Translate

Thứ Tư, 27 tháng 5, 2015

Mỹ đã sẵn sàng cho cuộc chiến với Trung Quốc trên Biển Đông?

Nếu Mỹ - Trung rơi vào cuộc chiến trên Biển Đông, Lầu Năm Góc đã có sẵn kịch bản để triển khai hải quân tới khu vực này. 3 cánh quân của Mỹ từ 3 khu vực khác sẽ phải vượt qua những điểm nóng để tới được nơi xảy ra xung đột
Đây là những nhận định mà Viện Nghiên cứu Chính sách Ngoại giao (FPRI) đưa ra trong bài viết: "Ready for a Fight?: How America Could Respond to a South China Sea Crisis".

Tàu chiến duyên hải Fort Worth

Ngày 11/5, Mỹ đã đưa tàu chiến duyên hải Fort Worth tới khu vực cách các đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc tại Biển Đông 12 hải lý. Trước đó, Hải quân Mỹ từng qua lại khu vực này để đảm bảo tự do hàng hải thì đây là lần đầu tiên một tàu chiến của Washington tiến gần các đảo mà Trung Quốc chiếm giữ đến vậy. Đây là một phần trong nỗ lực của Mỹ nhằm từng bước ngăn chặn Trung Quốc khẳng định các tuyên bố chủ quyền tại quần đảo Trường Sa. Nỗ lực này bao gồm việc không khai đặt ra câu hỏi về yêu sách biển của Trung Quốc hồi tháng 12/2014 và khuyến khích Nhật Bản thể hiện vai trò an ninh lớn hơn tại khu vực trong đầu năm nay.
2 tuần trước, Mỹ cũng tiết lộ việc cân nhắc đưa tàu và máy bay giám sát tới vùng lãnh thổ được quốc tế công nhận, cách các đảo nhân tạo của Trung Quốc 12 hải lý. Nếu điều này xảy ra, lực lượng của Mỹ và Trung Quốc có thể xảy ra xô xát.
Do đó, Lầu Năm Góc phải xét đến khả năng sẽ phản ứng như thế nào nếu khủng hoảng xảy ra. Nói rộng hơn, Hải quân Mỹ hy vọng sẽ đưa lực lượng của mình tới khu vực này từ những vùng khác trên thế giới. Nhưng để tới được Biển Đông, các lực lượng của Mỹ sẽ phải đi qua hoặc tiến sát một số điểm nóng. Những điểm nóng này sẽ là nơi mà Trung Quốc cố thể đánh chặn Mỹ.

3 hướng triển khai hải quân của Mỹ nếu xung đột xảy ra trên Biển Đông

Hạm đội 7, có trụ sở tại Nhật Bản sẽ là đội quân tiếp viện gần nhất mà Mỹ có thể điều động. Đây cũng sẽ là lực lượng dễ bị Trung Quốc đánh chặn nhất. Để tới được Biển Đông, Hạm đội 7 có thể sẽ đi xuống sườn đông của quần đảo Ryukyu và qua eo biển Luzon. Trên đường đi, lực lượng này sẽ qua eo biển Miyako, phải vượt được các tàu ngầm và chiến hạm của Hạm đội Đông Hải của Trung Quốc ở Thái Bình Dương. Sau đó, khi hạm đội của Mỹ đi qua eo biển Luzon, sẽ phải đối mặt với toàn bộ sức mạnh của lực lượng hải quân và không quân Trung Quốc đóng dọc Biển Đông, bao gồm các căn cứ chính của Hạm đội Nam Hải ở Trạm Giang và vịnh Á Long. Trong khi tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Angeles được đưa từ vịnh Guam tới có thể tránh được không lực Trung Quốc thì cả tàu trên mặt nước và tàu dưới mặt nước có thể sẽ gặp phải tàu ngầm của Trung Quốc trong không gian nhỏ hẹp tại eo Luzon và trong vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa.
Hạm đội 5 của Mỹ, thường hoạt động gần vùng vịnh Ba Ta sẽ là nguồn quân tiếp viện gần tiếp theo. Thách thức chủ yếu của hạm đội này khi tới Biển Đông là đi qua eo biển vừa dài, vừa hẹp - Malacca. Ở đây, khả năng của không quân và hải quân Singapore có thể đóng vai trò quan trọng trong việc canh phòng nghiêm ngặt tàu ngầm và máy bay Trung Quốc cho dù bản thân họ không muốn liên quan trực tiếp đến tranh chấp này.
Lực lượng cuối cùng có thể triển khai đó là từ Hawaii, bờ tây nước Mỹ. Họ chủ yếu được rút ra từ Hạm đội 3. Lực lượng này có thể hoàn toàn tránh eo biển Luzon và hỗ trợ các hoạt động tại vùng Biển Đông từ Sulu hoặc biển Celebes. Ở đây, họ có thể hoạt động tương đối an toàn mặc dù vẫn nằm trong phạm vi của tên lửa đạn đạo chống tàu của Trung Quốc. Ít nhất thì vùng núi của đảo Palawan sẽ làm giảm khả năng của các thiết bị tìm kiếm cao tần và radar vượt đường chân trời trên đất liền của Trung Quốc. Việc tiếp tế, đặc biệt là truyền các pháp lệnh có thể được chuyển bằng đường hàng không qua Zamboanga (nơi mà Lực lượng Đặc biệt của Mỹ đã hoạt động khoảng 1 thập kỷ) hoặc bằng tàu qua Davao hoặc Koror.
Tất cả những điều này để cho thấy sự thành công (hay thất bại) của Mỹ trong cuộc khủng hoảng tại Biển Đông phụ thuộc không nhỏ vào những gì đang xảy ra tại các eo biển. Và các eo biển này nhận được sự quan tâm rất nhiều từ phía chỉ huy hải quân Mỹ. Chúng nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng lâu dài của vị trí địa lý, ngay cả trong hải chiến. 
Mới đây, ông Lim Chuan-tiong, học giả liên kết với Viện hàn lâm uy tín nhất Đài Loan Academia Sinica đã đưa ra nhận định: Mỹ cuối cùng cũng bắt đầu có các hành động nhằm can thiệp trực tiếp vào các tranh chấp trên khu vực Biển Đông, biến nơi này thành điểm nóng xung đột và có thể châm ngòi cho chiến tranh thế giới thứ 3.
Trong những năm gần đây, tình hình Biển Đông liên tục nóng lên. Chính quyền Trung Quốc ngang nhiên đòi chủ quyền đối với 90% diện tích Biển Đông, trong đó có cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Từ tháng 3/2014, Trung Quốc bị phát hiện cải tạo đảo nhân tạo với mục đích biến chúng thành căn cứ quân sự tại quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Theo các bằng chứng mà Mỹ đưa ra, Trung Quốc đã cải tạo khoảng 2.000 mẫu Anh (hơn 800 ha) các đảo nhân tạo tại Biển Đông.
Theo ông Lim, khi quàn thành các căn cứ quân sự tại Trường Sa, Trung Quốc sẽ trở thành mối họa đối với quân đội Mỹ.
Ngày 11/5, Mỹ đưa chiến hạm tuần dương USS Fort Worth tuần tra trên Biển Đông. Cách đây vài ngày, Mỹ đưa máy bay trinh sát P-8 tơi tuần tra tại khu vực Trung Quốc cải tạo đảo trái phép ở Trường Sa. Ông Lim  cho rằng đây là động thái ám chỉ sự gia tăng áp lực của Washington đối với Bắc Kinh.
Chuyên gia Đài Loan phán đoán rằng đến khi Washington thực sự chất vấn Trung Quốc về tính hợp pháp của tuyên bố Đường 9 đoạn thì lúc ấy, Mỹ sẽ tung ra một loạt các hành động quân sự nhằm ngăn chặn Trung Quốc bành trướng trên biển Đông. Nếu điều đó xảy ra, đây là dấu hiệu cho thấy sự thay đổi ý nghĩa trong chính sách Biển Đông của Mỹ và có thể dẫn tới một cuộc xung đột quy mô lớn.
Bảo Linh (Theo FPRI)
http://www1.tinmoi.vn/my-da-san-sang-cho-cuoc-chien-voi-trung-quoc-tren-bien-dong-011359808.html

Không có nhận xét nào: