Translate

Thứ Sáu, 29 tháng 12, 2017

Kinh tế thị trường và anh Thăng!


Kết quả hình ảnh cho anh Thăng
Vài tuần nữa, anh Thăng và các đệ sẽ ra hầu tòa với một số tội danh: Cố ý làm trái, gây hậu quả nghiêm trọng. Anh Thăng không chỉ là cử nhân kinh tế chuyên ngành kế toán doanh nghiệp, hơn thế, anh còn là Tiến sỹ kinh tế, lại trưởng thành từ một kế toán viên ở Tổng công ty Sông Đà, lần lượt trải qua các chức vụ ở một DN lớn, đầu đàn, oanh liệt một thời.

Chặng đường thăng của anh Thăng đều đúng quy trình với hàng trăm quy định ngặt nghèo của nhà sản, tại sao ra nông nỗi này?
Với việc để thất thoát những khoản tiền hàng chục ngàn tỷ đồng qua các dự án đầu tư kém hiệu quả, có thể nói là hậu quả mà anh Thăng gây ra không chỉ là nghiêm trọng mà là rất nghiêm trọng.

Nhớ lại, rất nhiều nhà lãnh đạo VN ra nước ngoài đàm phán, khi tiếp xúc với người đồng cấp nước ngoài xin đề nghị được công nhận VN là nước có nền kinh tế thị trường. Không mấy ai cũng hiểu đầy đủ ý nghĩa của từ này.
Tại sao có hiện tượng đó? khi được công nhận là nền kinh tế thị trường thì trong các giao dịch thương mại sẽ không phải điều tra về bán phá giá. Khi đã là nền kinh tế thị trường đầy đủ thì sẽ có rất nhiều lợi thế trong các quan hệ song phương. Nhiều DN Việt hoạt động lâu năm trên thương trường nhưng họ chưa chưa được công nhận, chưa hiểu thế nào là nền kinh tế thị trường đầy đủ
.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) là là một ví dụ. Là tập đoàn chủ lực, PVN được nhà nước giao cho độc quyền khai thác dầu mỏ và khí đốt ở thềm lục địa. Đây là một đặc ân của nhà nước ban cho một DN không thông qua cơ chế đấu thầu. Có thể nói, trong lĩnh vực khai thác dầu mỏ, PVN một mình một chợ, không phải cạnh tranh sòng phẳng với ai... Lại thêm việc bán dầu thô ở ngoài khơi cho các đối tác nước ngoài với một quy trình giám sát lỏng lẻo... cách làm này là chưa đúng với thông lệ của một nền kinh tế thị trường
.
Cũng tương tự, Tổng công ty sông Đà nơi ông Đinh La Thăng đã từng công tác cũng là một tập đoàn nhà nước, trước đây nhận viện trợ từ Liên Xô bằng vật tư, thiết bị và cả ngoại tệ, đầu tư cho công trình thủy điện lớn nhất ở Hòa Bình tất cả những yếu tố đầu vào đầu ra và các yếu tố tạo nên giá trị sản phẩm không được hạch toán đầy đủ, không được khấu hao đầy đủ để tạo nên các yếu tố của giá thành sản phẩm... điện sản xuất ra được nhà nước bao tiêu..
.
Những nhà lãnh đạo DN nhà nước thời đó vẫn giữ thói quen ra các quyết định theo nhu cầu của nhiệm vụ chính trị (mơ hồ) quan trọng hơn là việc tính toán hiệu quả kinh tế, hoặc tính nhưng chưa đầy đủ. Điều này cho nên họ chưa phải là những doanh nhân hoạt động trong cơ chế thị trường đúng nghĩa của nó. Điều này giải thích vì sao anh Đinh La Thăng lại mắc đến nhiều nỗi như vậy trong quá trình điều hành Tập đoàn Dầu khí và cả thời kỳ điều hành ở Bộ Giao thông Vận tải, một cơ quan quản lý nhà nước, trực tiếp quản lý nguồn vốn ngân sách hàng chục ngàn tỷ đồng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

Để được công nhận là nền kinh tế thị trường, theo chuẩn của Ủy ban TM Quốc tế EU, các quốc gia phải đạt được 5 tiêu chí: Thứ nhất, tính minh bạch, phải đảm bảo cho các nhà đầu tư thấy được sự minh bạch trong môi trường đầu tư, kinh doanh; Thứ hai, tuân thủ nghiêm chỉnh luật pháp; Thứ ba, đồng tiền ổn định; Thứ tư, đối xử công bằng giữa các khu vực DN, không phân biệt DN nhà nước với DN tư nhân hay DN nước ngoài; Thứ năm, không có các khoản chi phi chính thức.
Chừng đó tiêu chí, ngẫm kỹ thấy VN chưa được công nhận là điều không sai. Những ai đã được trưởng thành trong một nền kinh tế như thế mà say sưa với đường quan lộ của mình, không chịu tu sửa để thích ứng với cơ chế mới thì chuyện rơi vào lao lý là điều khó tránh khỏi
.
Trường hợp của anh Thăng và anh Thanh đã chứng minh cho điều đó
nguon;https://www.facebook.com/hai.phanthe.3/posts/1714796825257851

Không có nhận xét nào: