Tụ tập trước một bảo tàng ở ngoại ô Bắc Kinh, các chiến sĩ và học sinh tưởng niệm trong im lặng lần thứ 78 sự kiện Thế chiến II bắt đầu tại Trung Quốc, một cuộc chiến ước tính đã cướp đi mạng sống của 20 triệu người.
Nhưng có một ký ức ít người biết đến về cuộc đấu tranh sinh tồn đầy tàn khốc này, một sự thực trong đó Quốc Dân Đảng mới chính là lực lượng dẫn dắt thành công đất nước Trung Hoa vượt qua cuộc kháng chiến 8 năm chống sự xâm lược của phát xít Nhật Bản – trước khi họ bị lật đổ năm 1949 sau cuộc nội chiến Quốc-Cộng kéo dài 4 năm.
Một lịch sử bị thổi phồng, được thêu dệt và lặp đi lặp lại trong thời gian dài bởi chính sách tuyên truyền của nhà nước và nhận được sự cổ vũ từ hệ thống giáo dục quốc gia, đã trở thành một chủ đề quan trọng của truyền thông Đại lục. Nó ăn sâu vào trong tâm lý đám đông và cả vào bản sắc dân tộc trong người dân Trung Quốc ngày nay cho dù cuộc chiến đã kết thúc 70 năm trước. Điều đó thấy được qua những cuộc bạo loạn có tính phá hoại chống lại người Nhật thường xuyên xảy ra gần đây.
Ví dụ vào năm 2013, khi Trung Quốc và Nhật Bản căng thẳng vì tranh chấp quần đảo Senkaku gần Okinawa ở Biển Hoa Đông, một video miêu tả cảnh Tokyo bị tàn phá bởi bom hạt nhân được lan truyền nhanh chóng trong cộng đồng mạng Trung Quốc.
Phóng đại và bịa đặt gấp bội về sự anh hùng và vô địch của đội quân cộng sản khi đối mặt với “những tên quỷ Nhật” kệch cỡm và tàn ác được thấy mọi nơi trong văn hóa đại chúng Trung Quốc ngày nay. Đặc biệt trong những năm gần đây, “Cuộc chiến chống Nhật Bản”, một cách gọi địa phương thay cho Thế chiến II, đã trở thành chủ đề phổ biến và an toàn về mặt chính trị của phim ảnh và các nhà sản xuất chương trình truyền hình.
“Những tên quỷ Nhật” kệch cỡm và tàn ác được thấy mọi nơi trong văn hóa đại chúng Trung Quốc ngày nay
Với những học giả chính thống và trong các cuộc đàm luận thẳng thắn, Trung Quốc đại lục đang tuyên truyền một câu chuyện lịch sử chắp vá cố ý bỏ qua hoặc hạ thấp tầm vóc vĩ đại của những chiến dịch và trận đánh do Quốc dân đảng lãnh đạo mà đã làm thay đổi số phận của cuộc chiến. Những đóng góp lịch sử của Trung Quốc cho kết quả chung cuộc của Phe Đồng Minh hé lộ một bức tranh hoàn toàn khác – bức tranh về một cuộc chiến khó khăn tuyệt vọng chống lại một thế lực vượt trội về vũ khí, thiết bị và tổ chức.
Sự thật về một Cuộc chiến bị quên lãng
Vào ngày 7 tháng 7 năm 1937, hai năm trước khi Phát xít Đức xâm lược Ba Lan, quân đội Trung Quốc đã đụng độ với những đơn vị đồn trú hải ngoại của Nhật Bản ở phía Nam Bắc Kinh, châm một mồi lửa dẫn đến cuộc chiến kéo dài 8 năm trải dài trên khắp Châu Á và Thái Bình Dương.
Kể từ những năm 1920, các phe quân phiệt trong chính phủ Nhật Bản, được hoàng gia bảo vệ, đã xâm lược lãnh thổ các nước Châu Á. Hàn Quốc là thuộc địa Nhật Bản kể từ năm 1910 và đến năm 1931, các sĩ quan trong Quân đội Hoàng Gia Nhật Bản xâm lược và sáp nhập Mãn Châu, một khu vực phía bắc trung Quốc có 35 triệu dân và chứa nhiều tài nguyên thiên nhiên phong phú.
Vào năm 1937, quân đội Nhật Bản không chỉ chiếm được Mãn Châu mà còn xâm lược vùng lãnh thổ mà ngày nay là Nội Mông, mở rộng phạm vi kiểm soát của họ đến tận Bắc Kinh (lúc bây giờ gọi là Bắc Bình; thủ đô Trung Quốc lúc đó là Nam Kinh, nằm ở phía nam Trung Quốc). Với Tưởng Giới Thạch, thủ lĩnh quân sự của chính quyền Quốc Đân đảng, ông nhận thức rõ ràng rằng càng nhân nhượng quân Nhật Bản thì người Nhật càng lấn tới.
Vào cuối tháng 7, cuộc chiến quanh Bắc Kinh trở nên căng thẳng vì quân đội Trung Quốc từ chối rút lui theo yêu cầu của quân Nhật Bản, Tưởng Giới Thạch yêu cầu quân đội Trung Quốc tiến vào Thượng Hải, nơi đồn trú một lượng lớn quân Nhật Bản, hi vọng sẽ tiêu hao một lượng lớn quân đội kẻ thù trong một trận chiến quyết định.
Trận chiến Thượng Hải cướp đi sinh mạng 200,000 quân Trung Quốc và 70,000 quân Nhật trong các trận đánh trực diện ở vùng ngoại thành. Đây chỉ là một trong 20 trận đánh quy mô lớn do lực lượng Quốc Dân Đảng lãnh đạo, ngược lại hoàn toàn tuyên bố của Đảng Cộng sản Trung Quốc rằng đối thủ chính trị của họ trốn tránh các cuộc chiến và lùi sâu vào trong lãnh thổ Trung Quốc.
Trận chiến Thượng Hải cướp đi sinh mạng 200,000 quân Trung Quốc và 70,000 quân Nhật trong các trận chiến trực diện ở vùng ngoại thành
Bất chấp những cố gắng quả cảm của người Trung Quốc, bao gồm sự kiện một đơn vị được đào tạo và trang bị theo kiểu lính Đức có tên gọi “800 anh hùng” đã cầm chân hàng chục nghìn quân Nhật từ một nhà kho được gia cố, người Nhật vẫn đánh bật quân đội Trung Quốc ra khỏi Thượng Hải. Sau khi được tăng cường, cuộc xâm lược tiếp tục từ Đồng bằng sông Dương Tử lan ra với tốc độ khủng khiếp, đe dọa thủ đô Nam Kinh.
Kháng chiến trường kỳ
Nhưng tháng đầu tiên của chiến tranh không nhận thấy bất kỳ hành động nào thực sự có ý nghĩa của Đảng cộng sản. Một chiến thắng nhỏ nhoi của Đảng Cộng sản là trận Bình Hình Quan, kết quả chỉ gây thương vong cho vài trăm quân Nhật – nhưng được bộ máy tuyên truyền ca ngợi hết lời sau đó.
Trong khi đó, quân đội Quốc Dân Đảng tiếp tục chiến đấu bằng mọi giá chống lại sự tấn công dữ dội của quân Nhật, hy sinh hàng trăm nghìn người. Tại Nam Kinh, sự phòng thủ không toàn diện cho thủ đô dẫn đến thảm bại của quân đội Trung Quốc, rất nhiều binh sĩ bị quân Nhật bắt giam và hành hình mà con số thương vong đến nay vẫn chưa được xác định cụ thể. Lực lượng hoàng gia trút cơn giận vào dân thường Nam Kinh, sát hại hàng trăm nghìn người.
Đập tan phòng ngự ở Thượng Hải và Nam Kinh cũng như thực hiện hàng loạt tội ác dã man với dân thường là hành vi cố ý của quân đội Nhật đánh vào nhuệ khí quân Trung Quốc, nhưng chúng lại có rất ít ảnh hưởng đến ý chí kháng chiến của quân đội Quốc Dân đảng. Vào năm 1938, trận chiến lớn nhất diễn ra ở Vũ Hán, miền Trung của Trung Quốc, nơi hơn một triệu quân đội Quốc Dân đảng cầm cự với quân đội tinh nhuệ của Nhật Bản trong suốt bốn tháng.
Mặc dù quân Nhật Bản có ưu thế vượt trội về tính cơ động và hỏa lực, cộng thêm hàng trăm đợt tấn công bằng khí ga, khiến quân đội Trung Quốc buộc phải rút lui khỏi Vũ Hán, quân Nhật cũng thương vong hơn 100,000 người và không thể chiếm thêm lợi thế trong suốt nhiều năm.
Đâm dao sau lưng
Khi Đảng cộng sản nắm quyền từ năm 1949, các chương trình và phim ảnh của Trung Quốc đại lục miêu tả sự phối hợp trên phạm vi rộng lớn giữa các đảng viên trong vùng quân Nhật chiếm đóng, và những nhà cách mạng vô sản luôn chiến đấu ở tiền tuyến.
Thực tế, các hoạt động của Đảng Cộng sản hết sức giới hạn khi họ xâm nhập chậm rãi vào những khu vực mà ở đó chiến tranh và sự thiếu trật tự (Quân Nhật Bản thường kiểm soát rất chặt chẽ lãnh thổ chiếm được từ Quốc Dân Đảng) tạo điều kiện thuận lợi để nuôi dưỡng những phong trào chính trị.
Đảng Cộng sản Trung Quốc làm mọi thứ để nó trông thật vẻ vang – nhưng thực tế chúng trông thật kệch cỡm.— Tân Hảo Niên, nhà nghiên cứu lịch sử Trung Quốc.
Quốc Dân Đảng, dưới sự lãnh đạo của Tưởng Giới Thạch, đã được Mỹ viện trợ, nhưng quá trình này bị cản trở do sự ngờ vực ngoại giao và bất đồng ý kiến giữa những nhân vật chủ chốt, đặc biệt là giữa Tưởng Giới Thach và tướng Joseph Stillwell.
Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã lợi dụng triệt để tình cảnh của Quốc Dân đảng, và để bảo toàn lực lượng của mình, ĐCSTQ không bao giờ hỗ trợ họ một cách có ý nghĩa; một nhà ngoại giao Xô Viết hoạt động tại cứ điểm của quân cộng sản thời gian đó từng lưu ý rằng Chủ tịch Mao rất miễn cưỡng khi điều quân chống lại Nhật Bản.
Vì ĐCSTQ đóng góp rất ít về mặt quân sự trong thời gian đầu cuộc chiến, họ đã xây dựng một quân đội hùng mạnh và tổ chức tốt trong thời gian ngắn sau đó, điều này được phán ánh trong chiến dịch Một trăm Trung đoàn năm 1940. Mao Trạch Đông lại chỉ trích Bành Đức Hoài, người chỉ huy thành công chiến dịch, vì đã bộc lộ sức mạnh của quân đội cộng sản. Trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa (1966-1976), Mao sử dụng tội danh “phản bội” để thanh trừng ông ta.
Khi Nhật Bản đầu hàng vào năm 1945, đầu tiên họ đầu hàng Mỹ và sau đó là quân đội Quốc Dân đảng. Cuộc chiến 4 năm sau đó diễn ra khi quân đội ĐCSTQ chiếm được phía Bắc Trung Quốc và nhận được sự viện trợ ngày một dồi dào từ Xô Viết, nên đã vượt trội sức mạnh so với quân Quốc Dân đảng, đây là một lý do thất bại mà phía Hoa Kỳ nhìn nhận.
Cố gắng giấu diếm quá khứ
Đảng Cộng sản Trung Quốc có mọi lý do để xuyên tạc sự thật lịch sử về Thế chiến II: vai trò của nó trong cuộc chiến rất khiêm tốn, và nếu nó dành hết mọi thành tích cho Quốc Dân Đảng – hiện tại đang kiểm soát đảo Đài Loan, và đang tiến tới một nền dân chủ phức tạp cho riêng mình – thì tính chính danh của Đảng Cộng sản sẽ bị đe dọa.
Vì vậy, Đảng muốn che giấu sự thật lịch sử, và khiến người dân Trung Quốc không còn biết được sự thật về lịch sử của cha ông mình, theo ông Tân Hảo Niên, một nhà nghiên cứu lịch sử Trung Quốc đã viết một cuốn sách về Bát Lộ Quân, một lực lượng của quân đội Đảng. Ông Tân phát biểu trong một bài thuyết giảng, được chiếu trên kênh Tân Đường Nhân rằng: “Đảng Cộng sản Trung Quốc làm mọi thứ để nó trông thật vẻ vang – nhưng thực tế chúng trông thật kệch cỡm. “
Cho dù tuyên truyền không ngừng nghỉ và kiểm soát hệ thống giáo dục, nhiều người Trung Quốc ngày một thận trọng về tính xác thực của những thông tin họ nhận được từ truyền thông nhà nước về cuộc chiến này. Sự hoài nghi này còn bao gồm cách miêu tả cũ kỹ thời Cách mạng Văn hóa trong các bộ phim “ Trận chiến địa đạo” và “ Trận chiến thuốc nổ” nói về một nhóm nhỏ quân du kich của Đảng cộng sản chống lại những “ tên quỷ” Nhật, cũng như tiếp cận cuộc chiến dưới góc nhìn mới mẻ hơn – một chủ đề của chương trình truyền hình hàng đêm.
Thủ đoạn đơn giản này đôi khi cũng phát huy tác dụng. Và họ muốn tạo ra một bầu không khí chung về cách Trung Quốc nhìn nhận về cuộc chiến, và quan trọng hơn, nhận thức về“ những kẻ thù” của Trung Quốc.
Thật dễ đoán, một trong những kẻ thù hàng đầu là Nhật Bản, bằng chứng thể hiện ở các cuộc bạo động chống Nhật trong những năm gần đây, khi mà những chiếc xe mang thương hiệu Nhật Bản bị lật nhào và đốt cháy. Trong những chuyện này, Trung Quốc mãi mãi đóng vai là nạn nhân. Mọi lời xin lỗi từ các lãnh đạo Nhật Bản đều bị xem là dối trá, và tư tưởng bảo thủ nhỏ nhoi mà cực đoan của quốc gia này thể hiện đầy đủ đường lối chính trị của Nhật Bản.
Mao khẳng định rằng chính sự ‘giúp đỡ’ từ cuộc xâm lược của quân Nhật đã khiến Đảng cộng sản chiến thắng và cuộc gặp gỡ giữa các lãnh đạo cộng sản và Nhật Bản hoàn toàn có thể tiến hành– Lý Chí Tuy, bác sĩ riêng của Mao
Sự hoài nghi về vai trò của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong cuộc chiến, và vai trò của Nhật Bản như là Kẻ thù Số 1, có thể được giải thích rõ hơn bởi chính Mao Trạch Đông.
Những người chống cộng sản đã tìm thấy một lời cảm ơn với tư cách cá nhân của Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa tới Thủ tướng Nhật Tanaka Kakuei vào năm 1972, khi Trung Quốc và Nhật Bản thành lập mối quan hệ ngoại giao. Theo tường thuật của ông Kakuei và ghi chép từ bác sĩ riêng của Mao, Mao nói với ông Kakuei rằng “ông không cần phải xin lỗi”.
Theo lời bác sĩ của Mao, “Mao khẳng định rằng chính sự ‘giúp đỡ’ từ cuộc xâm lược của quân Nhật đã khiến Đảng Cộng sản chiến thắng và cuộc gặp gỡ giữa các lãnh đạo cộng sản và Nhật Bản hoàn toàn có thể tiến hành”.
Khi xét đến tất cả những sự “giúp đỡ“ này, đề nghị bồi thường của Nhật Bản đã bị từ chối.
.............................
http://vietdaikynguyen.com/v3/69544-dang-cong-san-trung-quoc-da-theu-det-lich-su-ve-chien-thu-ii-nhu-nao/#
>> Giải mật lịch sử: Một câu nói của Tống Mỹ Linh khiến Mao Trạch Đông “không còn đất dung thân”>> Thế hệ trẻ Trung Quốc bị tẩy não tinh vi từ sau sự kiện Thiên An Môn
.............................
http://vietdaikynguyen.com/v3/69544-dang-cong-san-trung-quoc-da-theu-det-lich-su-ve-chien-thu-ii-nhu-nao/#
>> Giải mật lịch sử: Một câu nói của Tống Mỹ Linh khiến Mao Trạch Đông “không còn đất dung thân”>> Thế hệ trẻ Trung Quốc bị tẩy não tinh vi từ sau sự kiện Thiên An Môn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét