>> Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ: “Trung Quốc không thay đổi âm mưu độc chiếm biển Đông”
>> Có xây đảo nổi cũng không “đảo nổi” lịch sử!
Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ nói: “Dù Trung Quốc đã rút giàn khoan nhưng âm mưu hiện thực hóa đường lưỡi bò, độc chiếm biển Đông là không thay đổi. Chỉ có điều, cuộc đấu tranh này sẽ chuyển sang giai đoạn khác, thậm chí quyết liệt hơn, phức tạp hơn”.
Thật dứt khoát: “âm mưu hiện thực hóa đường lưỡi bò là không thay đổi”.
Đã có nhiều ý kiến, nhận định như vậy. Đã nói nhiều, quá nhiều, hàng vạn lần về âm mưu của Trung Quốc độc chiếm biển Đông, thôn tính biển đảo của Việt Nam. Nhưng đó là nói trong dư luận, trên báo chí, chưa vang lên như một tiếng nói sơn hà và lời hiệu triệu lòng dân giữa Quốc hội.
Đối với việc “hiện thực hóa đường lưỡi bò”, đúng ra không còn xem đó là âm mưu. Âm mưu là cái còn che giấu, chưa bộc lộ bằng hành động. Còn ở đây, Trung Quốc đã và đang thực hiện. Đó là đã chiếm quần Hoàng Sa năm 1974, chiếm Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa năm 1988. Đó là cấm ngư trường Hoàng Sa, gọi đấu thầu các lô dầu khí của Việt Nam, húc chìm tàu cá ngư dân Việt Nam trên biển Việt Nam. Đó là công bố bản đồ ngang thành bản đồ dọc, in hình lưỡi bò lên hộ chiếu, tiếp tục xây dựng các căn cứ quân sự trên các đảo cưỡng chiếm của Việt Nam. Thông tin mới nhất là Trung Quốc đã biến bãi đá Chữ Thập thành đảo lớn nhất Trường Sa.
Không còn mơ hồ bất cứ điều gì về một láng giềng tốt đẹp khi họ xâm lược mình. Hãy nói thật đúng bản chất của các hành động của Trung Quốc là xâm lược. Chẳng lẽ đợi họ tấn công chiếm toàn bộ biển đảo và vẽ xong đường lưỡi bò trên biển bằng các lực lượng quân sự thì khi đó mới gọi là xâm lược?
Mỗi công dân Việt Nam, bất kỳ ai cũng phải tỉnh ngộ để giữ nước.
Và nói như Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ: “Chúng ta không thể lơ là mất cảnh giác. Các cụ của ta cũng đã nói rồi: Nếu không muốn chiến tranh thì chúng ta phải chuẩn bị thật tốt cho cuộc chiến tranh. Công tác chuẩn bị sẽ là một yếu tố để người ta tính đến khi muốn tấn công mình”.
Sẽ không có kẻ địch nào, dù cường địch, lại dám và dễ dàng tấn công ta nếu ta thực sự mạnh
Ngược lại, một nước yếu cũng có thể dám uy hiếp ta nếu như ta yếu hơn họ.
Mạnh không chỉ là năng động trên trường ngoại giao, mà phải phát huy dân chủ ở trong nước. Mạnh không chỉ là củng cố quan hệ với các nước láng giềng mà phải xây dựng quốc gia cường thịnh. Mạnh không chỉ là có kho vũ khí lớn mà tập hợp được lòng dân.
Chợt nhớ một câu danh ngôn: “Chiều hôm qua một đạo quân không làm tôi sợ. Tối hôm nay tôi sợ bóng mình”.
Lê Chân Nhân
Biển Đông: Khi 'cáo' đã rắp tâm 'thò chân'
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét