Translate

Chủ Nhật, 25 tháng 1, 2015

Thất..tin.

 1. Trung Quốc công bố ảnh biến bãi Chữ Thập thành đô thị lớn
Trang quân sự Sohu của Trung Quốc đăng tải bộ ảnh quá trình cải tạo bãi Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa mà nước chiếm của Việt Nam từ năm 1988, trong đó có phối cảnh về đô thị tương lai.
2. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc dừng ngay cải tạo ở Trường Sa
Dựa trên căn cứ pháp lý và chứng cứ lịch sử chứng minh chủ quyền ở Biển Đông, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay việc xây dựng các công trình ở Trường Sa.

Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng. Ảnh: Quý Đoàn.
"Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay việc cải tạo, xây dựng công trình, phá vỡ nguyên trạng tại quần đảo Trường Sa, không để tái diễn những hành động sai trái tương tự", phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nói đến việc Trung Quốc đang gia tăng hoạt động cải tạo ở Trường Sa, trong cuộc họp báo chiều này.
Những câu này chúng tôi nghe nhiều và quen tai rồi! Phát ngôn cái gì mơi mới hơn được không? Hoặc nhìn xem dân làm gì, hy vọng học được gì đó chăng?
3. Phó Tổng Thanh tra nói cung cấp thông tin, cấp dưới từ chối

Dù Phó Tổng Thanh tra CP yêu cầu cung cấp danh tính 1 Bộ có 12 dự án chưa có trong quy hoạch được Thủ tướng duyệt và có 9 dự án không nằm trong quy hoạch nhưng vẫn được phê duyệt có tổng mức đầu tư hơn 14.600 tỉ đồng song cấp dưới vẫn kiên quyết từ chối.

Các Phó Tổng Thanh tra Ngô Văn Khánh (đứng) và Trần Đức Lượng chủ trì buổi họp báo ngày 23-1
Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa có báo cáo tổng hợp kết quả thanh tra chuyên đề diện rộng về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ.
Đáng chú ý, theo báo cáo này, có một Bộ có tới 12 dự án chưa có trong quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và có 9 dự án không nằm trong quy hoạch nhưng vẫn được phê duyệt, triển khai thi công với tổng mức đầu tư là hơn 14.600 tỉ đồng, gây nợ đọng xây dựng cơ bản tổng số tiền là 673 tỉ đồng.
Trên bửu dưới đíu nghe. Hì hì ... đời 1 thằng đàn ông như thế thì coi như vứt i!

4 Tham nhũng dự án ODA: "Chi thoải mái như Việt Nam"!?
Rõ ràng những khoản nợ là người dân phải gánh chịu còn những người chịu trách nhiệm hạ cánh an toàn mà không phải chịu trách nhiệm gì.
TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế trung ương đã tỏ ra vô cùng quan ngại trước những thông tin mà Ngân hàng thế giới vừa công bố về tình trạng khiếu nại liên quan đến tham nhũng trong các dự án ở Việt Nam.
Theo đó ông cho rằng vốn ODA thực chất là một khoản vay mà chúng ta sẽ phải trả lại trong tương lai, và kèm theo điều kiện cho vay là những điều khoản có lợi cho các nhà thầu đến từ nước cung cấp ODA. Do vậy việc sử dụng không hợp lý, tham nhũng có nghĩa là đang đẩy gánh nặng lên lưng con cháu về sau.
 Làm quan đất nước này sướng nhẩy ?!

 5. Giảng viên đại học xài bằng tiến sĩ “ma”
Bất chấp những cảnh báo, nhiều giảng viên của một số trường ÐH, CÐ vẫn sử dụng bằng tiến sĩ “ma” - bằng chưa được thẩm định hoặc không được công nhận tại VN.
Trường ĐH Sài Gòn có ba giảng viên, cán bộ sử dụng bằng tiến sĩ không được công nhận tại VN - Ảnh: M.Giảng
Cuối năm 2011, Tuổi Trẻ đã thực hiện loạt bài viết về tình trạng nhiều người, trong đó có cán bộ quản lý và giảng viên nhiều trường ÐH, CÐ, học thạc sĩ, tiến sĩ online của các trường ÐH “ma” của Mỹ mở tại VN.
Thời điểm đó có hơn 150 người theo học tiến sĩ của ÐH Quốc tế Mỹ và hơn 200 người theo học thạc sĩ của ÐH quốc tế Adam tại một cơ sở giáo dục ở TP.HCM. Năm 2012, Bộ GD-ÐT vào cuộc, thanh tra và đóng cửa các chương trình liên kết đào tạo “chui” này.
Danh sách 21 trường ÐH “ma” của Mỹ mà bằng cấp không được công nhận, trong đó có hai ÐH nêu trên, đã được đưa ra và Bộ GD-ÐT khẳng định không công nhận bằng tiến sĩ của các ÐH trong danh sách này. Nhiều người ngừng học nhưng cũng có không ít người đã “tốt nghiệp” và được cấp “bằng tiến sĩ”.
Đọc tin thêm thông tin, hóa ra lâu nay mình chỉ biết bằng giả, bằng zổm, nay có thêm bằng "ma" - tức là bằng chưa được Việt Nam công nhận, hay nói cho ngọt là Bằng nghĩa địa nhỉ? Thế mà người có bằng này vào dạy đại học cơ đấy
6. Vinalines lỗ nặng vẫn thưởng Tết 10 triệu/người
Chỉ còn chưa đầy một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015, thông tin về thưởng Tết vẫn là điều được người lao động mong ngóng.
 Trong khi có những giáo viên ở Nghệ An chỉ được thưởng Tết một gói mỳ chính trị giá 45 nghìn đồng thì Vinalines lại thưởng tết cho mỗi người 10 triệu đồng thì thử hỏi công bằng ở đâu vì Vinalines cũng là một doanh nghiệp nhà nước nhưng lại đang làm an thua lỗ nặng hay là lấy tiền thuế của nhân dân? Vậy Kiểm toán nhà nước có xuất toán khoản chi bất hợp lý này không?

7.
Truy trách nhiệm vụ dê hộ nghèo vào trang trại bí thư huyện
Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa yêu cầu cơ quan chức năng làm rõ vụ cấp “nhầm” dê giống hỗ trợ người nghèo vào trang trại Bí thư Huyện ủy Thạch Thành đồng thời xác định trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan.

Sáng 23/1, Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, Phó chủ tịch Phạm Đăng Quyền vừa ký công văn yêu cầu UBND huyện Thạch Thành làm rõ vụ việc 12 con dê giống hỗ trợ hộ nghèo được cho là bị cấp vào trang trại Bí thư Huyện ủy Thạch Thành Đỗ Minh Quý.

Một góc trang trại của ông Đỗ Minh Quý, Bí thư Huyện ủy Thạch Thành ở xã Thành Yên. Ảnh: Lam Sơn.
Công văn nêu rõ, yêu cầu UBND huyện Thạch Thành phối hợp với các đơn vị liên quan xác minh nội dung báo chí và dư luận phản ánh, làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan, đề xuất ý kiến xử lý và báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh trước ngày 29/1.

Không có nhận xét nào: