Translate

Thứ Sáu, 6 tháng 1, 2017

Cái chết của chú hải cẩu và “sản phẩm lỗi”

Mừng hay lo về tỷ phú bất động sản ở Việt Nam?

Bệnh của các “con bệnh” ngàn tỉ
Sách “Trương Vĩnh Ký, nỗi oan thế kỷ” bị cấm ra mắt


Mai Quốc Ấn

(Dân Việt) Chú hải cẩu dễ thương thích nô đùa với du khách, người dân - lạc vào bờ biển Bình Thuận đã bị đánh chết. Có cảm giác chú bị đánh chết vì người ta thích thì người ta làm vậy, thế thôi.

Chú hải cẩu đi lạc rất ngộ nghĩnh và có một cái chết khá kỳ lạ. Chú làm trò khi người ta vỗ tay. Chú chẳng tấn công ai cả cho đến lúc bị đánh chết. Có người đã đoán rằng chú bị tấn công vì xung quanh đấy là làng chài. Có thể chú “phá phách” lưới của ngư dân hay làm cho cá sợ nên người ta phải tiêu diệt chú. Một suy nghĩ nghe tưởng chừng rất “quy trình”.


Xác của chú hải cẩu nằm trên bờ biển. Rồi ai đó sẽ chôn cất chú, vì không thể để ô nhiễm môi trường được. Nhưng thật may mắn, thế giới vẫn còn nhiều hải cẩu.Tại Việt Nam, nơi chú hải cẩu bị giết, hổ Đông Dương chỉ còn vài cá thể. Cũng tại đất nước mình, nơi chú hải cẩu đi lạc “không chốn dung thân”, con tê giác Java cuối cùng đã bị bắn để lấy sừng.

Sự tàn ác đối với những con vật hiện ra ở nhiều người Việt. Họ muốn ăn đặc sản thú rừng, muốn uống thứ rượu ngâm động vật đẳng cấp, đeo nanh thú để cầu may mắn, dùng cao hay sừng thú để trị bệnh. Đối với họ, đó là thú vui, là đẳng cấp.

Enstein đã tổng kết: “Có hai điều vô hạn là vũ trụ và sự ngu dốt của con người. Và tôi không chắc lắm về điều đầu tiên”. Lấy ví dụ, khoa học đã chứng minh rằng mài sừng tê giác ra uống chẳng khác gì việc xơi tóc hay móng tay cả, đều là chất sừng. Nhưng sừng tê giác bất hợp pháp vẫn được vận chuyển vào nước ta. Vụ bắt giữ lô hàng có 50kg sừng tê giác ở sân bay Nội Bài vào ngày 29.12.2016 vừa qua là một ví dụ đơn giản nhất trong vô số các ví dụ về việc Việt Nam là một thị trường tiêu thụ động vật hoang dã.

Một thị trường đầy mông muội và tàn ác!

Quay trở lại chuyện chú hải cẩu bị đánh chết. Chú bị đánh chết mà không ai buồn lấy răng để đeo. Cũng chả ai lấy xương chú ấy để nấu cao. Và bộ da hải cẩu cũng chẳng ai lột ra để treo lên như khoe chiến tích. Có cảm giác chú bị đánh chết vì người ta thích thì người ta làm vậy, thế thôi.

Người ta có thể đánh chết những tên trộm chó thay vì giao cho công an cơ mà!

Người ta có thể đánh chết ai đó chỉ vì nghĩ rằng bị “nhìn đểu” cơ mà!

Người ta có thể bị đánh chết chỉ vì trai làng ta phải “bảo vệ” gái làng ta cơ mà!

Và bản thân tôi từng bị đánh đến xịt máu mũi vì đưa một người bị tai nạn đi cấp cứu. Người nhà nạn nhân nghĩ tôi gây ra tai nạn và đánh. Không đủ thời gian cho một câu hỏi và chờ một lời giải thích. Rất nhanh, rất bất ngờ và đầy hung hãn.

Đằng nào thì chú hải cẩu cũng đã chết. Đằng nào thì những động vật hoang dã cũng đã chết. Đằng nào thì những vụ đánh nhầm cũng đã diễn ra.v.v..

Nhưng còn hơn cả một cái chết của một chú hải cẩu đi lạc. Đó là khi bạo lực được hình thành trong suy nghĩ, bạo lực xuất hiện như thói quen để dẫn đến những cái chết đau lòng. Ai sẽ trả lời cho câu hỏi vì sao điều đó xảy ra?

Rõ ràng đây không chỉ là hệ quả của một "sản phẩm lỗi" của riêng nền giáo dục và chuyện giáo dục con người yêu thương lẫn nhau, yêu thương, gắn bó và bảo vệ thiên nhiên mà còn là lỗi của cả xã hội. Giá như nếu chúng ta có những chế tài nghiêm khắc, đủ sức răn đe đối với hành vi tàn ác với động vật, thiên nhiên thì đã không có những câu chuyện như thế này xảy ra.

Và điều đó, còn đau đớn hơn cả một cái chết của chú hải cẩu...
---------------------
nguon
:http://www.phuocbeo.info/2017/01/cai-chet-cua-chu-hai-cau-va-san-pham-loi.html

Không có nhận xét nào: