Translate

Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2019

KẺ LỪA ĐẢO SIÊU HẠNG TRONG VỤ AVG

VAI TRÒ ÔNG NGUYỄN TẤN DŨNG; VÀ PHẠM NHẬT VŨ- KẺ LỪA ĐẢO SIÊU HẠNG TRONG VỤ AVG
KD: Nhà báo Trần Quang Vũ vừa có hai stt xung quanh vụ AVG. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ, hiểu thêm những mẹo mực vô cùng thâm hiểm của chính trị và tính chất mafia của doanh nghiệp- hoành hành ở một thời cuộc “tư bản hoang dã kết hợp với sự khôn lỏi, ranh ma của tiểu nông” khiến QG này lao đao trong cơn đại nạn lợi ích nhóm. Có một số người ca ngợi và bênh vực cho Phạm Nhật Vũ. Nhưng đây mới chính là kẻ gian manh, “tung hứng” xô đẩy, xúi bẩy và tiếp tay cho sự tha hóa của hàng loạt quan chức sâu mọt trong vụ này
Đây là hai stt của nhà báo Trần Quang Vũ. Chủ Blog xin đặt lại title bài trong một chủ đề cho liền mạch 
.
Fb Kimdung Phạm đã bị đánh sập vào chiều ngày 21/12/2019 !
Bài 1:

VAI TRÒ ÔNG NGUYỄN TẤN DŨNG TRONG VỤ ÁN AVG
Phải xem xét các tình tiết này sẽ thấy vai trò của ông Nguyễn Tấn Dũng trong vụ án AVG.
Mobiphone là doanh nghiệp thuộc Bộ TT-TT được Ttg cho phép mua 95% cổ phiếu AVG. Đừng ngụy biện rằng mới chỉ là văn bản của VPCP chứ chưa phải là quyết định của Ttg.
Trong văn bản này có 2 ý: 1- Thủ tướng đồng ý về chủ trương. 2- Thực hiện đúng pháp luật.
1. Chủ trương mà Ttg đồng ý cho mua sai về 2 điểm:
a, Mobiphone là DN thuộc Bộ TT-TT. Khi đó Bộ này đang sở hữu đài Truyền hình kỹ số – VTC. Năng lực của Đài này gấp nhiều lần AVG cả về hệ thống truyền dẫn, năng lực hoạt động báo chí. Đài truyền hình Kỹ thuật số – VTC đang nợ đầu tư của Doanh nghiệp VTC, cũng thuộc Bộ TT-TT hơn 2.000 tỷ đồng. Nếu thực sự thấy Mobifone cần phát triển mảng truyền hình thì Thủ tướng cho phép chuyển Đài truyền hình Kỹ thuật số – VTC từ Bộ về Mobifone.
Ông Nguyễn Tấn Dũng không làm thế mà ký quyết định chuyển Đài truyền hình Kỹ thuật số – VTC từ Bộ TT-TT về VOV để ngân sách nhận nợ hơn 2.000 tỷ đồng (VOV là đơn vị hoạt động bằng ngân sách), đồng thời cũng cho lấy ngân sách để Mobiphone mua AVG từ doanh nghiệp dân doanh. Đây là vụ bán bò rẻ để tậu ễnh ương giá trên giời.
Vụ án đang xét xử là hành vi mua bán chứ không xem xét đến mưu đồ đen tối. Không có mưu đồ đen tối này thì không có cuộc mua bán AVG.
b, Việc mua AVG về Mobiphone là mua một đơn vị không có thẩm quyền báo chí mà núp dưới danh nghĩa báo chí Đài TH Bình Dương về một đơn vị thuộc Bộ TTTT và hoạt động báo chí là trái với quy hoạch báo chí.

Nói thêm 2 điểm nữa.

1. Đài truyền hình Kỹ thuật số – VTC về VOV sau vài lần thay đổi tổ chức để đưa người VOV về và đưa lãnh đạo cũ có nghề của VTC đi nơi khác thì nội dung èo ọt, cán bộ bị nợ lương, đội ngũ PV, BTV có nghề đang tan tác, bạn đọc quay mặt với các nội dung ít có tác dụng và gần đây khách hàng đang phản đối về việc cắt của họ những kênh quảng bá.
2. Nếu cho rằng văn bản của VP Chính phủ chưa có giá trị pháp lý vì chưa phải là quyết định thì hà cớ gì Bộ KHĐT, Bộ tài chính, Bộ công an… đều vào cuộc cho vụ mua bán AVG.
Không chỉ riêng tôi nhận thấy có một ổ nhóm phá nát ngân sách quốc gia thời Nguyễn Tấn Dũng làm Thủ tướng. Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn và Lê Nam Trà… cũng chỉ là những kẻ tham lam, cơ hội được Nguyễn Tấn Dũng cho vào một cuộc chơi trong vô vàn cuộc chơi của Dũng.
Đây cũng là câu trả lời cho GS.TS Nguyễn Như Phát (Phat Nguyen Nhu) nguyên Viện trưởng Viện Pháp luật của Viện Hàn lâm khoa học VN: Ai là đầu vụ trong vụ án AVG.
.
Bài 2:
AVG: PHẠM NHẬT VŨ- KẺ LỪA ĐẢO SIÊU HẠNG VÀ SỰ TUNG HỨNG NHỤC NHÃ

AVG cấu thành bởi hai nghiệp vụ là truyền dẫn và hoạt động báo chí. Truyền dẫn thì tồn tại được hay không được quyết định bằng sử dụng nguồn tài nguyên tần số quốc gia. Hoạt động báo chí là hoạt động lậu dưới danh nghĩa của Đài TH Bình Dương. Một thời gian không ngắn, Phạm Nhật Vũ âm mưu chắp nối để biến AVG thành kênh TH của Quốc hội. Một thành viên của VPQH không vượt qua ý chí của UB thường vụ, vì thế nên QH có kênh TH, nhưng theo cách khác, không phải là mua AVG.
Về truyền dẫn thì đất nước này vẫn dè chừng với tư nhân. Mặt khác, về truyền dần AVG là con tép con, không thể cạnh tranh được với VTV, VOV, VTC, VNPT, VIETTEL… và nhiều đài truyền hình địa phương. Về hoạt động báo chí thì Luật Báo chí sửa đổi và Quy hoạch hệ thống Báo chí càng khẳng định VN không có báo chí tư nhân và AVG vĩnh viễn không có chức năng báo chí khi ĐCS lãnh đạo.
Cả hai cấu thành của AVG đều có nguy cơ trở thành đống phế thải thì Phạm Nhật Vũ âm mưu bán tháo AVG.
Mọi âm mưu, thiết kế đều xuất phát từ đây. Hãy để ý đến các ngẫu nhiên rất trùng lặp mang sắc thái tung hứng thì thấy rõ thằng lừa đảo ngoài xã hội đã chi phối được một hệ thống công quyền, trong đó có cả UVBCT, nhiều UVTWĐ. Đau lòng thay cho ĐCS VN, chỉ khi nào UBKTTW bắt tay vào trực tiếp vụ này thì mới rửa sạch được vết nhơ do chúng bôi bẩn.
Các sự kiện ngẫu nhiên trùng hợp và mang tính tung hứng như sau.
1. Bỗng dưng Mobifone có nhu cầu xây dựng kênh truyền hình thì cũng bỗng dưng AVG muốn bán 95% cổ phần.
2. Bỗng dưng Ttg cho Đài truyền hình VTC từ Bộ TT-TT về VOV khi mà nó cùng nằm Bộ này, chỉ động tác khẽ khàng trong Bộ thì Đài VTC trực thuộc nhà đầu tư Mobifone. AVG ngoài cuộc chơi.
3. AVG phát ra tín hiệu bán cho một công ty ở Hồng Kông thì bỗng dưng mấy cơ quan cấp Bộ VN mà lại mấy bộ rất quan trọng nào là: Vấn đề An ninh quốc gia, vấn đề tình báo nước ngoài và đứng ra để thu xếp bán trong nước.
4. AVG nói rõ tên công ty nước ngoài mua với giá trên trời, 700 triệu USD và đã đặt cọc 10 triệu USD, chỉ cần hai động tác tra trên internet và kiểm tra qua ngân hàng thì Bộ TT-TT và Bộ CA bỗng dưng công nhận các thông tin của thằng lừa đảo để thổi phồng thông tin dọa Đảng và Nhà nước về vấn đề ANQG.
5. Nếu chuyện AVG bịa ra là có thật, cơ quan Nhà nước VN chỉ cần thông báo sẽ thu lại tần số truyền dẫn thì AVG bó tay, thì bỗng dưng lại đi thu xếp chuyện mua bán với dày đặc các thủ tục đầu tư và thêm một cái bỗng dưng nữa là đề xuất và chấp nhận đưa toàn bộ hồ sơ mua bán AVG vào tài liệu mật.
6. Phạm Nhật Vũ, một cú lừa đảo (khẳng định như vậy) hưởng lợi 300 triệu USD và nôn ra cho các quan chức VN, trong đó có hai UVTWĐ vài triệu, chưa đến 2% thì bỗng dưng được hệ thống tư pháp VN chỉ khởi tố một tội danh hối lộ và đề nghị cho hưởng đặc ân.
7. Bỗng dưng, vụ án xét xử công khai nhưng tài liệu, hồ sơ của vụ án lại không giải mật, mặc dù dựng vụ mua bán AVG thành vụ bí mật quốc gia vi phạm điều cấm của Luật về bí mật quốc gia: Nghiêm cấm lạm dụng bí mật quốc gia để che dấu tội pham.
8. Khi Thanh tra Chính phủ công bố kết luận thanh tra thì bỗng dưng Bộ TT-TT cho công bố phản bác, trong đó có những khẳng định: Bộ KHĐT xác định đầu tư là cần thiết, Bộ tài chính xác định là định giá có cơ sở và mua AVG rẻ. Bộ CA xác định mọi tiến trình, chi tiết đều đúng pháp luật. Nói thêm, đúng lúc này Tổng bí thư, Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng TW công khai với đảng và nhân dân đưa vụ AVG vào dạng theo dõi đặc biệt mới có vụ án AVG đang xét xử.
Kết thúc Status này bằng hai ý.
1. Phạm Nhật Vũ giống như kẻ rung đùi ngồi trên bàn tiệc. Dưới gầm bàn là một lũ lâu nhâu tranh nhau những thứ Vũ mửa ra. Lũ lâu nhâu ấy rất oai trước dân và được giao chức vụ cao trong đảng và Nhà nước. Hình ảnh này thật là đau đớn cho những người có trí tuệ của quốc gia này và hãy đồng lòng hành động cho điều thứ hai sau đây.
2. Đề nghị UBKTTW trực tiếp bắt tay vào vụ này và có kết luận giúp Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng TW có quyết đáp trước khi vụ án xử phúc thẩm




VOA
Liên quan vụ xử Mobifone mua Công ty Nghe nhìn Toàn cầu AVG gây thiệt hại 6.500 tỷ vốn nhà nước và các quan chức nhận hối lộ hơn 140 tỷ đồng, cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hay “anh Ba”, lại được kéo vào màn tranh tụng tại toà.
Báo Thanh Niên giật tít “Cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son khai làm theo ‘tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng’”.
Nhưng “tinh thần chỉ đạo” và “chỉ đạo” hẳn là khác nhau. Báo Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh trích cáo trạng nêu Văn phòng Chính phủ có công văn số 2678 ra ngày 14/12/2015 mà theo đó ông Dũng “chấp thuận chủ trương cho Tổng Công ty Viễn thông MobiFone mua cổ phần của Công ty cổ phần Nghe nhìn Toàn Cầu để phát triển dịch vụ truyền hình và giao Bộ TT&TT [Thông tin và Truyền thông] thực hiện dự án mua cổ phần nêu trên theo đúng quy định của pháp luật”.
Cáo trạng cũng nói “đây không phải là quyết định chủ trương đầu tư” mà chỉ là thông báo. Hơn nữa thông báo cũng nói việc mua cổ phần phải làm “theo đúng quy định của pháp luật”. Nếu Mobifone mua AVG theo đúng giá trị trên sổ sách và thị trường thì đã không có vụ án này.
Như vậy hiện tại khó có thể kéo ông Nguyễn Tấn Dũng vào vụ làm thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng, mà trên thực tế đã được cựu lãnh đạo AVG, ông Phạm Nhật Vũ, em trai người giàu nhất Việt Nam Phạm Nhật Vượng, hoàn toàn khắc phục hậu quả. Cho tới giờ phút này nhà nước không còn thiệt hại tỷ nào nữa mà “thiệt hại” cả ngàn tỷ đồng giờ dồn về gia đình ông Vũ, theo lời vợ ông.
Những lời khai của ông Son về ông Nguyễn Tấn Dũng từ nay về sau về lý thuyết cũng kém thuyết phục vì tính bất nhất trong những lời khai trong mấy
VOA
Liên quan vụ xử Mobifone mua Công ty Nghe nhìn Toàn cầu AVG gây thiệt hại 6.500 tỷ vốn nhà nước và các quan chức nhận hối lộ hơn 140 tỷ đồng, cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hay “anh Ba”, lại được kéo vào màn tranh tụng tại toà.
Báo Thanh Niên giật tít “Cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son khai làm theo ‘tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng’”.
Nhưng “tinh thần chỉ đạo” và “chỉ đạo” hẳn là khác nhau. Báo Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh trích cáo trạng nêu Văn phòng Chính phủ có công văn số 2678 ra ngày 14/12/2015 mà theo đó ông Dũng “chấp thuận chủ trương cho Tổng Công ty Viễn thông MobiFone mua cổ phần của Công ty cổ phần Nghe nhìn Toàn Cầu để phát triển dịch vụ truyền hình và giao Bộ TT&TT [Thông tin và Truyền thông] thực hiện dự án mua cổ phần nêu trên theo đúng quy định của pháp luật”.
Cáo trạng cũng nói “đây không phải là quyết định chủ trương đầu tư” mà chỉ là thông báo. Hơn nữa thông báo cũng nói việc mua cổ phần phải làm “theo đúng quy định của pháp luật”. Nếu Mobifone mua AVG theo đúng giá trị trên sổ sách và thị trường thì đã không có vụ án này.
Như vậy hiện tại khó có thể kéo ông Nguyễn Tấn Dũng vào vụ làm thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng, mà trên thực tế đã được cựu lãnh đạo AVG, ông Phạm Nhật Vũ, em trai người giàu nhất Việt Nam Phạm Nhật Vượng, hoàn toàn khắc phục hậu quả. Cho tới giờ phút này nhà nước không còn thiệt hại tỷ nào nữa mà “thiệt hại” cả ngàn tỷ đồng giờ dồn về gia đình ông Vũ, theo lời vợ ông.
Những lời khai của ông Son về ông Nguyễn Tấn Dũng từ nay về sau về lý thuyết cũng kém thuyết phục vì tính bất nhất trong những lời khai trong mấy ngày đầu xử án. Lúc ông bác bỏ chuyện nhận ba triệu đô tiền hối lộ từ ông Phạm Nhật Vũ, lúc lại thừa nhận đã nhận tiền. Ông Son lúc đầu cũng khai ông đưa ba triệu đô cho con gái, sau lại nói không phải đưa con gái mà “chi tiêu cá nhân”. Còn tiêu ba triệu đô vào những việc gì thì ông lại “không nhớ”.
Điều có lẽ ít gây tranh cãi hơn là chỉ một ngày sau khi nhận được “tinh thần chỉ đạo” của ông Dũng, ông Son đã lệnh cho cấp dưới phải thực hiện ngay việc mua AVG với giá 8.900 tỷ đồng trong năm tài chính 2015 để rồi 10 ngày sau việc mua bán đã được thực hiện xong vào đúng ngày Giáng Sinh.
Phi vụ mua AVG với giá trên trời để các quan chức được lại quả hơn 140 tỷ đồng, con số có thể nói là khá khiêm tốn so với giá trị hợp đồng, diễn ra chưa đầy một tháng trước Đại hội 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam mà tại đó ông Nguyễn Tấn Dũng đã không thể trở thành tổng bí thư như mong muốn. Cú ngã trên chính trường của ông Dũng kéo theo một loạt các hệ luỵ trong đó có vụ AVG hiện nay, vụ dầu khí khiến uỷ viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng đang ngồi tù và vụ gang thép mà uỷ viên Bộ Chính trị Hoàng Trung Hải bị cáo buộc có vi phạm tới mức “phải xem xét kỷ luật”.
Các bị cáo trong phiên xử vi phạm về quy định đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng, đưa hối lộ và nhận hối lộ đều nói họ làm theo lệnh cấp trên. Điều này khiến công chúng không thể không đặt câu hỏi họ là con nít hay những quan chức có suy nghĩ độc lập. Bài học cho các quan chức chưa bị lộ khác và các quan chức nói chung cần nhận ra là sẽ không có ai bảo vệ họ nếu họ “ăn cứt gà sáp” khi bị xui khiến. Bài học khác là đã có gan ăn hối lộ tới cả triệu đô thì cũng nên có gan nhận đã tiêu gì và khắc phục hậu quả đủ để khỏi bị tiêm thuốc độc. Giờ hẳn các bị cáo sẽ tiếc không ủng hộ việc cải cách hệ thống tư pháp bị đảng chỉ đạo vốn coi trọng những lời khai hơn những bằng chứng cụ thể. Có lẽ cựu bộ trưởng tên Son cũng hối tiếc không kêu gọi chính quyền huỷ bỏ án tử hình khi còn có chút chức quyền ngay cả khi lời kêu gọi đó có rơi vào quên lãng.
Ngoài ra, nếu nền tư pháp của Việt Nam thực sự độc lập, khả năng ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ phải xuất hiện tại các phiên toà tham nhũng tới đây, ngay cả trong vai trò làm chứng, là hoàn toàn có thể xảy ra. Nhưng kể cả khi nền tư pháp không độc lập, chuyện ông có thể bị kéo vào các vụ án khác cũng không thể loại trừ. Khi các uỷ viên bộ chính trị hiện thời cảm thấy họ có thể và cần phải làm như vậy để phục vụ mục tiêu chính trị trước Đại hội 13 trong hơn một năm nữa, họ sẽ không ngần ngại gì mà không cố./.
ngày đầu xử án. Lúc ông bác bỏ chuyện nhận ba triệu đô tiền hối lộ từ ông Phạm Nhật Vũ, lúc lại thừa nhận đã nhận tiền. Ông Son lúc đầu cũng khai ông đưa ba triệu đô cho con gái, sau lại nói không phải đưa con gái mà “chi tiêu cá nhân”. Còn tiêu ba triệu đô vào những việc gì thì ông lại “không nhớ”.
Điều có lẽ ít gây tranh cãi hơn là chỉ một ngày sau khi nhận được “tinh thần chỉ đạo” của ông Dũng, ông Son đã lệnh cho cấp dưới phải thực hiện ngay việc mua AVG với giá 8.900 tỷ đồng trong năm tài chính 2015 để rồi 10 ngày sau việc mua bán đã được thực hiện xong vào đúng ngày Giáng Sinh.
Phi vụ mua AVG với giá trên trời để các quan chức được lại quả hơn 140 tỷ đồng, con số có thể nói là khá khiêm tốn so với giá trị hợp đồng, diễn ra chưa đầy một tháng trước Đại hội 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam mà tại đó ông Nguyễn Tấn Dũng đã không thể trở thành tổng bí thư như mong muốn. Cú ngã trên chính trường của ông Dũng kéo theo một loạt các hệ luỵ trong đó có vụ AVG hiện nay, vụ dầu khí khiến uỷ viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng đang ngồi tù và vụ gang thép mà uỷ viên Bộ Chính trị Hoàng Trung Hải bị cáo buộc có vi phạm tới mức “phải xem xét kỷ luật”.
Các bị cáo trong phiên xử vi phạm về quy định đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng, đưa hối lộ và nhận hối lộ đều nói họ làm theo lệnh cấp trên. Điều này khiến công chúng không thể không đặt câu hỏi họ là con nít hay những quan chức có suy nghĩ độc lập. Bài học cho các quan chức chưa bị lộ khác và các quan chức nói chung cần nhận ra là sẽ không có ai bảo vệ họ nếu họ “ăn cứt gà sáp” khi bị xui khiến. Bài học khác là đã có gan ăn hối lộ tới cả triệu đô thì cũng nên có gan nhận đã tiêu gì và khắc phục hậu quả đủ để khỏi bị tiêm thuốc độc. Giờ hẳn các bị cáo sẽ tiếc không ủng hộ việc cải cách hệ thống tư pháp bị đảng chỉ đạo vốn coi trọng những lời khai hơn những bằng chứng cụ thể. Có lẽ cựu bộ trưởng tên Son cũng hối tiếc không kêu gọi chính quyền huỷ bỏ án tử hình khi còn có chút chức quyền ngay cả khi lời kêu gọi đó có rơi vào quên lãng.
Ngoài ra, nếu nền tư pháp của Việt Nam thực sự độc lập, khả năng ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ phải xuất hiện tại các phiên toà tham nhũng tới đây, ngay cả trong vai trò làm chứng, là hoàn toàn có thể xảy ra. Nhưng kể cả khi nền tư pháp không độc lập, chuyện ông có thể bị kéo vào các vụ án khác cũng không thể loại trừ. Khi các uỷ viên bộ chính trị hiện thời cảm thấy họ có thể và cần phải làm như vậy để phục vụ mục tiêu chính trị trước Đại hội 13 trong hơn một năm nữa, họ sẽ không ngần ngại gì mà không cố./.
Trong hình ảnh có thể có: 3 người, mọi người đang cười

Không có nhận xét nào: