(Dân trí) - Đảo Lý Sơn là một vị trí địa lý chiến lược quan trọng trên biển Đông. Tại sao trong bối cảnh hiện nay, Quảng Ngãi cứ phải chọn các doanh nghiệp Trung Quốc làm quy hoạch?
.
>> Tập Cận Bình thăm Mỹ và âm mưu của Lầu Bát Nhất
>> Vụ CAG (Trung Quốc) quy hoạch Lý Sơn: Đừng chủ quan về an ninh quốc gia
>> Việt Nam yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ quy hoạch sai trái về biển
Tôi phẫn nộ khi Trung Quốc thông qua “Quy hoạch khu chức năng chính về biển trên toàn quốc”, trong đó bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, ngang nhiên ngạo ngược như vậy đó.
Tập đoàn này từng là một phần của Sở công chính Singapore trước khi về tay Tập đoàn Downer EDI của Úc vào năm 2003.
Đến năm 2012, CPG được một doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc, Tập đoàn Thiết kế và Nghiên cứu Kiến trúc Trung Quốc (CAG), mua lại từ Downer EDI với giá 147 triệu đôla Úc, bản tin của Reuters khi đó cho biết.
Cho đến nay, tập đoàn này đã có văn phòng ở nhiều nước, trong đó có Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Philippines.
Huyện đảo Lý Sơn, thuộc tỉnh Quảng Ngãi, luôn được xem là nơi có vị trí trọng yếu trong vấn đề quốc phòng của Việt Nam.
Vùng biển ngoài khơi đảo này là nơi thường xuyên xảy ra các vụ tấn công nhằm vào tàu cá Việt Nam của lực lượng kiểm ngư Trung Quốc.
(BBC)
.
>> Tập Cận Bình thăm Mỹ và âm mưu của Lầu Bát Nhất
>> Vụ CAG (Trung Quốc) quy hoạch Lý Sơn: Đừng chủ quan về an ninh quốc gia
>> Việt Nam yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ quy hoạch sai trái về biển
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình trả lời trước báo chí quốc tế rằng: “Việt Nam kiên quyết phản đối hành động nói trên của Trung Quốc, đồng thời yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, hủy bỏ ngay hành động sai trái đó, đóng góp thiết thực vào việc phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc, cũng như duy trì hòa bình và ổn định trên Biển Đông".
Mới đây, Trung Quốc liên tiếp xây dựng đường băng trên các bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa, mới nhất là hình ảnh đường băng trên đá Subi. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố rằng Trung Quốc “có quyền” làm những việc đó. Họ bất chấp tất cả, không tỏ ra tôn trọng luật pháp quốc tế và chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trước những hành động gây hấn của Trung Quốc, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ Bill Urban lên tiếng: “Trung Quốc nêu rõ ý định các chương trình của họ và tiếp tục xây dựng. Những điều này sẽ không giảm căng thẳng hay dẫn đến một biện pháp ngoại giao”.
Sẽ không có biện pháp ngoại giao nào mang đến lợi ích chung khi một bên có hành động gây hấn, thậm chí xâm lược.
Trung Quốc không giấu giếm âm mưu độc chiếm Biển Đông, như vậy mà vẫn chưa đủ để chúng ta cảnh giác hay sao, vẫn chưa đủ để ai đó thức tỉnh hay sao? Thế nhưng, có thông tin UBND tỉnh Quãng Ngãi quan tâm với quy hoạch đảo Lý Sơn của Tập đoàn CAG - một tập đoàn thuộc nhà nước Trung Quốc.
Ai cũng biết, Lý Sơn là hòn đảo có vị trí cực kỳ quan trọng trên biển Đông xét về yếu tố kinh tế và quốc phòng. Không phải tự dưng mà tàu cá Trung Quốc thường kéo đến khu vực ngoài khơi Lý Sơn để đánh bắt, các loại tàu bán quân sự của Trung Quốc cũng liên tục tấn công, uy hiếp tàu cá của ngư dân Việt Nam trên vùng biển này. Không ai có thể quên sự kiện tháng 5/2014, Trung Quốc kéo giàn khoan HD 981 vào vùng biển cách đảo Lý Sơn 100 hải lý.
Nay, một tập đoàn thuộc nhà nước Trung Quốc đặt chân đến Quảng Ngãi với mục đích đấu thầu quy hoạch đảo Lý Sơn, chẳng lẽ lại mất cảnh giác đên nỗi không thấy đó là chuyện bất thường và vẫn không rút kinh nghiệm gần đây từ chuyện giao đất cho một doanh nghiệp Trung Quốc làm du lịch ở đèo Hải Vân, hay cho doanh nhân Trung Quốc nuôi cá ở cảng Vũng Rô...
Mặt khác, tại sao trong bối cảnh hiện nay, Quảng Ngãi cứ phải chọn các doanh nghiệp Trung Quốc làm quy hoạch cho đảo Lý Sơn là một vị trí địa lý chiến lược quan trọng trên biển Đông. Khi so sánh với những doanh nghiệp của các quốc gia tiên tiến khác thì các doanh nghiệp Trung Quốc chưa bao giờ là những đơn vị quy hoạch xuất sắc. Nếu cần, Quảng Ngãi chỉ cần thông báo rộng rãi thì thiếu gì các doanh nghiệp uy tín của nhiều nước tham gia.
Vì thế, không phân biệt tập đoàn đó thuộc quốc gia nào là quan điểm cá nhân của ông Lê Viết Chữ - Bí thư tỉnh ủy Quãng Ngãi. Việc chọn doanh nghiệp Trung quốc giúp Lý Sơn quy hoạch, với cương vị là người đứng đầu một tỉnh, ông Lê Viết Chữ có toàn quyền quyết định, nhưng việc an ninh quốc gia là vô cùng hệ trọng, dân chúng của nước Việt thì chưa hẳn đã như ông. Và xin thưa rằng, đảo Lý Sơn là của 90 triệu dân chúng nước Việt, ông Chữ có làm tới chức gì đi nữa cũng không được lấy quan diểm cá nhân mình để quyết.
Ông tin các tập đoàn Trung Quốc khi họ có ý định nhắm đến đảo Lý Sơn là chuyện riêng của ông. Còn tôi không tin.
Lê Chân Nhân
Nguồn: Dantri
Đến năm 2012, CPG được một doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc, Tập đoàn Thiết kế và Nghiên cứu Kiến trúc Trung Quốc (CAG), mua lại từ Downer EDI với giá 147 triệu đôla Úc, bản tin của Reuters khi đó cho biết.
Cho đến nay, tập đoàn này đã có văn phòng ở nhiều nước, trong đó có Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Philippines.
Huyện đảo Lý Sơn, thuộc tỉnh Quảng Ngãi, luôn được xem là nơi có vị trí trọng yếu trong vấn đề quốc phòng của Việt Nam.
Vùng biển ngoài khơi đảo này là nơi thường xuyên xảy ra các vụ tấn công nhằm vào tàu cá Việt Nam của lực lượng kiểm ngư Trung Quốc.
(BBC)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét