> Kỷ niệm về chuyện ông Nguyễn Bá Thanh> Đặc quyền quan cách mạng (phần 3, cuối)
> Sân vận động Chi Lăng được bán 'thần tốc' như thế nào?
> Nguyên Chủ tịch Đà Nẵng: “Không có chuyện công an khám nhà tôi”
Thế Kha
Dân Trí - Ông Nguyễn Hồng Điệp - Trưởng Ban Tiếp công dân Trung ương - nói như vậy khi trao đổi với phóng viên Dân trí về việc phối hợp với các địa phương vận động người dân khiếu nại, tố cáo trở về quê ăn Tết.
Báo cáo của Ban Tiếp công dân Trung ương cho thấy, trong tháng 1/2018, Trụ sở Tiếp công dân Trung ương tại Hà Nội (số 1 Ngô Thì Nhậm, phường Quang Trung, quận Hà Đông, Hà Nội) đã tiếp 804 lượt công dân, tại TPHCM tiếp 259 lượt. Người dân đến trình bày 365 vụ việc, trong đó khiếu nại 246 việc, tố cáo 55 việc và kiến nghị phản ánh 64 việc. Trong đó, khiếu nại, tố cáo nhiều nhất liên quan đến lĩnh vực đất đai với 218 vụ việc và lĩnh vực tư pháp, bản án của toà 62 vụ việc...
Trong tháng 1/2018 có 17 tỉnh, thành phố có lượt đoàn khiếu kiện đông người là Hà Nội (7 đoàn), Bắc Giang, Tiền Giang (3 lượt đoàn), Hưng Yên, Kiên Giang, Quảng Ninh, Đồng Nai, Vĩnh Long, TPHCM (2 lượt đoàn), Bắc Ninh, Hà Tĩnh, Hải Dương, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Long An, Bến Tre, Tây Ninh có 1 lượt đoàn.
Trong đó đáng chú ý có đoàn 28 công dân trú tại phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, Hà Nội khiếu nại nội dung liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất của các hộ dân để thực hiện dự án Bãi đỗ xe công cộng và dịch vụ khu vực Đền Lừ. Theo Ban Tiếp công dân Trung ương, UBND TP Hà Nội đang xem xét sự việc này.
Ban Tiếp công dân Trung ương cũng đã tiếp đoàn 20 công dân trú tại xã Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội không đồng tình với Kết luận số 1078/2012 của Thanh tra Chính phủ về nội dung đơn kiến nghị, khiếu nại của một số hộ dân liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất của các hộ dân để thực hiện một số dự án. Việc này Thanh tra Chính phủ đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Văn phòng Chính phủ cũng đã thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ nhưng đây là văn bản mật.
Ngoài ra có đoàn 40 công dân phường Quang Hanh, TP Cẩm Phả, Quảng Ninh khiếu nại các quyết định của UBND TP Cẩm Phả về việc giải quyết các khiếu nại của người dân liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất của các hộ dân thực hiện Dự án đường 18A Hạ Long- Mông Dương. Hiện nay, Thanh tra tỉnh Quảng Ninh đang xác minh nội dung khiếu nại và đang trình UBND tỉnh Quảng Ninh giải quyết khiếu nại của từng hộ dân…
Ban Tiếp công dân Trung ương đã có văn bản yêu cầu các địa phương cử Tổ công tác có đủ thẩm quyền đến Trụ sở Tiếp công dân Trung ương tại Hà Nội để phối hợp vận động người dân trở về địa phương. Đến nay đã có 6 tổ công tác của các địa phương (Trà Vinh, Ninh Bình, Tiền Giang, Bình Phước, An Giang, TPHCM) đến Hà Nội phối hợp đưa công dân trở về quê ăn Tết. Tuy nhiên còn 24 địa phương chưa cử tổ công tác ra để phối hợp làm việc.
Một số địa phương cử tổ công tác không đủ thẩm quyền, chỉ cử Phó Chánh thanh tra, Trưởng Ban tiếp công dân tỉnh. Riêng TPHCM chỉ cử Phó chủ tịch quận gây khó khăn trong công tác phối hợp.
Theo dự báo của Ban Tiếp công dân Trung ương, từ nay tới Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 sẽ có các đoàn công dân đông người ở các tỉnh phía Nam (An Giang, Tiền Giang, Bạc Liêu, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương, TPHCM) ra Hà Nội, gây áp lực để yêu cầu Chủ tịch tỉnh phải ra để tiếp dân.
Công dân một số tỉnh phía Bắc (Bắc Ninh, Bắc Giang, Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hưng Yên, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Hà Nam và Hà Nội) cũng sẽ đến các cơ quan Trung ương và Trụ sở Tiếp công dân Trung ương để khiếu kiện, tố cáo liên quan đến công tác thu hồi đất, đền bù giải phóng mặt bằng, cưỡng chế hành chính và yêu cầu Thanh tra Chính phủ phải giải quyết.
Trao đổi với PV Dân trí sáng 9/2, ông Nguyễn Hồng Điệp- Trưởng ban Tiếp công dân Trung ương khẳng định, cơ quan này đã lập kế hoạch chu đáo để tiếp người dân tới khiếu nại, tố cáo trong dịp Tết Nguyên đán 2018.
“Chúng tôi phối hợp với chính quyền các địa phương để vận động và đưa người dân về quê ăn Tết. Tuy nhiên vẫn có những người dân bám trụ lại Hà Nội để khiếu nại, tố cáo. Thực tế thì có những người dân khiếu nại tố cáo không còn nhà để mà về ăn Tết nữa”- ông Điệp nói.
Ông Điệp khẳng định, rất nhiều người dân không còn lòng tin với cách giải quyết của chính quyền địa phương, chính vì vậy bám trụ lại Hà Nội để mong cơ quan Trung ương giải quyết dứt điểm sự việc của gia đình mình. Trong năm 2018, Ban Tiếp công dân Trung ương sẽ thực hiện và kiến nghị nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét