Translate

Thứ Năm, 7 tháng 5, 2015

Sân bay & Sân Golf

>  Đường golf rộng, đường bay hẹp
     
Sân bay Tân Sơn Nhất “vỡ trận”: Có phải là sự bất ngờ hay đất nước vô chủ?
>  Cần trả diện tích sân golf để giảm tải sân bay Tân Sơn Nhất
>  Nhóm lợi ích quân đội và bi kịch Tân Sơn NhấtLần thứ 5, Phó Thủ tướng triệu tập họp giải cứu Tân Sơn Nhất
>
   
http://viet-studies.info/kinhte/TaiSaoLongThanhQuanTrong.htm..
Sân golf của quân đội gần sân bay Tân Sơn Nhất đang trở thành biểu tượng cho sự mâu thuẫn lợi ích giữa lực lượng này và công chúng
.http://bbc.in/1PqAsmo
                              Kết quả hình ảnh cho sân golf Tân sơn Nhất


Đây là nhận định của cây bút Mike Ives, từ hãng thông tấn AP, trong bài viết ngày 3/5.

Tác giả Ives cho rằng việc chính phủ Việt Nam đề xuất xây dựng sân bay Long Thành thay vì sử dụng lô đất mà Bộ Quốc phòng đang dùng làm sân golf, cho thấy quyền lực của quân đội cũng như tầm ảnh hưởng của lực lượng này lên nền kinh tế Việt Nam.
Bài viết có đoạn

Sân bay bận rộn nhất của Việt Nam, nơi từng đón hàng nghìn lính Mỹ đến tham chiến, giờ đây là tâm điểm của một vụ việc gây tranh cãi liên quan đến quyền lực của quân đội trong lĩnh vực thương mại.

Để giải quyết tình trạng quá tải tại sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất ở TP.HCM, các lãnh đạo cao cấp của Đảng Cộng sản đã đề xuất xây một sân bay trị giá 15,8 tỷ đôla, cách đó khoảng 40km.

Tuy nhiên một số cư dân thành phố và các chuyên gia hàng không nói việc mở rộng sân bay sang khu đất kế đó, vốn do quân đội quản lý, là điều hợp lý hơn.

Dư luận cũng không khỏi thắc mắc là vì sao nơi này lại được sử dụng để xây dựng sân golf.

Theo thống kê của chính phủ, các doanh nghiệp quân đội có lợi nhuận trước thuế là 46 nghìn tỷ đồng (2,14 tỷ đôla) trong năm 2014.

Tuy nhiên giới chuyên gia cho rằng các doanh nghiệp này đôi khi hoạt động ngoài tầm kiểm soát của Đảng Cộng sản, và quy mô các hoạt động thương mại của họ vẫn chưa được làm rõ.
Phía quân đội đã từ chối đề nghị phỏng vấn và không trả lời câu hỏi qua email từ các phóng viên về hoạt động thương mại của mình.
Bà lê Thị Thanh Hoa, hành nghề bán chim bên đường, gần sân golf cạnh sân bay, nói quân đội là chủ thuê mặt bằng của bà và nhiều người khác trong khu vực.
"Kinh doanh với quân đội khá tốt vì giá cả ổn định," bà nói, đồng thời cho biết bà đã trả tiền thuê 30 triệu đồng/tháng trong 5 năm qua.
"Quân đội rất nhiều quyền lực và họ kiểm soát toàn bộ khu vực này".
Sân golf Tân Sơn Nhất chỉ cách đó khoảng nửa cây số, với nhà nghỉ câu lạc bộ - Điện Him Lam - được lót đá cẩm thạch và đèn chùm mạ vàng tại tiền sảnh.
Him Lam, công ty tư nhân có logo đặt tại tòa nhà, có quan hệ "mật thiết" với Bộ Quốc phòng và đã tham gia vào nhiều dự án lớn tại các công trình do quân đội sở hữu, một nhà ngoại giao Hoa Kỳ viết vào năm 2006, theo tài liệu được trang Wikileaks rò rỉ.
Tài liệu này cũng nói ông Dương Công Minh, chủ tich tập đoàn Him Lam, từng nói với các nhà ngoại giao rằng đất đai và tiền thuê bất động sản là nguồn thu "ngoài ngân sách" chính của Bộ Quốc phòng.
http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20160826/duong-bang-san-bay-tan-son-nhat-ngap-nuoc/1161562.html

Không có nhận xét nào: