Translate

Thứ Tư, 9 tháng 1, 2019

Đất đai có trước hay giấy chứng nhận có trước?

Từ hôm Tân Bình cưỡng chế, đập phá nhà cửa của dân tại “vườn rau Lộc Hưng”, tôi hỏi nhiều nhà báo vì sao báo chí im lặng. Có bạn nói là “đang làm” nhưng cho đến nay vẫn không có một dòng trên báo. Tại sao thế. Ngay cả khi người dân sai thì báo chí cũng cần lên tiếng.
Nếu quả thực, “Bà con đã đóng thuế 20 – 30 năm có đầy đủ giấy tờ pháp lý…; Đất vườn rau sử dụng đất 1954…” thì theo Luật Đất Đai 1993, phải cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà con. Trong trường hợp nhà nước lấy đất đó để xây trường công lập thì phải bồi thường, bất kể người dân có giấy hay không có giấy.
Đất đai là tài nguyên, có trước bất cứ thứ nhà nước và luật pháp nào. Từ ngàn đời nay, người dân thủ đắc đất đai một cách tự nhiên, bằng khai hoang, phục hoá hoặc sang nhượng. Nước Việt ta hẳn không kéo dài từ Ải Nam Quan tới Mũi Cà Mau nếu không có những người dân mang cuốc xẻng đi mở cõi.

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, giày, trẻ em và ngoài trời
Đêm nay con về đâu ?
Theo pháp luật hiện nay thì “hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có nhà ở, công trình xây dựng khác từ trước ngày 15 tháng 10 năm 1993” thì ngay cả khi không phù hợp quy hoạch mà nếu quy hoạch đó được phê duyệt sau khi người dân sử dụng đất thì chính quyền vẫn phải cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho họ.
Giấy tờ không phải là căn cứ duy nhất để xác lập quyền của người dân với tài sản của mình. Bộ Luật Dân Sự quy định thời hiệu “ngay tình thủ đắc” với bất động sản là 30 năm. Ông cha ta từng quy định thời hiệu này ngắn hơn, từ thời Lý, Trần, “Phàm vườn ruộng bỏ hoang, đã có người cầy cấy, người chủ chỉ có quyền đòi lại trong hạn một năm. Trái lệnh này, sẽ phải phạt 80 trượng”.
Đừng lấy lý do chưa có giấy tờ mà lấy đất của dân. Không có dân, không an dân thì đất đai chỉ là nghĩa địa.
----------------
.
Tham cứa:

Nguyen Tuan Anh.
Thông tin mới về "vườn rau" Lộc Hưng.

Sau khi tra cứu và nhờ kiểm tra thêm thông tin về "vườn rau" Lộc Hưng trong quá trình hình thành và sử dụng đến nay thì phát hiện ra thêm 01 số thông tin sau:

Căn cứ theo Văn bản số 6035/UBND-NCPC, ngày 26/10/2006 của UBND TP.Hồ Chí Minh do PCT Lê Văn Khoa ký gửi Thanh tra Chính phủ có đoạn: "Khu đất có diện tích 4,8ha tọa lạc tại Phường 6, quận Tân Bình thuộc một phần các thửa số 126-5, 128-5, 129-5 và 131-10-5, trước năm 1975 do Quốc gia Việt Nam (của Bảo Đại, không phải VNCH) và Hội đồng quản trị Công giáo địa phận Sài Gòn đứng bộ (đồng đứng tên). Theo đó, từ thời Pháp thuộc (trước Hiệp định Genevè năm 1954), toàn bộ khu đất bị Thực dân Pháp sử dụng làm bãi Ăng-ten".

Theo tài liệu lưu trữ thì Nha Giám đốc Viễn thông chế độ cũ quản lý và sử dụng khu đất làm Đài Ăng-ten. Năm 1955, Linh mục Đinh Công Trình đại diện Giáo xứ Lộc Hưng có làm giấy MƯỢN ĐẤT và đã được QUÂN ĐỘI PHÁP tại Sài Gòn đồng ý cho giáo dân ngụ tại khu vực kế cận mượn phần đất trống giữa các cột Ăng-ten để trồng rau vào ban ngày (không được làm vào ban đêm). Riêng phần không lưu vẫn được sử dụng phục vụ cho ngành viễn thông chế độ cũ (VNCH) làm Đài phát tín. Sau này Pháp rút, chế độ Quốc gia Việt Nam (của Bảo Đại) bị lật đổ bởi Ngô Đình Diệm thì phần đất này ban đầu vẫn được giao cho Giáo xứ Lộc Hưng sử dụng theo "Giấy MƯỢN ĐẤT", năm 1963 khi tướng Nguyễn Khánh nắm quyền chế độ cũ đã cho thu hồi khu đất này và giao cho Nha Giám đốc Viễn thông chế độ cũ sử dụng, quản lý cho đến 30/4/1975."

Như vậy trước ngày 30/4/1975, khu đất trên do Nha Giám đốc Viễn thông chế độ cũ quản lý và sử dụng làm Đài Ăng-ten, sau ngày 30/4/1975, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 111/CP, ngày 14/4/1977 theo đó khu đất này do Nhà nước và Trung tâm Viễn thông 3 tiếp quản và sử dụng làm Đài phát tín. Ngày 12/10/1991, Ban Quản lý ruộng đất Thành phố ban hành Quyết định số 07/QĐ-ĐĐ công nhận quyền sử dụng đất và khu nhà điều hành cho Bưu điện thành phố Hồ Chí Minh.

Kết luận, vậy rõ ràng cái gọi là "vườn rau" Lộc Hưng trên thực tế không hề có giấy tờ gì là của Giáo xứ Lộc Hưng hay của đạo Công giáo.

Tóm lại là Giáo xứ Lộc Hưng nói về lý làm "Giấy MƯỢN ĐẤT" tức là công nhận đất đó là của Pháp là thật sự không đúng rồi, có điều thời thế lúc đó thì cũng không trách được, tuy nhiên giờ Đất nước đã là 01 nước Độc Lập - Thống Nhất - Tự Chủ, và tuyên bố từ 02/09/1945 là cắt đứt mọi quan hệ pháp lý với Thực dân Pháp mà suốt bao năm Giáo xứ Lộc Hưng vẫn âm thầm dung túng cho Giáo dân VI PHẠM PHÁP LUẬT với cái lý đất của Giáo xứ (dựa theo Giấy MƯỢN ĐẤT) thì có đáng trách không ?

Nói về Dự án xây trường tại khu đất này thì:

Dự án xây dựng khu trường học công lập đạt chuẩn quốc gia do Ủy ban nhân dân quận Tân Bình làm chủ đầu tư (gồm 3 bậc học: 20 lớp Mầm non, 30 lớp Tiểu học và 45 lớp Trung học cơ sở) trên khu đất công trình công cộng có diện tích 49.320m2 tọa lạc tại Phường 6, quận Tân Bình là một trong những công trình trọng điểm của quận.

Không có nhận xét nào: