Translate

Thứ Năm, 23 tháng 11, 2023

CHỐNG THAM NHŨNG KIỂU PHONG KIẾN

 Vua đương nhiên không tham nhũng ! Vì Giáng sơn, Xã tắc ...Thậm chí tính mạng con Dân là của Vua.

Trăm Dân hy vọng vào bác Cả không ăn. ! Nếu ổng cũng ăn mạnh thì trên dưới đồng lòng cùng ăn. Thì còn kỷ cương gì nữa? Quan lại bây giờ đồng đảng, đồng lòng cùng ăn, nên dân tố giác quan này tới quan khác thì khó thắng, còn bị đập thêm.
Bây giờ thiếu tự do ngôn luận hơn thời phong kiến, thời đó chỉ chặn chửi vua thôi ! He he...
Pháp trị còn chưa xong; mà mơ Đức trị để giảm được tham nhũng!

Dương Quốc Chính

Chỉ có Bò mới hiểu: THUYỀN đi đâu...về đâu ???
Hôm qua xem live stream bên VOA về vụ VTP, thấy các bác tranh luận về tham nhũng và chống tham nhũng, cơ bản không có gì mới, toàn chuyện ai cũng biết rồi. Tuy nhiên, ông Bùi Kiến Thành, từng là cố vấn cho TT Diệm và Ttg Kiệt, có lẽ là thế hệ người Việt đầu tiên du học Mỹ, có 1 nhận định này độc lạ, khá hiểm, để phản bác những người khác.
Đại khái LS Đài, ông Quang A có ý nói là Việt Nam tham nhũng do không có đối lập, không có tự do ngôn luận, không có tam quyền phân lập. Lý luận này thì quá phổ thông rồi và không sai. Nhưng ông Thành phản bác đại ý là:
"Ở đâu chả có tham nhũng, Tây tham nhũng đầy ra, Ttg Nhật còn tham nhũng, trong khi nó có đủ những cái kia. Tham nhũng còn là vấn đề văn hóa. Việt Nam phải giáo dục để người dân biết thế nào là đúng, thế nào là sai (ý là biết tham nhũng là sai-DQC). Các lý lẽ bên trên mới có từ 2-3 trăm năm nay thôi. Chứ thời phong kiến như nhà Đường bên TQ, nhà Lý, Trần ở Việt Nam vẫn thịnh trị, phát triển mà không cần đối lập hay tam quyền phân lập, dân chủ."
Tóm tắt lại, đó là chúng ta cần lý giải tại sao thời quân chủ, không hề có đối lập và tam quyền phân lập, nhưng lại vẫn có giai đoạn thịnh trị, ít tham nhũng? Trong buổi hội luận, chưa có ai có lý giải thỏa đáng, ngay cả người đưa ra nhận định trên.
Mình lý giải thế này, thời quân chủ TQ và Việt Nam thì toàn bộ xã tắc, giang sơn là của vua và hoàng tộc, nên vua có quyền sinh quyền sát với mọi thứ hiện diện trên lãnh thổ của mình. Đại khái vua như chủ của mảnh đất, như bạn là chủ nhà bạn, nên toàn quyền quyết định sinh mệnh cho' mèo vật nuôi... và tài sản trong khu đất, thậm chí quyết luôn sinh mệnh con người trên đất đó. Vậy nên không có khái niệm vua tham nhũng, vì có ai tham nhũng tài sản của chính mình? Chỉ có các quan có thể tham nhũng tài sản của vua mà thôi.
Thời đó vua có quyền lực tối cao, gom cả 3 nhánh quyền lực hành pháp, lập pháp, tư pháp, các quan và triều đình chỉ là giúp việc cho vua trong việc cai trị (tức là duy trì cả 3 nhánh quyền lực kia). Quan lại địa phương cũng được phân quyền y chang vua, tức là 1 ông quan nhỏ nhất là cấp huyện cũng ôm cả 3 nhánh quyền lực của địa phương mình. Chỉ riêng lập pháp thì phải theo trung ương. Như vậy rủi ro ông ta tham nhũng là cao.
Thời phong kiến chống tham nhũng bằng mấy cách:
- Vua có tiền dưỡng liêm (thêm tiền ngoài lương để quan đỡ túng làm liều) và lương khá cao so với mặt bằng chung.
Trừ các thời mạt, nước nghèo, thì quan lại nuôi được cả gia đình 5-7 vợ với vài chục con là bình thường, không cần tham nhũng, không cần có sân sau làm thêm dựa quan hệ bố.
- Dùng Nho giáo để giáo dục tư tưởng thế nào là bậc chính nhân quân tử, vua ra vua, tôi ra tôi, phải biết tuân lệnh vua (trong đó có luật cấm tham nhũng). Khổng Tử, cha đẻ của Nho giáo đưa ra thuyết Chính danh để “An dân, Tề gia, Trị quốc, Bình thiên hạ”:
Chính danh: là Danh và Thực phải phù hợp với nhau. Mỗi người cần phải nhận thức và hành động theo đúng cương vị, địa vị của mình: Vua phải theo đạo Vua, Tôi phải theo đạo Tôi, Cha phải theo đạo Cha, Con phải theo đạo Con, Chồng phải theo đạo Chồng, Vợ phải theo đạo Vợ... Nếu như mọi người không Chính Danh thì xã hội ắt trở nên hỗn loạn.
Sở dĩ xã hội loạn lạc là do Danh không phù hợp với Thực, từ đó dẫn đến làm cho kỷ cương phép tắc đảo lộn. Muốn ổn định trật tự xã hội, phải giáo hoá Đạo đức và thực hiện chủ nghĩa “Chính Danh, Định Phận”.
- Dùng luật pháp nghiêm minh để xử tội tham nhũng.
Vua đương nhiên không tham nhũng rồi, nên xử án tham nhũng khá dễ! Hở ra là che'm đầu, làm gì có chống án. Quan lại sợ mà ít dám tham nhũng. Thường các triều đại suy vi thì tham nhũng mới nhiều, do kỷ cương phép nước không được tôn trọng, vua hèn, đại thần lũng đoạn...
Thời phong kiến không phải không tồn tại đối lập và không có tự do ngôn luận. Chỉ là không được có đối lập với vua chứ quan và dân vẫn được can gián vua quan khác. Nên mới có trò đánh trống cửa quan, dân oan nộp đơn giữa đường cái quan đi qua... Chu Văn An vẫn nộp sớ xin chém 7 ông quan khác. Đấy là đối lập nội bộ. Nhưng Hòa Thân vẫn tham nhũng mạnh! Trong khi thời Càn Long cũng thịnh trị đó, vua mạnh đó.
Ngẫm lại thấy Việt Nam và TQ đang dùng cách chống tham nhũng y như thời quân chủ chuyên chế. Chắc ý ông Thành nói về văn hóa là kiểu văn hóa Nho giáo như vậy chăng?
Nhưng bây giờ nhiều cái không bằng thời phong kiến, nên chống tham nhũng khó hơn. Đó là không có thuyết nào tương đương Nho giáo để quan lại thấy nhục khi phạm pháp. Thậm chí ngược lại, ai cũng thấy quan chức tham nhũng là đương nhiên, bình thường, là quyền lợi tất yếu. Nhưng giáo dục sao át được lợi ích?
Lương lại thấp, không có tiền dưỡng liêm. Vừa rồi có tin CA được giữ 85% tiền phạt giao thông, thì là để dưỡng liêm chứ gì đâu. Không cắt 85% thì các anh ấy cưa đôi với khách hàng, ngân sách mất trắng, phải khoán KPI.
Quan lại bây giờ đồng đảng, đồng lòng cùng ăn, nên dân tố giác quan này tới quan khác thì khó thắng, còn bị đập thêm. Chỉ hi vọng ở quan lại phe cánh đánh nhau mới chống tham nhũng được!
Bây giờ thiếu tự do ngôn luận hơn thời phong kiến, thời đó chỉ chặn chửi vua thôi.
Pháp luật giờ khó nghiêm minh chính vì tham nhũng, chỉ hi vọng ông TBT không ăn. Chỉ nếu ông tổng cũng ăn mạnh thì trên dưới đồng lòng cùng ăn. Thì còn kỷ cương gì nữa? Vụ VTP rút ruột SCB được 10 năm là do thanh tra bị mua sạch chứ gì đâu.
Thế nên bác Thành tuy sống trong lòng chế độ tư bản quá lâu, nhưng lại vẫn còn tư duy kiểu Nho giáo. Vẫn còn hi vọng dùng giáo dục văn hóa để chống tham nhũng!
P/S
Mình cho là cách chống tham nhũng tốt nhất hiện nay là cách để anh em quan lại lập phe cánh đánh nhau. Chính là tạo ra sự đối lập trong nội bộ. Phe cánh bí mật càng tốt nhé!
Thực tế giờ các án tham nhũng to cũng hầu hết là do phe cánh đánh nhau chứ đồng chí anh em ai nỡ đánh nhau.
Thế nên vận động AEQL đoàn kết là PĐ, cứ phải kích động anh em đâm nhau chí tử thì mới đỡ tham nhũng. Sợ nhất anh em đồng lòng chia ngôi thứ và mâm bát. Miếng dồi của chú, cái đùi của anh.
Tây nó có đối lập công khai chủ lực, thì ta có đối lập du kích, hoạt động bí mật. Họp hành ăn nhậu thì vẫn hoan hỉ, đồng thuận, nhưng sau lưng là đâm nhau chí tử. Đó mới là văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc và thể chế.
Hi vọng anh em Ban Nội chính TƯ hóng tút này thì đưa nguyện vọng trên vào nghị quyết TƯ!

Không có nhận xét nào: