TT Trump và chính phủ Mỹ theo chủ nghĩa dân tuý cực đoan.
Ở Mỹ, tất cả những người làm chính trị đều sử dụng chủ nghĩa dân tuý hình thức để thu hút phiếu bầu, trước TT Trump ( cả hai lần tranh cử) đều làm vậy để thu hút cử chỉ. Cư tri bình dân ở Mỹ ( kg làm chính trị) họ chỉ quan tâm đến những gì trực tiếp liên quan cuộc sống của họ. Không như VN, bà bán nước trà chén, ông cắt tóc tất tần tật đều nói như UVBCT.
Nhưng Trump thì khác, cơ sở triết học về đường lối tranh cử và điều hành của là chủ nghĩa dân tuý cực đoan.
Trump tập hợp hai nhân vật Elon Musk, JD Vance cùng trí hướng với mình- Dân tuý cực đoan
- Donald Trump, một tỷ phú, lại có thể đóng vai "người của dân", chống lại tầng lớp tinh hoa, như thế nào?
- Elon Musk, một trong những người giàu nhất thế giới, lại có thể tự xưng là "chiến binh tự do ngôn luận", như thế nào?
- JD Vance, một tay viết sách về nghèo đói nước Mỹ, lại có thể trở thành một người ủng hộ chính trị dân túy cực hữu, như thế nào?
Tất cả ba nhân vật này đều vạn dụng học thuyết dân tuý có từ TCN ( phần này mình kg viết vì quá dài, nó được áp dụng từ cổ đến kim )
Trump đã vận dụng như thế nào?
Thứ 1 ; Tạo ra một kẻ thù chung: người nhập cư; truyền thông dòng chính; hoặc "giới tinh hoa toàn cầu hóa".
Thứ 2: Tự biến mình thành kẻ bị đàn áp.
Mặc dù là tỷ phú, Trump luôn đóng vai nạn nhân của truyền thông, bị chính quyền "săn đuổi".
Thứ 3: Hứa hẹn những điều đơn giản nhưng mạnh mẽ: “Make America Great Again!" Lời hứa rất kêu,nghe có vẻ tuyệt vời, nhưng chẳng ai biết chính xác nó nghĩa là gì. Nước Mỹ vĩ đại, nhưng mô hình vĩ đại như thế nào thì kg nói. Chả khác gì người bán hàng quảng cáo: Sản phẩm của tôi rất tốt, ăn rất ngon. Tốt và ngon là từ chỉ định tính, kg thể hiện định lượng. Thì từ vĩ đại trong lời kêu gọi của Trump cũng vậy thôi.
- Elon Musk thì mua Twitter (X) và tuyên bố biến nó thành "một nền tảng tự do".
Nhưng thực ra Ông ta tấn công các nhà báo, chỉ trích chính phủ để thể hiện rằng mình đứng về phía "người bình thường".
Nhưng rốt cuộc, ông ta vẫn chỉ bảo vệ lợi ích của giới siêu giàu.
- JD Vance từ một người viết sách phê phán chủ nghĩa tư bản, giờ trở thành một nhà dân túy bảo thủ, cổ vũ Trump và công kích giới tinh hoa.
Ông không còn là một nhà tư tưởng độc lập nữa, mà là một quân cờ trong ván cờ dân túy.
Tại sao Trump làm được điều này?
Đám đông không quan tâm đến sự thật. Họ chỉ quan tâm đến cảm xúc của họ. Và những người này biết cách chạm vào cảm xúc đó.
Hay phân tích về cảm xúc và sự thật ở VN thì rõ: Quy định về đội mũ bảo hiểm , về Nghị định 168 lập lại trật từ giao thông. Những người phản đối đều quan tâm đến cảm xúc của mình mà kg dùng trí tuệ để xem sự thật cần phải giải quyết như thế nào là tối ưu nhất.
Donald Trump, Elon Musk,
JD Vance đang làm sói mòn nền dân chủ của nước Mỹ và có thể sẽ làm suy yếu nó.
Mấu chốt của dân chủ không phải là phiếu bầu. Không phải là hiến pháp. Mà là niềm tin của người dân vào hệ thống. Mọi nền dân chủ chỉ hoạt động được khi đa số công dân tin rằng luật pháp công bằng, chính phủ minh bạch, và các định chế có thể kiểm soát quyền lực.
Nhưng chủ nghĩa dân tuý cực hữu hủy hoại niềm tin này, từng bước một.
Đó là:
+ Tấn công truyền thông – Kiểm soát thông tin
“Fake news!" – Trump nói mỗi khi báo chí đưa tin bất lợi.
"Mainstream media là lũ dối trá" – Elon Musk công kích các hãng tin lớn.” Chúng ta cần một nền tảng tự do" – Musk mua Twitter (X) và biến nó thành công cụ của riêng mình.
+ Phá hoại các định chế – Tự biến mình thành nạn nhân
Khi Trump bị điều tra, ông ta nói FBI là công cụ chính trị của phe Dân chủ.
Khi tòa án xử lý vụ kiện của ông ta, ông ta gọi đó là "săn phù thủy".
Khi những kẻ cực hữu xông vào Quốc hội ngày 6/1, ông ta nói họ "yêu nước".
+ Kích động cảm xúc – Tạo ra một kẻ thù chung.
Trump đã tạo ra kẻ thu chung đó là người nhập cư; là Trung Quốc, là “giới tinh hoa".
Với Musk, đó là "phe thức tỉnh", "bọn cấp tiến", "giới báo chí truyền thống".
Với JD Vance, đó là chính quyền Washington tiền nhiệm; là chủ nghĩa toàn cầu hóa.
Mục tiêu cuối cùng của ekip Trump là làm cho người dân không còn tin vào bất cứ thứ gì, ngoài ekip của Trump. Trong bài phát biểu đầu tiên của nhiệm kỳ thứ 2, TT Trump tự ca ngợi mình là tổng thống vĩ đại nhất thời kỳ gần đây, có vẻ chỉ thua người khai sinh ra Bản Hiến pháp Mỹ.
Lich sử, đã ghi nhận chế độ dựa trên học thuyết dân tuý cực hữu. Vi dụ:
- Athens cổ đại (thế kỷ 5 TCN);
- La Mã (thế kỷ 1 TCN)
- Cách mạng Pháp (1789-1799);
- Argentina (1946-1955, 1973-1974);
- Philippines và một số nước khác . Tất cả đều nhằm đến “ đánh bóng” bản thân, và tiến đến đỉnh cao của dân tuý cựu hữu là độc tài. Điểm này TT Trump và TT Putin có nhiều nét giống nhau.
Và giờ đây, Mỹ đang trên cùng con đường ấy.
Trump, Elon Musk, JD Vance không hẳn là dập khuôn theo các hình mẫu xưa, những họ đang dùng cùng một công thức từ việc dành sự ủng hộ của dân chúng để tiến tới quyền lực, củng cố quyền lực và trở lên độc tài.
Dân túy nó là một hiện tượng xã hội. Khi đời sống của người dân bị ảnh hướng, tâm lý không tin vào chính phủ hiện tại là thời điểm có “ đất” cho chủ nghĩa dân tuý cực đoan xuất hiện. Trump là bậc thầy trong linh vực này đã bám lấy điểm yếu của chính quyện Jone Binden để thu hút phiếu bầu.
Khi Trump tái đắc cử Ông ta đã thanh trừng chính phủ, tấn công tòa án, tiêu diệt truyền thông tự do. Và mong muốn lớn nhất là tìm được chứng cứ về sự tham nhũng của chính phủ tiền nhiệm Jone Binden. Có phải chỉ có Trump làm vậy không? Xin thưa, rất nhiều nhà chính trị trên thế giới làm điều này khi muốn dân chúng tôn vinh mình, thì cách tốt nhất là tìm những nhược điểm của chế độ cũ. Thậm trí còn thêu dệt lên.
Elon Musk (nếu kiểm soát truyền thông số một thế giới) sẽ không chỉ "đưa tự do ngôn luận trở lại". Ông ta sẽ định nghĩa lại sự thật, bóp méo thông tin, và kiểm soát dư luận.
Khi dân túy thắng thế, hệ thống không sụp đổ ngay. Nó bị ăn mòn.
Ở Mỹ, bước đầu tiên sẽ là tấn công vào hệ thống tư pháp.
Rồi Trump sẽ thanh trừng Bộ Tư pháp, thay thế FBI bằng những kẻ trung thành.
Elon Musk sẽ tiếp tục kiểm soát thông tin, biến mạng xã hội thành công cụ của chính quyền Trump
JD Vance sẽ giúp tái thiết lập bộ máy chính phủ theo mô hình "chống giới tinh hoa". Nhưng thực chất là phục vụ một tầng lớp tinh hoa mới, do phe dân túy cực hữu kiểm soát.
Xin đừng nghĩ rằng Trump phá hủy hệ thống để giải cứu người dân à nhé các bạn.
Không! Trump muốn phá hủy hệ thống để kiểm soát nó ; trên cơ sở lập ra một thệ thống mới. Mục tiêu Trump là quyền lực. Quyền lực khác với quyền lực mà hiến pháp Mỹ đã quy định cho moit Tổng thống.
Những người ủng hộ Trump nghĩ rằng họ sẽ được giải thoát khỏi hệ thống bất công. Nhưng họ không nhận ra họ chỉ đang thay một loại bất công này bằng một loại bất công khác.
Lịch sử nhân loại đã chứng minh Chủ nghĩa dân túy không bao giờ kéo dài mãi mãi. Nó kết thúc theo hai cách:
Một là, nó tự sụp đổ – Khi nền kinh tế vỡ vụn bởi các định chế thuế quan bị thất bại, khi tham vọng mở rộng lãnh thổ kg thực hiện được ; khi những lời hứa dân túy trở thành dối trá rõ ràng.
Hai là, Nó bị lật đổ , khi một thế hệ mới nhận ra họ đã bị lừa dối, và họ vùng lên giành lại quyền tự do.
Nhưng cái giá để thoát khỏi dân túy luôn rất đắt. Lịch sử nhân loại đã chứng minh điều này. Như
Ở Rome, cái giá là một cuộc nội chiến triền miên, kết thúc bằng sự ra đời của một đế chế.
Ở Pháp, cái giá là hàng chục ngàn người bị xử tử trên máy chém.
Vậy ở Mỹ thì sao? Có thể
là sự súp ao đổ hoàn toàn của nền cộng hòa, hoặc một cuộc xung đột chính trị chưa từng có giữa đảng cộng hoà và Đảng dân chủ, nếu Trump tìm cách sửa đổi hiến pháp để làm TT thêm một nhiệm kỳ nữa giống Putin.
Vấn để không phải là chủ nghĩa dân túy cực địa tại Mỹ phát triển như thế nào? Mà là cách đối phó của Đảng dân chủ với Trump ra sao? Là Trump có đủ sức giữ được uy tín trong Đảng công hoà không? Là các nước phản ứng với các “ đòn “ của Trump như thế nào?
VN chúng ta đừng vội mừng, khi nội bộ nước Mỹ có vấn đề, bởi Mỹ suy yếu thì, thế lực khác sẽ mạnh lên và nó gần ta hơn Mỹ.
Nhưng bàn đến đây thôi, bởi nó là vấn đề của các nhà chính trị.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét