Huyện Long Thành mấy chục năm không hề có tượng đài nghĩa trang liệt sĩ là vì trong lòng các má liệt sĩ có giọt nước mắt của ông Tám Hải - và với các má thế là đủ rồi. Còn bây giờ thế nào thì gã chịu, vì cái dự án Sân bay Long Thành đang rùm beng, đang nháo nhào cả lên. Chút tình thôi sao mà cũng khó thế hở giời?
Gã lang thang một xóm nghèo rớt rau... đay ở huyện Long Thành, Đồng Nai, vào một chòi tranh. Chào má. Má đang đếm gì vậy?
Cái nầy là cái chưn nè, cái nầy là cái tay nè, còn cái nầy là cái tao được là má liệt sĩ nè. Má đưa từng chiếc huân chương đã ngả màu xin xỉn lên cho gã coi.
Mầy hỏi coi có ai mua mấy thứ nầy, tao bán.
Thế rồi má cầm vốc huân chương ra ngoài sân, miệng chích chích gọi gà, mấy con gà gầy ngẳng bu lại, mổ mổ trên mấy cái huân chương, rồi quệt mỏ bỏ đi kiếm giun. Mầy coi, cho gà mà gà hổng thèm ăn.
Gã tìm hiểu thì biết má có nhõn thằng con trai đi bộ đội, hai lần bị thương, rồi lần cuối gần tới ngày hòa bình thì hy sinh.
Gã gặp ông Tám Hải mới về làm bí thư huyện uỷ Long Thành.
Chú Tám, cái chuyện xây tượng đài nghĩa trang liệt sĩ huyện hoành tráng theo cháu là không xong rồi.
Gã kéo ông bí thư huyện ủy tới cái chòi của má.
Ông Tám sau một đêm không ngủ, sớm te te gà gáy, nói với gã, khỏi xây.
Một ông lãnh đạo ủy ban bảo, kinh phí đã duyệt rồi chú Tám ơi, huyện nào cũng có đài liệt sĩ hoành tráng, huyện mình có kinh phí mà không xây, sao coi được?
Một ông lãnh đạo mặt trận kì kèo, ngân sách này của Trung ương, của tỉnh, chớ của huyện đâu, không xây đài liệt sĩ thì phải trả lại.
Ông Tám trợn mắt. Không trả. Tiền nào cũng là tiền của dân . Không có đài liệt sĩ thì có nhà cho gia đình liệt sĩ. Lấy tất cả xây nhà cho các gia đình liệt sĩ. Kỷ luật tao chịu.
Gã từng nhiều đêm tâm sự với ông Tám, gã biết tính ông. Gốc của ông là cán bộ an ninh, được cài cắm theo dân công giáo di cư vào Nam năm 1954. Ông từng là chỉ huy an ninh của tỉnh, nhưng vì biết mình là dân bắc, nên ông đã nhường chức chỉ huy cho Mười Rộc, tức Mười Vân là dân Đồng Nai chính gốc.
Mười Rộc vốn là chỉ huy trại tù phi công Mỹ ở Sơn Tây, sau sự kiện không quân Mỹ tập kích trại tù này để cứu phi công Mỹ bất thành, Mười Rộc "được" hay "bị" không rõ nữa đưa vào chiến trường Nam Bộ.
Sau này Mười Rộc là giám đốc công an Đồng Nai, bán bãi vượt biên, bị tử hình, ông Tám rất buồn vì dù sao cũng từng là đồng chí vào sinh ra tử với mình. Khi Mười Rộc là giám đốc công an thì ông Tám được phân công là bí thư huyện ủy huyện Thống Nhất, huyện có nhiều đồng bào công giáo di cư nhất.
Ông Tám có lần ra Bắc công tác, ở nhà, Nguyễn thị Ngọc Liên, phó bí thư huyện ủy cưới chồng, chồng là một sĩ quan cao cấp trong quân đội. Đám cưới rất to, trong khi đó dân tình còn khốn khó, các giáo đoàn muốn tranh thủ tình cảm của cặp vợ chồng cán bộ cách mạng này nên quà cáp rất nhiều.
Ông Tám về. Biết chuyện, kêu bà Liên lên. Ông mắng cho một trận. Sau đó ông cứu uy tín cho bà Liên, bằng cách thu tất cả quà cưới lại rồi bảo bà Liên đem đến tặng cho các gia đình công giáo nghèo. Tiếng thơm của bà Liên nức trong dân, và hành động của bà trở thành một tấm gương... tử tế của người cán bộ cách mạng thời đó.
Có thể, chính tấm lòng bao dung của ông Tám đã giúp bà Liên trưởng thành lên, hề hề... bà trở thành ủy viên trung ương đảng, bí thư tỉnh ủy Đồng Nai, cấp trên của ông Tám.
Khi gã dẫn ông Tám tới nhà bà má liệt sĩ kia, câu đầu tiên ông nói với má là, má ơi con xin lỗi má. Có nhiều người nói xin lỗi mà trớt lớt đầu môi, riêng ông Tám nói thì gã tin.
Và gã đã ngạc nhiên, khi nghe bà má nói, tao giận tụi bây làm quan ông này ông kia ráo trọi rồi, chả còn nhớ tới ai nữa tao mới đem đám huân chương nầy cho gà ăn, chớ tao cần chi cái nhà cao cửa rộng mà một ên vẫn một... ên. Tao ở cái chòi nầy cũng được, nếu tụi bay thỉnh thoảng ghé chơi, chuyện tào lao... để thằng Hai nó biết đồng đội nó không bỏ quên nó, nó vui. Tao cần nó vui chớ tao đâu cần tao vui.
Ông Tám ra sau đống rơm đi...tè.
Tè gì mà tè lâu thế?
Gã tới ông.
Ông đang dựa đống rơm rưng rức... khóc.
Thiếu gì nước mắt của những bác quan to cố tình sụt sịt trước ống kính chụp hình?
Tiếc quá người khóc thật, ân hận thật ở xứ của gã quá ư là hiếm.
Thôi thì, hiếm mới quý, lẽ đời.
Huyện Long Thành mấy chục năm không hề có tượng đài nghĩa trang liệt sĩ là vì trong lòng các má liệt sĩ có giọt nước mắt của ông Tám Hải - và với các má thế là đủ rồi.
Còn bây giờ thế nào thì gã chịu, vì cái dự án Sân bay Long Thành đang rùm beng, đang nháo nhào cả lên.
Chút tình thôi sao mà cũng khó thế hở giời?
FB Lưu Trọng Văn)
Cái nầy là cái chưn nè, cái nầy là cái tay nè, còn cái nầy là cái tao được là má liệt sĩ nè. Má đưa từng chiếc huân chương đã ngả màu xin xỉn lên cho gã coi.
Mầy hỏi coi có ai mua mấy thứ nầy, tao bán.
Thế rồi má cầm vốc huân chương ra ngoài sân, miệng chích chích gọi gà, mấy con gà gầy ngẳng bu lại, mổ mổ trên mấy cái huân chương, rồi quệt mỏ bỏ đi kiếm giun. Mầy coi, cho gà mà gà hổng thèm ăn.
Gã tìm hiểu thì biết má có nhõn thằng con trai đi bộ đội, hai lần bị thương, rồi lần cuối gần tới ngày hòa bình thì hy sinh.
Gã gặp ông Tám Hải mới về làm bí thư huyện uỷ Long Thành.
Chú Tám, cái chuyện xây tượng đài nghĩa trang liệt sĩ huyện hoành tráng theo cháu là không xong rồi.
Gã kéo ông bí thư huyện ủy tới cái chòi của má.
Ông Tám sau một đêm không ngủ, sớm te te gà gáy, nói với gã, khỏi xây.
Một ông lãnh đạo ủy ban bảo, kinh phí đã duyệt rồi chú Tám ơi, huyện nào cũng có đài liệt sĩ hoành tráng, huyện mình có kinh phí mà không xây, sao coi được?
Một ông lãnh đạo mặt trận kì kèo, ngân sách này của Trung ương, của tỉnh, chớ của huyện đâu, không xây đài liệt sĩ thì phải trả lại.
Ông Tám trợn mắt. Không trả. Tiền nào cũng là tiền của dân . Không có đài liệt sĩ thì có nhà cho gia đình liệt sĩ. Lấy tất cả xây nhà cho các gia đình liệt sĩ. Kỷ luật tao chịu.
Gã từng nhiều đêm tâm sự với ông Tám, gã biết tính ông. Gốc của ông là cán bộ an ninh, được cài cắm theo dân công giáo di cư vào Nam năm 1954. Ông từng là chỉ huy an ninh của tỉnh, nhưng vì biết mình là dân bắc, nên ông đã nhường chức chỉ huy cho Mười Rộc, tức Mười Vân là dân Đồng Nai chính gốc.
Mười Rộc vốn là chỉ huy trại tù phi công Mỹ ở Sơn Tây, sau sự kiện không quân Mỹ tập kích trại tù này để cứu phi công Mỹ bất thành, Mười Rộc "được" hay "bị" không rõ nữa đưa vào chiến trường Nam Bộ.
Sau này Mười Rộc là giám đốc công an Đồng Nai, bán bãi vượt biên, bị tử hình, ông Tám rất buồn vì dù sao cũng từng là đồng chí vào sinh ra tử với mình. Khi Mười Rộc là giám đốc công an thì ông Tám được phân công là bí thư huyện ủy huyện Thống Nhất, huyện có nhiều đồng bào công giáo di cư nhất.
Ông Tám có lần ra Bắc công tác, ở nhà, Nguyễn thị Ngọc Liên, phó bí thư huyện ủy cưới chồng, chồng là một sĩ quan cao cấp trong quân đội. Đám cưới rất to, trong khi đó dân tình còn khốn khó, các giáo đoàn muốn tranh thủ tình cảm của cặp vợ chồng cán bộ cách mạng này nên quà cáp rất nhiều.
Ông Tám về. Biết chuyện, kêu bà Liên lên. Ông mắng cho một trận. Sau đó ông cứu uy tín cho bà Liên, bằng cách thu tất cả quà cưới lại rồi bảo bà Liên đem đến tặng cho các gia đình công giáo nghèo. Tiếng thơm của bà Liên nức trong dân, và hành động của bà trở thành một tấm gương... tử tế của người cán bộ cách mạng thời đó.
Có thể, chính tấm lòng bao dung của ông Tám đã giúp bà Liên trưởng thành lên, hề hề... bà trở thành ủy viên trung ương đảng, bí thư tỉnh ủy Đồng Nai, cấp trên của ông Tám.
Khi gã dẫn ông Tám tới nhà bà má liệt sĩ kia, câu đầu tiên ông nói với má là, má ơi con xin lỗi má. Có nhiều người nói xin lỗi mà trớt lớt đầu môi, riêng ông Tám nói thì gã tin.
Và gã đã ngạc nhiên, khi nghe bà má nói, tao giận tụi bây làm quan ông này ông kia ráo trọi rồi, chả còn nhớ tới ai nữa tao mới đem đám huân chương nầy cho gà ăn, chớ tao cần chi cái nhà cao cửa rộng mà một ên vẫn một... ên. Tao ở cái chòi nầy cũng được, nếu tụi bay thỉnh thoảng ghé chơi, chuyện tào lao... để thằng Hai nó biết đồng đội nó không bỏ quên nó, nó vui. Tao cần nó vui chớ tao đâu cần tao vui.
Ông Tám ra sau đống rơm đi...tè.
Tè gì mà tè lâu thế?
Gã tới ông.
Ông đang dựa đống rơm rưng rức... khóc.
Thiếu gì nước mắt của những bác quan to cố tình sụt sịt trước ống kính chụp hình?
Tiếc quá người khóc thật, ân hận thật ở xứ của gã quá ư là hiếm.
Thôi thì, hiếm mới quý, lẽ đời.
Huyện Long Thành mấy chục năm không hề có tượng đài nghĩa trang liệt sĩ là vì trong lòng các má liệt sĩ có giọt nước mắt của ông Tám Hải - và với các má thế là đủ rồi.
Còn bây giờ thế nào thì gã chịu, vì cái dự án Sân bay Long Thành đang rùm beng, đang nháo nhào cả lên.
Chút tình thôi sao mà cũng khó thế hở giời?
FB Lưu Trọng Văn)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét