> Petro VN sau hiệu ứng Đinh La Thăng bị khiển trách
> Chức bí thư của Đinh La Thăng lung lay do sai phạm quá khứ?
BBC - Trong hệ thống chính trị của Việt Nam sau 1975, thành viên Bộ Chính trị là những nhân vật cao cấp nhất của Đảng Cộng sản cầm quyền và việc kỷ luật họ là rất hiếm khi xảy ra.
Vì vậy, dư luận rất quan tâm việc hôm 27/4 Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét, thi hành kỷ luật đối với Ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng.
Tuy vậy, kể Đại hội 6 của Đảng cầm quyền ở Việt Nam năm 1986 cũng đã có một số trường hợp ủy viên Bộ Chính trị nhận những hình thức kỷ luật khác nhau.
Trần Xuân Bách
Tại Đại hội 6 của Đảng Cộng sản năm 1986, ông Trần Xuân Bách được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị. Ông cũng là Trưởng ban Đối ngoại Trung ương.
Nhưng tại Hội nghị Trung ương lần thứ tám năm 1990, ông nhận quyết định cách chức Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương, Uý viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng "vì đã vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc tổ chức và kỷ luật của Đảng, gây ra nhiều hậu quả xấu".
Cuốn sách Nguyễn Văn Linh - Tiểu sử (NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội 2007) cho biết thêm hội nghị này "xử lý kỷ luật đối với đồng chí Trần Xuân Bách" "vì đã tuyên truyền quan điểm đa nguyên, đa đảng, vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc tổ chức và kỷ luật của Đảng, gây nhiều hậu quả xấu".
Ông Nguyễn Văn Linh là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam từ 1986 đến 1991.
Nguyễn Hà Phan
Ông Nguyễn Hà Phan từng là Phó Chủ tịch Quốc hội và trở thành Ủy viên Bộ Chính trị năm 1993, được phân công làm Thường trực Ban Bí thư.
Nhưng trước khi Đại hội Đảng diễn ra năm 1996, xuất hiện đơn thư tố cáo ông Hà Phan "đã từng khai báo nghiêm trọng" khi bị bắt năm 1958 trong thời chiến tại miền Nam.
Ngày 17/4/1996, Trung ương Đảng họp biểu quyết khai trừ ông Nguyễn Hà Phan ra khỏi Đảng.
Trương Tấn Sang
Ông Trương Tấn Sang được bầu vào Bộ Chính trị năm 1996, giữ chức Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 2000, ông trở thành Trưởng ban Kinh tế Trung ương.
Năm 2001, ông tiếp tục vào Bộ Chính trị và giữ chức Trưởng ban Kinh tế Trung ương.
Nhưng tại Hội nghị Trung ương 7 năm 2003, ông bị kỷ luật "bằng hình thức khiển trách".
Thông cáo chính thức khi đó nói việc kỷ luật là vì "trong thời kỳ làm Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (khóa VI) chưa làm tròn trách nhiệm trong việc chỉ đạo điều tra, ngăn chặn những hoạt động tội phạm của Trương Văn Cam cùng đồng bọn và có những khuyết điểm trong công tác cán bộ".
Tuy vậy, đến Đại hội Đảng X năm 2006, ông tiếp tục được bầu vào Bộ Chính trị, giữ chức Thường trực Ban Bí thư.
Tại Đại hội XI năm 2011, ông tiếp tục ở trong Bộ Chính trị, trở thành Chủ tịch nước.
Năm 2016, ông xin không tái cử tại Đại hội XII và thôi chức Chủ tịch nước.
----------------------
nguon: http://www.phuocbeo.info/2017/04/uy-vien-bo-chinh-tri-nao-o-vn-tung-bi.html
----------------------
nguon: http://www.phuocbeo.info/2017/04/uy-vien-bo-chinh-tri-nao-o-vn-tung-bi.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét