Translate

Chủ Nhật, 30 tháng 11, 2014

Sâu...Cả bầy !

(Tin tức thời sự) - Nhiều ý kiến còn băn khoăn việc ông Truyền được cấp nhiều nhà, rồi cả con của ông... thì liệu vai trò quản lý nhà nước tại các địa phương ở đâu?

Câu hỏi này được đặt ra khi ông Lê Hoàng Quân, Chủ tịch UBND TPHCM trả lời báo Tuổi trẻ rằng: lúc nhận đơn đề nghị bán nhà thuộc sở hữu nhà nước số 105 Nguyễn Trọng Tuyển (phường 15, quận Phú Nhuận) của ông Trần Văn Truyền, UBND TPHCM không biết gia đình ông Truyền đã có nhà.

Trước câu trả lời này, luật sư Võ Xuân Trung chia sẻ trên tờ Tiền Phong rằng: nói như thế là không thuyết phục.
Theo luật sư Trung lý giải, ông Truyền trước khi ra Hà Nội làm Phó chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương Đảng, rồi làm Tổng thanh tra Chính phủ đã giữ chức Bí thư tỉnh ủy Bến Tre.

"Với chức vụ “quan đầu tỉnh” và lại là dân gốc Bến Tre, phải thấy khả năng có nhà ở Bến Tre là rất cao. Vậy vì sao khi quyết định bán căn nhà nói trên, TP HCM không kiểm tra xem ông Truyền có nhà hay chưa?", luật sư Trung đặt câu hỏi.

Ngôi nhà số 105, Nguyễn Trọng Tuyển, phường 15, quận Phú Nhuận đang được UBND TP.HCM chỉ đạo thu hồi.

Thứ hai, ông Trung cũng cho rằng Truyền ra Hà Nội làm việc và được cấp nhà công vụ tại đây, ông không sinh sống và làm việc tại TPHCM, lý do ông trình bày để xin thuê nhà tại TPHCM là “hoàn cảnh khó khăn do công tác xa và có nhu cầu nhà ở tại TPHCM” liệu có thuyết phục?

"Ông là cán bộ cấp cao khi đi công tác thì đã có người lo chỗ ăn ở cho ông tại Nhà khách Chính phủ hoặc nhà khách của Cơ quan Thanh tra Chính phủ phía Nam", ông Trung nói.

Sau khi thời gian thuê nhà hết hạn ông Truyền lại làm đơn xin chuyển tên người thuê qua con gái của mình là Trần Thị Ngọc Huệ, sau đó vào năm 2011 ông Truyền lại làm đơn trình bày hoàn cảnh khó khăn, bức xúc về nhà ở và đề nghị TPHCM bán căn nhà này cho con gái ông theo NĐ 61-CP và căn nhà đã được TPHCM bán cho con gái ông Truyền một cách nhanh chóng.

Ai cũng biết mua nhà theo NĐ 61-CP đối với người dân bình thường là một hành trình vất vả “đoạn trường ai có qua cầu mới hay”, thủ tục nhiêu khê với bao nhiêu giấy tờ, tốn rất nhiều thời gian và một loại giấy tờ bắt buộc phải có đó là giấy cam kết có xác nhận của chính quyền là người mua chưa đứng tên sở hữu bất cứ căn nhà nào từ trước cho đến khi xin mua nhà.

"Trong hồ sơ xin mua nhà của ông Truyền có tờ giấy cam kết này không? Nếu có thì lại có nhiều chuyện để bàn ở đây", luật sư Trung phân tích.

Từ những lý giải của mình, luật sư Trung cho rằng: việc của ông Truyền đã được cơ quan chức năng của Đảng kết luận, vì vậy mong rằng UBND TPHCM nên thẳng thắn nhìn nhận khuyết điểm của mình và xử lý nghiêm những người có trách nhiệm liên quan trong vụ này, có như vậy mới mong không để xảy ra những trường hợp tương tự”.

Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội luật gia TPHCM, Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư TPHCM cũng cho rằng: các cơ quan chức năng TPHCM đã mắc một số sai phạm khi giải quyết bán nhà thuộc sở hữu nhà nước cho ông Trần Văn Truyền

Theo luật sư Hậu, vào thời điểm tháng 3/2011, UBND TPHCM giải quyết bán nhà 105 Nguyễn Trọng Tuyển, Phú Nhuận, ông Trần Văn Truyền đã có nhiều tài sản “khủng” gồm nhà, đất tại Bến Tre, TPHCM. Thậm chí biệt thự ở quận 9, TPHCM ông Truyền cũng không sử dụng.

"Như vậy, việc các cơ quan chức năng của TPHCM giải quyết bán nhà cho ông Trần Văn Truyền là không đúng đối tượng, thiếu cơ sở pháp lý, trái với quy định của Nghị định 61/CP", luật sư Hậu nói.

Vị luật sư này cũng nêu ý kiến: Cần phải xem lại ý thức chấp hành pháp luật, thậm chí coi thường pháp luật của một số công chức. Quy định về quy trình hóa giá nhà ở khá đầy đủ, nhưng những người thực hiện cố tình làm sai.

"Những người làm sai cần phải xử lý nghiêm. Đối với lãnh đạo TPHCM, cần phải tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật của những công chức thừa hành", luật sư Hậu nói.

‘Cửa hàng bia’ 1,8 tỷ của nhà ông Trần Văn Truyền

*  Biệt thự ông Truyền và người nộp thuế


Không có nhận xét nào: