> Sân golf không chỉ có... sân golf
> Đường golf rộng,
đường bay hẹp
> Sân golf Tân Sơn Nhất uy hiếp an toàn bay
> Lần thứ 5, họp giải cứu Tân Sơn Nhất
> Nhóm lợi ích “Tân Sơn Nhất” bị vỡ trận!
> Nguyên Giám đốc
sân bay TSN đề nghị thu hồi ngay sân golf
> “Anh
hùng khai man” và nỗi buồn huynh đệ!
> “cướp” toàn bộ
800 hecta đất sân bay Tân Sơn Nhất
> Không thể nói lấy sân golf, nhà hàng làm lá chắn phòng thủ!
> Thêm “vòi bạch tuộc” nhóm lợi ích quân đội tại sân
bay?
> Đất quân đội và sự "nhếch nhác" của nhà nước
> Kết luận của Thủ tướng về việc sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất
Sao mãi vòng vèo, không dám nói thẳng là do quân đội chiếm dụng đất ?
> Sân golf không chỉ có... sân golf
> Đường golf rộng, đường bay hẹp
> Sân golf Tân Sơn Nhất uy hiếp an toàn bay
> Lần thứ 5, họp giải cứu Tân Sơn Nhất
> Nhóm lợi ích “Tân Sơn Nhất” bị vỡ trận!
> Nguyên Giám đốc sân bay TSN đề nghị thu hồi ngay sân golf
> Đường golf rộng, đường bay hẹp
> Sân golf Tân Sơn Nhất uy hiếp an toàn bay
> Nhóm lợi ích “Tân Sơn Nhất” bị vỡ trận!
> Nguyên Giám đốc sân bay TSN đề nghị thu hồi ngay sân golf
> “Anh
hùng khai man” và nỗi buồn huynh đệ!
> “cướp” toàn bộ 800 hecta đất sân bay Tân Sơn Nhất
> Không thể nói lấy sân golf, nhà hàng làm lá chắn phòng thủ!
> “cướp” toàn bộ 800 hecta đất sân bay Tân Sơn Nhất
>
> Thêm “vòi bạch tuộc” nhóm lợi ích quân đội tại sân
bay?
> Đất quân đội và sự "nhếch nhác" của nhà nước
> Kết luận của Thủ tướng về việc sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất
>
> Kết luận của Thủ tướng về việc sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất
Sao mãi vòng vèo, không dám nói thẳng là do quân đội chiếm dụng đất ?
.
Chính sân golf trong sân bay do đại gia Dương Công Minh của Tập đoàn Him Lam, đứng sau là nhóm lợi ích quân đội, là nguyên nhân khiến tình trạng quá tải cả dưới đất lẫn trên trời của sân bay Tân Sơn Nhất ngày càng trầm trọng, đặc biệt là vào nửa cuối năm 2016. Thế nhưng lạ một điều rằng, bất chấp sự thật hiển hiện ra trước mắt, người ta vẫn cứ loanh quanh tìm giải pháp chống “kẹt sân bay” ở tận đâu đâu, bên ngoài sân bay Tân Sơn Nhất và một mực đổ lỗi cho vấn đề… kỹ thuật.
Năm 2016, sân bay này đã chính thức được dân gian đặt tên “sân bơi Tân Sơn Nhất.” Nếu những năm trước sân bay này còn chưa bị ngập sau những trận mưa lớn, thì vào năm nay chỉ sau một trận mưa khoảng 150 mm, Tân Sơn Nhất đã biến thành một biển nước mênh mông.
Nói về nạn “tắc sân bay”, việc cùng lúc 9 chuyến bay phải bay vòng trên trời để chờ hạ cánh do sân bay quá tải không hề hiếm mà thường xuyên lặp lại hàng ngày, trong tổng số 670 -750 chuyến bay trong và ngoài nước cất cánh/hạ cánh mỗi ngày. Ai cũng biết nguyên nhân tắc trên trời trước hết là do tắc ở dưới mặt đất.
Mới đây, Cục hàng không VN vừa gửi văn bản yêu cầu các hãng hàng không Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar Pacific, Vasco lên kế hoạch đưa máy bay “trú đêm” về sân bay Cần Thơ. Quyết định này nghịch lý ở chỗ, trong khi sân bay Tân Sơn Nhất ùn tắc cục bộ, không đủ chỗ cho máy bay đậu, phải tính đến việc đưa đi “đậu nhờ” ở Cần Thơ và các sân bay phụ cận thì hơn 157 ha đất sân bay giao cho đại gia Dương Công Minh “tận dụng” xây sân golf, xây khách sạn phục vụ giải trí cho giới đại gia lắm tiền nhiều của lại không hề được đá động gì, thậm chí, những người ra quyết định còn cố tình “làm ngơ”, cứ như trên đời này chả tồn tại cái sân golf nào chiếm đất của sân bay và nằm trong lòng TP.HCM, đe dọa tính mạng của người dân thành phố cả.
Mặc kệ cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất có nguy cơ “chết chìm” trong biển nước mỗi khi mưa về, mặc kệ hàng triệu hành khách nằm la liệt vì hàng chục chuyến bay phải dời / hủy mỗi khi mưa lớn khiến sân bay ngập như một bể chứa nước khổng lồ của thành phố, mặc kệ ngành hàng không Việt Nam vừa chớm phát triển đã đối mặt với nguy cơ “chết yểu” vì gia tăng chi phí khi phải “đậu qua đêm” ở một sân bay cách đó vài trăm cây số, trở nên yếu thế trong cuộc cạnh tranh khốc liệt với các hãng bay nước ngoài. Biết đâu đấy, một ngày không xa sẽ không còn ai nhắc đến Vietjet Air, Jetstar Pacific nữa.
Ấy vậy mà, LẠ LÙNG THAY, các cuộc tranh luận để tìm ra giải pháp giảm kẹt xe cho sân bay Tân Sơn Nhất vẫn một mực xoay quanh các vấn đề.. kỹ thuật, loay hoay tính đường “vẽ” thêm các dự án cầu vượt, mở đường vài nghìn tỷ, vài chục nghìn tỷ, mà lờ đi căn nguyên chính của vấn đề. Không một tờ báo chính thống nào dám nói thẳng về nguyên nhân chính gây kẹt Tân Sơn Nhất chính là việc ông Dương Công Minh, đứng sau là nhóm lợi ích quân đội, đã từ nhiều năm qua ăn chia, chiếm dụng đến 157 ha đất của sân bay này để làm sân golf và đủ thứ công trình dịch vụ kinh doanh.
Ngay cả ông Nguyễn Bách Phúc – Chủ tịch Hội tư vấn Khoa học công nghệ & quản lý TP HCM HASCON cũng chỉ khẳng định nguyên nhân gây tắc nghẽn giao thông khu vực sân bay Tân Sơn Nhất không phải do hành khách tăng lên, mà là do những bất cập về phân bố trục giao thông, để cuối cùng chỉ dám đề xuất “cớ sao không mở một đoạn đường vài ba chục mét để nối bãi xe quốc nội trước đây với bãi xe quốc tế, mà lại bắt xe hơi đi vòng vèo để gây thêm ùn tắc trên đường Trường Sơn?”… Không rõ đề xuất của ông sẽ giải quyết tình trạng sân bay thiếu chỗ đậu máy bay, thiếu đường băng cất/hạ cánh dành cho máy bay, sân bay ngập nặng sau mỗi cơn mưa vì lượng nước khổng lồ đổ từ sân golf bên cạnh thế nào? Xin nhờ ông giải thích rõ.
Dự án sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất do tập đoàn Him Lam của ông Dương Công Minh làm chủ đầu tư. Tập đoàn nổi tiếng với loạt scandal như: xây không phép sân tập golf và nhà hàng Him Lam; tự ý lấn chiếm hành lang sông Sài Gòn, xây vượt tầng trái phép; coi thường pháp luật, ngang nhiên cưỡng đoạt tài sản của doanh nghiệp khác; lọt vào danh sách đen cưỡng chế nợ của Bộ Tài Chính với số tiền nợ lên tới 34.8 tỷ đồng… Nổi tiếng với những bê bối tày đình như thế, nhưng không hiểu sao tập đoàn này vẫn được “bảo kê” để lập lãnh địa riêng trên 157 ha đất trong sân bay. Thậm chí chủ tập đoàn này còn nhẫn tâm đầu độc người dân thành phố bằng 200 tấn thuốc trừ sâu đổ xuống sân golf Tân Sơn Nhất mỗi năm nhưng vẫn không bị truy cứu trách nhiệm.
Xin lỗi linh hồn nhà thơ Lê Anh Xuân, tác giả "Dáng đứng Việt Nam" |
Gần đây, đã có nhiều sự thay đổi trong dàn lãnh đạo của Tổng công ty 319, đơn vị quản lý nhiều khu đất vàng ở nhiều địa phương trên toàn quốc, trong đó có đất ở sân bay Tân Sơn Nhất, nhưng vẫn không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy ông Dương Công Minh chịu “nhả” phần đất đã chiếm dụng cho sân bay. Thay vào đó, tất cả đều đổ cho vướng mắc kỹ thuật, thậm chí có doanh nghiệp đã mưu tính xin thêm tiền ngân sách để mở đường và làm cầu vượt… Vụ việc gây ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế, an toàn của người dân nhưng đang có dấu hiệu “chìm xuồng”, như bao điều bất công, “chướng tai gai mắt” đang diễn ra hàng ngày trên đất nước này, khu sân golf vẫn nằm đó thách thức dư luận, sự sống còn của các hãng hàng không. Sức mạnh dư luận, sự phẫn nộ của người dân đến thời điểm này vẫn lọt thỏm giữa không trung, không thể lay chuyển được cái sân golf “chết tiệt” kia. Đau đớn thay!!!
Nam Anh
SÂN GOLF TRONG SÂN BAY
Quả thật tôi chưa thấy
Quân đội của chúng ta
Bách chiến là bách thắng.
Thí dụ, trận Gạc Ma.
Quân đội của chúng ta
Bách chiến là bách thắng.
Thí dụ, trận Gạc Ma.
Cũng không thấy quân đội
Có mặt lúc dân cần.
Thí dụ khi thằng Khựa
Đâm chìm tàu của dân.
Có mặt lúc dân cần.
Thí dụ khi thằng Khựa
Đâm chìm tàu của dân.
Nhưng tôi thấy quân đội
Lấy đất ở Miếu Môn.
Không xây sân bay nữa,
Không trả cho bà con.
Lấy đất ở Miếu Môn.
Không xây sân bay nữa,
Không trả cho bà con.
Tệ hơn, còn lấy đất
Ở sân bay Sài Gòn
Để các tướng nghỉ dưỡng,
Nhậu nhẹt và chơi golf.
Ở sân bay Sài Gòn
Để các tướng nghỉ dưỡng,
Nhậu nhẹt và chơi golf.
Sân bay đã chật hẹp,
Thế mà rồi, thật hay,
Quân đội chiếm, xây dựng
Sân golf trong sân bay.
Thế mà rồi, thật hay,
Quân đội chiếm, xây dựng
Sân golf trong sân bay.
Cái điều trái khoáy ấy
Quốc Hội nói nhiều lần.
Quân đội lờ không biết,
Không trả lại cho dân.
Quốc Hội nói nhiều lần.
Quân đội lờ không biết,
Không trả lại cho dân.
Nay trở thành “cứ điểm”.
Cả nước đang tấn công.
Quân đội vẫn giữ vững,
Và nhất quyết nói “Không!”
Cả nước đang tấn công.
Quân đội vẫn giữ vững,
Và nhất quyết nói “Không!”
Vậy là cả chính phủ
Và Quốc Hội nước ta
Không lấy lại được nó,
Còn nói gì Hoàng Sa.
Và Quốc Hội nước ta
Không lấy lại được nó,
Còn nói gì Hoàng Sa.
Đất nước này, thật lạ,
Ai là người thực quyền?
Quân đội hay là đảng,
Hay rốt cục là tiền?
Ai là người thực quyền?
Quân đội hay là đảng,
Hay rốt cục là tiền?
Kể ra cũng khó đấy.
Trót ăn chia với nhau.
Giờ rút dây, rừng động.
Mất tiền ai chả đau?
Trót ăn chia với nhau.
Giờ rút dây, rừng động.
Mất tiền ai chả đau?
PS
Bình thường nói chuyện nghĩa,
Ai cũng là thánh nhân.
Nhưng đụng đến tiền bạc,
Chuyện mới vỡ ra dần.
Bình thường nói chuyện nghĩa,
Ai cũng là thánh nhân.
Nhưng đụng đến tiền bạc,
Chuyện mới vỡ ra dần.
Nghịch lý tại sân bay Tân Sơn Nhất và “quyền lực” Tập đoàn Him Lam
Cục Hàng không Việt Nam vừa gửi văn bản yêu cầu các hãng hàng không Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar Pacific, Vasco...
Sân golf Tân Sơn Nhất: Đại gia Dương Công Minh đang bán rẻ tính mạng hàng triệu người dân
“Khu vực quanh sân bay TSN vốn dĩ đã vi phạm tĩnh không sân bay, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất...
Sau mưa, Tân Sơn Nhất hóa thành sông vì sân golf trong sân bay
Cơn mưa chiều ngày 26/8 làm sân bay Tân Sơn Nhất như biến thành sông, hệ thống cống xả của sân bay dường như...
Sân golf trong sân bay: Đặt lợi ích kinh doanh trên sinh mạng con người
“Việc xây nhà cao tầng sát khu vực cất - hạ cánh của máy bay là lối tư duy phản khoa học, đặt lợi ích...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét