở đâu” chẳng qua là do hỏi không đúng đối tượng, hãy hỏi “chúng ta” trước rồi hãy hỏi người khác.
Giải quyết được vấn đề của “chúng ta” thì tự khắc các vấn đề khác sẽ được giải quyết, điều nên vui là hiện nay bên cạnh sự “lo lắng tham nhũng tăng tốc vào lúc “hoàng hôn nhiệm kỳ” [5] thì cũng còn những lời tâm huyết khá thẳng thắn cất lên khi “hoàng hôn nhiệm kỳ” đang dần dần buông xuống.
Vấn đề là “chúng ta” có nghe hay không và nghe rồi thì “chúng ta” làm gì?
Tác giả: Xuân Dương
nguon:https://kimdunghn.wordpress.com/2015/11/19/chung-ta-dang-noi-ve-chung-ta/
Tài liệu tham khảo:
Tài liệu tham khảo:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét