Translate

Thứ Hai, 21 tháng 5, 2018

Chúng ta đang " cạp đất " để ăn và đã ăn hết phần của con cháu !


Quốc gia Thanh Hóa
Ông Đinh Thế Huynh đã hai năm không họp Quốc hội?

Cuộc chiến chống tiêu cực, tham nhũng: Làm đến cùng, không bỏ giữa chừng


.

TTO - “Chúng ta đang sống bằng đất. Bán đất để ăn. Ăn hết phần của con cháu trong tương lai”, ông Nguyễn Văn Phụng, vụ trưởng Vụ quản lý thuế doanh nghiệp lớn - Tổng cục thuế, nhận định.

Phát biểu của ông Phục được đưa ra tại Hội thảo khoa học về dự án sửa đổi một loạt các luật thuế của Bộ Tài chính do Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội phối hợp với Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội tổ chức vào hôm nay, 9-5.

Tại hội thảo này, ông Nguyễn Văn Phụng cho biết mức động viên thuế còn cách xa mục tiêu mà chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 đặt ra.

Cụ thể, theo chiến lược, trong giai đoạn 2011-2015, tỉ lệ đóng góp của thuế trên GDP là 23-24%, trong đó thu từ thuế phí, lệ phí đạt 22-23% GDP.

Trên thực tế, mức động viên thu ngân sách trong giai đoạn này đạt 23,7% GDP, trong đó thu từ thuế chỉ đạt 18,1% GDP.

"Các con số này nói lên rằng mấy năm qua chúng ta đang dựa vào đất rất nhiều. Nếu tính thu cả đất thì đạt 23,7% GDP, còn bỏ đất ra thì chỉ được hơn 18% GDP thôi. Như thế, chúng ta đang sống bằng đất, bán đất để ăn. Ăn hết phần của con cháu trong tương lai", ông Phụng bình luận.

Do đó, trong những năm tới, theo ông Phụng, Bộ Tài chính cần sửa đổi, bổ sung một số Luật thuế.

Nói rõ hơn, Giáo sư Trần Thọ Đạt - Hiệu trưởng trường Kinh tế Quốc dân Hà Nội, cho biết để đảm bảo nguồn thu cho ngân sách, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến sửa đổi 6 luật thuế như thuế Giá trị giá tăng, Thuế thu nhập cá nhân, Thuế Tiêu thụ đặc biệt, Thuế Xuất nhập khẩu…

Đặc biệt là Bộ Tài chính vừa công bố đề xuất dự án Luật thuế Tài sản, theo đó một trong những mục tiêu sửa đổi là nhằm đảm bảo thu ngân sách trong bối cảnh cắt giảm thuế xuất nhập khẩu giảm do Việt Nam thực hiện cam kết các Hiệp định thương mại tự do.

Mặt khác, trong các căn cứ để xây dựng và sửa đổi các Luật thuế nói trên, theo Giáo sư Đạt, Bộ Tài chính đều cho hay là nhằm chính sách thuế của Việt Nam đảm bảo theo thông lệ quốc tế.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng đây là những lý do, căn cứ không thuyết phục mà chỉ nhằm mục đích tăng thu cho ngân sách trong bối cảnh thu không đủ chi.

Chuyên gia kinh tế Bùi Trinh phát biểu có tăng thuế bao nhiêu cũng không đảm bảo với tình hình chi hiện nay.

Chặng hạn, chi thường xuyên trong quý 1-2018 chiếm tới 88% tổng số chi với hơn 147.000 tỉ đồng, điều mà, theo ông Trinh, rõ ràng là Bộ Tài chính luôn chọn cách tốt nhất để có nguồn cho chi là tăng thuế và "không có lợi cho dân".

Nói về lý lẽ khi tăng thuế, tiến sĩ Vũ Sĩ Cường, thuộc Học viện Tài chính, đặt vấn đề: "Khi tăng thuế để thu thì bộ Tài chính nói để đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế. Vậy tại sao về chi thì chúng ta lại không công khai minh bạch như các nước, không phù hợp với thông lệ quốc tế?".

Phó viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, ông Phan Đức Hiếu cũng đề nghị Bộ Tài chính phải chứng minh cho người dân là việc đề xuất tăng, giảm các sắc thuế trên sẽ ảnh hưởng đến người dân, thu ngân sách… như thế nào.

Cụ thể việc tăng thuế giá trị gia tăng từ 10% lên 12%, đề xuất thu thuế nhà, đất… nhằm mục tiêu gì?

Ông Hiếu cho rằng cơ quan quản lý phải minh bạch trong xây dựng các chính sách, nhất là tăng thuế. Trường hợp không giải thích đầy đủ, thuyết phục thì người dân có quyền nghi ngờ chính sách của nhà nước.

>>> MP Blog...

Không có nhận xét nào: