Translate

Chủ Nhật, 27 tháng 12, 2015

Cuối năm nhìn lại hồ sơ tranh chấp Biển Đông

(Có tính tham khảo)
Báo chí đăng tin nhà xuất bản Trùng Khánh (TQ) vừa cho ra mắt cuốn sách song ngữ Hoa-Việt “Những điều tâm đắc của Lê Khả Phiêu”, đúng đêm Noel 24-12-2014, ngay tại nhà tác giả ở Hà Nội. Nghe nói nhà xuất bản này đã tài trợ ông cựu tổng bi thư từ a đến z để in 1000 cuốn sách đâu tiên. Đâu mà có người tốt bụng (dữ thần) vậy!
Thì chắc cũng có qua, có lại. Theo tin tức (từ thập niên 90) ở người thư ký của ông là Nguyễn Chí Trung, thì chính Ông Phiêu là người đã nhìn nhận giữa VN « có ba vùng biển tranh chấp » với Trung Quốc. Ba vùng biển này là ba vùng biển đó là : vùng vịnh Bắc Việt, vùng biển Hoàng Sa và vùng biển Trường Sa.

Ở VN ít có người lên tiếng phản đối vụ này. Phía đảng, sự im lặng là phải đạo, vì đó là “nhận thức chung của lãnh đạo”. Còn phía học giả VN, một số im lặng có lẽ do không ý thức được tầm quan trọng hành vi một chính phủ nhìn nhận một vùng lãnh thổ, hay vùng biển (của quốc gia bị quốc gia khác) tranh chấp. Số khác (thuộc Quĩ Nghiên cứu Biển Đông) thì nhìn nhận “có tranh chấp tại vùng biển TS”, như ý kiến của Lê Khả Phiêu.
Một thí dụ về hệ quả của việc “nhìn nhận có tranh chấp”. TQ từ nhiều năm nay đã làm áp lực đủ mọi thứ với các chính phủ Nhật, chỉ để được một chuyện : chính phủ Nhật nhìn nhận có tranh chấp chủ quyền tại quần đảo Senkaku (Điếu Ngư) với TQ. Nhưng các lãnh đạo Nhật họ đâu có ngu (như lãnh đạo VN) ?
Nhìn nhận có « tranh chấp » (tại Senkaku) là nhìn nhận sự hiện diện chính đáng của TQ tại quần đảo này. Theo tập quán quốc tế, (qua các vụ tòa án quốc tế phân xử), cách giải quyết tranh chấp về chủ quyền (giữa hai quốc gia) tại một vùng lãnh thổ là chia đôi vùng lãnh thổ đó.
Tranh chấp vùng biển cũng vậy. Nhìn nhận có tranh chấp ở vùng biển TS là chia đôi với TQ ở vùng biển này.
Người ta đặt câu hỏi nguyên nhân vì sao ông Lê Khả Phiêu lại nhìn nhận có tranh chấp tại vùng biển Trường Sa ? Người ta cũng đặt câu hỏi tương tự cho các học giả VN (thuộc Quĩ Nghiên cứu Biển Đông).
Đâu phải khi TQ cho phép các hãng khai thác của Mỹ (Crestone) vào khai thác khu vực Tư Chính – Vũng Mây (mà TQ gọi là Vạn An Bắc) thì vùng biển này trở thành vùng biển “có tranh chấp” hay sao ?.
Ta nhìn nhận VN và TQ hiện hữu sự tranh chấp tại vùng biển Hoàng Sa. Vùng biển tranh chấp này bao gồm:1/ vùng biển giữa Hoàng Sa và đảo Hải Nam và 2/ vùng biển giữa Hoàng Sa và bờ biển VN.
Nhưng vùng biển Trường Sa, TQ dựa lên cái gì để đòi phần ? Nói theo kiểu (anh Ba X), nhà tôi là nhà của tôi, chứ nhà tôi mà anh nói là nhà của anh thì đâu có được ?
Chết người là anh Phiêu lúc trước có nói : nhà của tôi cũng là nhà của anh.

Vì vậy, việc in cuốn sách này chỉ là ba cái lẻ tẻ. Người xuất tiền in có thể đang muốn “pháp lý hóa” lời hứa của ông Phiêu.

….
24-1-2015
Công an thực ra cũng đóng góp rất lớn trong công cuộc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Bằng chứng là vừa rồi những thành phần mẫn cán của lực lượng công an thủ đô Hà Nội đã ngăn chặn được bọn phản động tổ chức truy niệm các chiến sĩ VNCH đã hy sinh trong cuộc chiến Hoàng Sa 17 tháng giêng năm 1974. Buổi lễ (được bọn phản động) tổ chức rùm beng tại vườn hoa Lý Thái Tổ. Các chiến sĩ công an đã thành công giật được những vòng hoa (chiến thắng).
Cuộc chiến Hoàng Sa là cuộc chiến giữa VNCH, tức bọn “Ngụy bán nước”, với Trung Quốc vĩ đại. Mà Hoàng Sa (và Trường Sa) là của Trung Quốc, điều này đã được đồng chí thủ tướng Phạm Văn Đồng nhìn nhận năm 1958. Lực lượng công an nhất trí với lập trường này. Bởi vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, trước kia là Liên Xô, nay là Trung Quốc.
Đả đảo bọn Ngụy bán nước. Bỏ tù (cho chết mẹ) mấy thằng, mấy con phản động.
Bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc là một công lao. Sau này tổ quốc Trung Quốc sẽ ghi nhớ. Còn bây giờ thì lịch sử Trung Quốc chân thành cám ơn các đồng chí công an. Nhờ những hành động dũng cảm của các đồng chí công an, công việc của bọn học giả biển Đông trở thành công việc ngớ ngẫn, dở hơi. Bọn họ đều là thứ ăn hại đái nát.
Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung quốc, đồng chí Phạm Văn Đồng đã nói vậy, lực lượng công an cương quyết cũng nói như vậy.
Lực lượng công an thề sẽ đập chết mẹ bọn nào nói khác.
….
14-3-2015
Biến cố Gạc Ma 14-3-1988, 64 người lính công binh VN bị thảm sát.
Luật quốc tế về chiến tranh có qui định không được bắn vào một người khi tay họ không cầm vũ khí. Đây là một hành vi cố sát, bị qui vào tội ác diệt chủng. Những người ra lệnh việc thảm sát là tội phạm. Hành vi của họ lý ra phải truy tố trước Tòa án hình sự quốc tế.
Bất kỳ người chiến sĩ nào, ước mơ của họ là được chết với cây súng trên tay.

Quyết định của lãnh đạo của VN đưa những chiến sĩ này ra đảo làm công tác xây dựng đảo mà không gởi kèm đoàn quân bảo vệ, hoặc ít ra, vũ trang để họ tự bảo vệ, trong khi đã biết tình hình đang căng thẳng. Đó là một quyết định ngu xuẩn trên quan điểm quân sự. Trước quân pháp những lãnh đạo này có tội “thí quân”. Trước luật hình sự họ phạm các tội “không bảo vệ lãnh thổ” và “thông đồng với kẻ địch”… Những người này đáng bị ghép vào tội tử hình.

Sự im lặng dài lâu của lãnh đạo VN trước biến cố này, trước hết thể hiện sự vô ơn đối với những người đã hy sinh, sau đó là thông đồng với kẻ địch xâm lăng.
Nhưng hành vi nghiêm cấm không cho quần chúng tổ chức các buổi tưởng niệm những chiến sĩ Gạc Ma trong ngày 14 tháng 3 của nhà nước VN lại là một sự phản bội.
Điều may mắn là lịch sử luôn công bằng. Những người chết vì đất nước thì luôn được tổ quốc ghi nhớ công ơn. Những người phạm tội, lưới pháp luật không xử được họ, thì còn lưới trời lồng lộng. Tòa án lương tâm, trong mỗi công dân VN, sẽ phán xử họ.
15-3
Trong vụ “thảm sát Gạc Ma”, nếu ta xem các video clip được phía TQ phổ biến trên mạng (từ 10 năm nay), thì thấy rõ ràng phía quân đội VN không hề có một động thái nào nhằm để tự vệ, chứ đừng nói đến phản công lại.
Đừng nói chi đến quân đội, bất kỳ ai trong tình huống (tương tự) như Gạc Ma lại không có các động thái trả đũa nhằm tự vệ ?
Vấn đề là quân đội VN không thể phản công, không thể tự vệ. Họ chỉ có thể gồng mình chịu chết. Đơn giản vì trong tay họ không có một loại vũ khí nào.
Câu hỏi hợp lý cần đặt ra: Tại sao khi lính ra “mặt trận” mà lại không có được một cây súng trên tay, không có được một đội quân hộ vệ ?

Ai đã chủ trương việc ngu xuẩn này ?
Các nhân chứng (trong biến cố Gạc Ma) đã từng lên tiếng cho biết lãnh đạo nào đã có quyết định như vậy:
“Ông Lê Đức Anh đã ra lệnh cho quân đội không được phép nổ súng trong bất kỳ trường hợp nào.”
Tướng Lê Mã Lương, trong một buổi hội thảo, đã cho biết ông Nguyễn Cơ Thạch (lúc đó) đã tức tối đập bàn hỏi : ai ra lệnh cho quân đội không được nổ súng ?
Ông Nguyễn Cơ Thạch là một người có tài năng. Ta thấy phản ứng của bộ Ngoại giao (hoàn toàn khác với phản ứng của bộ quốc phòng), đã ra những công hàm nội dung cho thấy phía VN đã có các hành vi tự vệ. Dĩ nhiên điều này không đúng với những gì đã xảy ra trong thực tế, như đã thấy trong các clip video.
Nhưng thái độ này lại cần thiết. Bộ ngoại giao đã “cứu vãn” được tình thế, khẳng định được hành vi bảo vệ chủ quyền, tránh cho VN lâm vào tình huống tệ hại nhất về pháp lý.
Và không phải chỉ có Tướng Lê Mã Lương lên tiếng. Báo chí trong nước cũng đã nhiều lần gọi (biến cố Gạc Ma) là “cuộc chiến mà súng chỉ nổ từ một phía”.
Biến cố Gạc Ma, với những bằng chứng, những nhân chứng… như vậy nó đã là một “sự thật lịch sử”.

Tuy vậy, hiện nay nhiều luồng thông tin nhằm bênh vực ông Lê Đức Anh, cho rằng những nhân chứng, những nhà nghiên cứu, báo chí… là… phản động, viết sai sự thật. Không thấy họ đưa ra được một bằng chứng thuyết phục để phản biện những gì đã xảy ra trong các video clip.
Trong khi đó, bằng chứng kết tội Lê Đức Anh thì vô số.
Lời nói của Lê Đức Anh, mới được đăng tải gần đây (qua dạng hồi ký), cho thấy những lời chụp mũ kia mới thật sự là nước bọt phun vào lịch sử, người viết nó mới là phản quốc:
“họ bắn sang ta bằng đạn pháo, thì ta “bắn lại” bằng tình hữu nghị! Nhất định phải làm mọi cách để nối lại tình hữu nghị, đoàn kết giữa hai đất nước, hai dân tộc Việt-Trung”
Lê Đức Anh, Bộ trưởng bộ Quốc phòng, nói những lời trên ở mặt trận Vị Xuyên. Ông Anh lên nắm bộ Quốc phòng năm sau khi Đại hội 6, 15 đến 18 tháng 12 năm1986 kết thúc.
Biến cố Gạc Ma, 14-3-1988, đã áp dụng (từng câu chữ) của Lê Đức Anh ra thực tế.
Mà cách hữu hiệu nhứt để quân đội VN “không bắn lại” là không vũ trang cho họ khi ra chiến trường.
Ngoài ra, kết quả của Hội nghị Thành Đô là gì ? cũng chính ông Anh (cùng các ông Đồng, Linh, Mười…) chủ trương “không nhắc lại quá khứ”. Tức nhìn nhận những gì TQ chiếm được của VN là của TQ.
Từ 1990 đến nay, không hề thấy trong các công văn, công hàm của VN nói một dòng về Gạc Ma, cũng như những đảo, đá mà TQ đã chiếm của VN năm 1988.
-------------

Không có nhận xét nào: