Vụ cá biển chết ở miền
Trung: “Mất 60-70 năm chưa chắc đã phục hồi”
Viết Hảo (thực hiện)
Dân Trí - Đó
là nhận định của PGS.TSKH Nguyễn Tác An, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật
biển Việt Nam liên quan đến tình trạng cá chết hàng loạt ở các tỉnh miền Trung
và mới đây là thông tin phát hiện hải sản chết dưới đáy biển Quảng Bình.
Trao
đổi với phóng viên Dân trí, PGS.TSKH Nguyễn Tác An, Phó Chủ tịch Hội Khoa học
Kỹ thuật biển Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang, cho
rằng: “Đây không chỉ là thảm họa đối môi trường mà còn là thảm họa đối với sự phát
triển của một nền kinh tế. Hệ sinh thái này, mất 60-70 chưa chắc đã phục hồi”.
Thưa
PGS, trước đây cá biển chết hàng loạt và dạt vào bờ biển các tỉnh miền Trung;
cách đây ít ngày ngư dân cho biết đã phát hiện nhiều mảng san hô, vẹm biển, ốc
biển chết ở biển tỉnh Quảng Bình. Liệu đây có phải là thảm họa đối với môi
trường biển hay không, thưa PGS?
Vấn
đề chất thải công nghiệp mà thải ra biển thì đấy là tai họa rồi, dù thải ở đâu
cũng là tai họa đối với tự nhiên. Do đó, phát triển kinh tế, phát triển công
nghiệp là cần thiết nhưng con người phải quản lý, xử lý nó để làm sao những
chất thải đó không gây độc hại cho môi trường.
Còn
nếu không quản lý thành công thì nó sinh ra hậu quả, mà hậu quả không chỉ ngày
một ngày hai, không chỉ một vùng hai vùng, mà nó sẽ khắp nơi. Đấy không những
là thảm họa mà còn là thảm họa lớn nữa, không chỉ đối môi trường mà còn đối với
sự phát triển của một nền kinh tế.
Ở
nước ta từ trước đến nay, đã xảy ra hiện tượng san hô dưới đáy biển, ốc biển…
chết nhiều như thế hay chưa, thưa PGS?
Dân
người ta thấy nên nói là nhiều thế thôi, còn khoa học phải có định tính, định
lượng. Từ xưa đến nay, san hô cũng có chết nhưng mà do hiện tượng nóng lên gọi
là tẩy trắng san hô. Đó là một hiện tượng tự nhiên do biến đổi khí hậu. Còn san
hô ven bờ cũng có chết do người ta phá, người ta làm công trình hoặc người ta
khai thác để bán…
PGS
có ý kiến như thế nào về nhóm nguyên nhân do con người trong sự việc này?
Tôi
cho rằng, điều quan trọng nhất là khoa học phải xác định được là ai thải, thải
cái gì, thải bao nhiêu và mức độ độc tính của những chất độc đó sẽ như thế nào
và cách xử lý ra sao.
Thưa
PGS, sau hiện tượng cá chết hàng loạt ở các tỉnh miền Trung, điều gì làm PGS lo
ngại nhất đối với môi trường biển?
Vấn
đề là phải xác định được nguyên nhân, tất nhiên khoa học không thể vội được
nhưng mà cũng không thể quá lâu được. Vấn đề tôi lo ngại nhất là, sao những
việc như thế này mà kết quả chưa được công bố?
Tìm
được nguyên nhân rồi thì mình mới tìm cách xử lý nó, đề phòng nó. Mà nguyên
nhân càng tìm ra sớm thì càng thể hiện tính khách quan, còn để lâu thì khó khăn
hơn. Đây là việc cấp bách nhất cần tập trung sức lực phải làm.
Những
chất thải tác động môi trường trong một phạm vi lớn thì nó sẽ để lại di chứng
hệ sinh thái rất lớn, nó làm ảnh hưởng đến nguồn lợi rất lớn. Những con cá, con
cua, con tôm… chết mình thấy nó lớn như vậy nhưng chỉ là phần nổi của tảng băng
thôi. Cái nguy hiểm nhất là mình không thấy, cái đó mới là quyết định nền tảng
của sự sống, nguồn lợi của sinh vật.
PGS
đang nói đến “di chứng hệ sinh thái là rất lớn”. Vậy liệu sự phục hồi của nó là
có thể hay không?
Trong
tự nhiên, bản thân nhiên nhiên có một chức năng là tự phục hồi nhưng lâu. Và
khi môi trường không được cải thiện, luôn bị tác động của môi trường chất thải
thì nó không phục hồi được. Con người phải xử lý được chất thải đấy và trả lại
điều kiện sống, nhất là cho các chương trình sinh - lý - hóa hoạt động thì nó
mới phục hồi được. Còn không trả lại điều kiện đấy thì nó sẽ hình thành lại
những quá trình khác phù hợp điều kiện mới và cái đó thì lâu vô cùng.
Con
người bình thường thì 60-70 tuổi và 60-70 tuổi đối với một hệ sinh thái thì khó
phục hồi. Ở đây vấn đề rất quan trọng là sự phục hồi sinh thái, tái tạo sinh
thái, ngoài chức năng của thiên nhiên (là lâu) thì con người phải giúp nó.
Do
đó, vấn đề tác động, quản lý của con người rất quan trọng. Con người đã gây ra
ô nhiễm thì phải xử lý ô nhiễm đó, làm mất cân bằng sinh thái thì phải tạo lại
cân bằng sinh thái.
Xin
cảm ơn PGS về cuộc trao đổi!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét