Kẻ nói đúng !
Người bảo sai....
Chỉ 64 đồng đội chúng tôi Tuẩn tiết là sự thật !
.
Họ đứng như bầy diệc
Bị chôn chân giữa dải đá ngầm
Bốn mặt sóng đen rầm chiến hạm
Những con diệc không thể bay
Không có chỗ ẩn nấp
Những con diệc lặng băng như ngọn cờ tuẫn tiết
.
Buổi sáng ấy chỉ mẹ tôi nhìn thấy
Có đàn chim đẫm máu về trời
Mấy mươi năm Hoàng Sa thành Tây Sa
Gạc ma...Gạc ma...
Còn theo Nhà báo, nhà văn " Bà Đầm Xòe " Phạm Thành.
.
Sự vật nào cần phải gọi đúng tên sự vật ấy. Già mà chết thì gọi là chết già. Trẻ mà chết thì gọi là chết trẻ. Bị tai nạn mà chết thì gọi là bị tai nạn mà chết. Chẳng thể cứ bị tai nạn (như tai nạn giao thông chẳng hạn) mà chết thì lại cho rẳng, người đó đã dám dũng cảm lao đầu vào xe ô tô để chết.
1.Cuốn sách “ Gạc Ma – Vòng trong bất tử” bị cấm phát hành, các tướng tranh luận thô bạo, mạt sát lẫn nhau, chỉ vì một chữ “trước” có hay không có trong câu: “không được nổ súng” hay “không được nổ súng trước”. Nếu là một trận đánh thật thì, chữ “trước” trong câu “không được nổ súng trước” chỉ mang tính chiến thuật. Nghĩa là, tôi không nổ súng bắn vào anh trước, nhưng anh nổ súng bắn vào tôi trước, tôi sẽ nổ súng bắn lại anh. Còn nếu chỉ là “không được nố súng” thì ý nghĩa của nó khác hẳn. Nghĩa là, anh cứ bắn tôi, tôi sẽ chịu chết chứ quyết không nổ súng bắn lại anh.
Có hay không có chữ “trước” ở cụm từ này, hãy xem clips do quân đội Tàu Cộng trực tiếp ghi lại thì sẽ rõ.
Tôi cũng đã xem clips này nhiều lần. Thấy quân Tàu Cộng nã đạn vào quân ta như mưa. Quân ta như nhưng thân cây chuối, lần lượt gục xuống, chết, tuyệt nhiên không nhìn thấy, không nghe thấy một tiếng súng nào vang lên từ phía quan ta hướng về phía quân Tàu Cộng. Thậm chí có chiến sĩ bị lính Tàu dùng lưỡi lê đâm, chỉ một lòng, một dạ ôm cán cờ, để rồi chết. Các chuyên gia kỹ thuật vi tính khảng định rằng, clips này, nguyên bản, thật 100 %, chưa có cắt nối, lồng ghép gì vào đó. Như thế cũng đã quá đủ để kết luận, quân ta “không được nổ súng”, chứ không phải là quân ta “không được nổ súng trước”.
2. Sáu mươi tứ ( 64) chiến sĩ chết ở đảo Gạc Ma được các nhà làm sách hậu thế, tôn vinh thành: “Vòng tròn bất tử”.
Những chiến sĩ hy sinh này có xứng đáng được tôn vinh đến mức “bất tử” ấy không? Không . Họ không xứng được tôn vinh đến mức ấy. Vì sao vậy? Vì họ quá trung thành với tâm thế nô lệ và ý thức tay sai của họ. Họ không biết rằng, mạng sống của họ cũng được quyền bình đẵng như mạng sống của bất kỳ một người nào khác, dù người nào khác đó, ở vị trí nào, cấp cao nào. Họ cũng không biết rằng, quyền bảo vệ lãnh thổ thiêng liêng là quyền bất khả xâm phạm. Bất kỳ một người nào đó, thế lực nào đó, ở vị trí nào đó, cấp cao nào đó, ngăn cản quyền bảo vệ lãnh thổ thiêng của họ, họ có quyền không chấp hành và kiên quyết chống lại. 64 chiến sĩ bảo vệ đảo Gạc Ma, nghe lệnh của cấp trên “không được nổ súng”, nên không có bất kỳ một hành động nào chống lại, chấp nhận để chết, chấp nhận để lãnh thổ thiêng liêng rơi vào tay giặc Tàu Cộng. Chết như vậy, chẳng khác gì cái chết của những kẻ ngu trung, mang não trạng nô lệ, đã có từ ngàn xưa. Chết như vậy, có cái gì là bất tử ở đây? Chẳng lẽ lại đem “bất tử ngu”, “bất tử nô lệ”, “bất tử trung thành tay sai” để tôn vinh, để làm tấm gương xấu cho quyền sống, quyền đấu tranh, quyền bảo vệ lãnh thổ thiêng liêng Tổ Quốc của người Việt Nam cho muôn đời con cháu mai sau?
Vinh danh “ Gạc Ma – Vòng tròn bất tử”, trên một nền tảng hiện thực như vậy, bản chất là đánh tráo khái niệm, mang “liệu pháp thắng lợi tinh thần” kiểu của AQ. Rất không đúng. Rất không nên.
“Gạc Ma – Vòng Tròn Bất Tử” Nào?
*
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét