Tàu Trung quốc ngang nhiên đâm chìm một tàu cá Việt Nam trước sự chứng kiến của nhiều ngư dân trên các tàu cá khác ngày 26 tháng 5, 2014. |
Tàu cá QNg 94912 TS cùng 6 ngư dân Quảng
Ngãi trên đó bị Trung Quốc bắt đi từ hôm 3 tháng 7 ngay tại Vịnh Bắc Bộ thuộc
chủ quyền Việt Nam. Đến nay đúng một tuần lễ, nhưng tin tức về họ vẫn chưa được
rõ.
Và đây là vụ bắt bớ mới nhất đối với ngư
dân Việt hành nghề trên vùng biển của nước nhà. Suốt nhiều năm qua họ phải đối
diện với thêm bao khó khăn khi đi đánh bắt trên biển; đặc biệt khi bị săn đuổi
bởi phía Trung Quốc.
Nhìn nhận về tình cảnh của họ hiện nay ra
sao?
Làm nghề khi ngư trường bị
Trung Quốc vây hãm
Biển khơi bao la ngày càng trở nên nhỏ hẹp
đối với ngư dân Việt Nam khi mà phía Trung Quốc không còn che giấu tham vọng độc
chiếm khu vực Biển Đông. Kể từ năm 1999, Bắc Kinh hằng năm ban hành lệnh cấm
đánh bắt cá tại khu vực Biển Đông từ trung tuần tháng 5 cho đến đầu tháng 8.
Tiếp đến sau khi Trung Quốc tiến hành xây dựng
thành phố Tam Sa trên đảo Phú Lâm mà họ gọi là Vĩnh Hưng, thuộc quần đảo Hoàng
Sa nơi mà họ cưỡng chiếm hồi năm 1974 đặt đó là đơn vị hành chính quản lý hết
các đảo tại Biển Đông nằm trong đường lưỡi bò do họ vạch ra/ thì việc ngư dân
Việt Nam đi vào vùng biển truyền thống ngày càng trở nên nguy hiểm.
Bắc Kinh còn thông qua chính quyền tỉnh Hải
Nam hồi tháng 11 năm ngoái banh hàn lệnh buộc các tàu nước ngoài muốn đánh bắt
tại 2/3 khu vực Biển Đông phải xin phép tỉnh này, nếu không họ sẽ đuổi đi hay tịch
thu phương tiện và có thể áp dụng mức phạt gần 83 ngàn đô la Mỹ đối với tàu bị
bắt.
Mới đây nhất từ đầu tháng 5 năm 2014, Trung
Quốc cho hạ đặt giàn khoan khủng trong vùng thểm lục địa và vùng đặc quyền kinh
tế của Việt Nam, chỉ cách đảo Lý Sơn chưa đầy 120 hải lý. Sau đó, một tàu cá của
ngư dân thành phố Đà Nẵng ĐNa 90152 bị tàu của Trung Quốc đâm chìm ngay
trước sự chứng kiến của tàu cảnh sát biển Việt Nam.
Ngày 3 tháng 7 một tàu cá cùng 6 ngư
dân tỉnh Quảng Ngãi bị phía Trung Quốc bắt giải về nước họ khi tàu này đang
đánh bắt trong vùng biển của Việt Nam thuộc Vịnh Bắc Bộ. Một tàu khác của ngư
dân Lý Sơn bị tàu chiến Trung Quốc rượt đuổi và đâm vào.
Nhân dịp hội thảo ‘Hoàng Sa- Trường Sa: Sự
thật lịch sử’ diễn ra tại thành phố Đà Nẵng trong hai ngày 20 và 21 tháng 6,
các học giả trong và ngoài nước được đưa đến xem chiếc tàu bị nạn và nói chuyện
với người chủ thuyền cùng thuyền trưởng điều khiển chiếc tàu.
Ông Andre Menras, một người Pháp nhập
quốc tịch Việt Nam với tên Hồ Cương Quyết, lâu nay rất quan tâm đến ngư dân Việt
Nam và thực hiện cuốn phim nói về cảnh ngộ của những gia đình ngư dân tại đảo
Lý Sơn ‘Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát’, là một trong những người chứng kiến
con tàu bị phía Trung Quốc đâm chìm và được kéo về âu thuyền Thọ Quang như là vật
chứng cho hành động tấn công của phía Trung Quốc đối với tàu cá Việt Nam.
Ông nói:
\
Tôi vừa mới được gặp một số anh
em ngư dân tại Đà Nẵng, đặc biệt các ngư dân bị tàu Trung Quốc đánh chìm trước
mắt các tàu Cảnh sát Biển Việt Nam. Cảnh sát biển Việt Nam chứng kiến nhưng bất
lực và chỉ biết cứu người sau đó.
rao đổi với họ tôi biết tình
hình kinh tế hiện tại của thuyền trưởng và 9 thuyền viên đang gặp nhiều khó
khăn. Lý do tàu của họ bị hư hỏng rất nặng, họ phải chịu cảnh thất nghiệp. Chủ
tàu, bà Hoa, cũng rất buồn vì đã mất phương tiện kiếm sống của gia đỉnh.
Theo bà này thì các ngư dân khi
đi đánh bắt cá xa bờ tại vùng Hoàng Sa ngày càng phải liều mạng sống của họ.
Chính bà Huỳnh thị Như Hoa cho biết tình cảnh
khó khăn hiện nay của gia đình và các ngư dân đi trên tàu:
Trong năm nay không có công ăn
việc làm, đói, không cò tiền để trang trải trong gia đình.
Ông Andre Menras Hồ Cương Quyết cho biết tại
Hội thảo ở Đà Nẵng vừa qua, ông nêu ra một vấn đề đáng chú ý khác khi những ngư
dân Việt Nam bị phía Trung Quốc bắt bớ, đâm tàu như thế:
Trong hội thảo vừa rồi tôi nhấn mạnh
một điều ‘vấn đề ở đây không chỉ là vấn đề chủ quyền, vấn đề là một vấn đề nhân
quyền. Không nên chờ đến lúc vấn đề chủ quyền được giải quyết mới tạo điều kiện
cụ thể cho ngư dân được hành nghề an toàn. Nên thành lập ngay một Ủy ban Quốc tế
Đòi Quyền Sống cho Ngư dân để kiện Trung Quốc về các hành động vô nhân đạo của
họ đối bới người lao động Việt Nam trên biển đó là bắn chết, đánh đập, bắt giữ
trong điều kiện tồi tệ như tù binh, tịch thu tàu, phá các ngư cụ, ăn cướp hải sản,
đòi tiền chuộc khổng lờ, đâm chìm tàu rồi bỏ đi mặc kệ sống chết ra sao… Bởi vì
đó là một chính sách khũng bố đã có hệ thống của nhà cầm quyền Bắc Kinh.
Thông tin ngư dân gặp nạn khi đang đánh bắt
trên biển từ trước đến nay thường chỉ được báo chí loan tải khi những con tàu
may mắn thoát hiểm về đến đất liền. Do đó số liệu thống kê các vụ việc chưa nói
lên hết được thực tế lâu nay.
Ông Andre Menras- Hồ Cương Quyết nói về thống
kê mà ông thực hiện dựa trên tin tức được loan tải:
Tôi đã lập một vài thống kê về
vấn đề này : từ năm 2002 đến nay có hơn 2000 ngư dân Việt Nam là nạn
nhân của tàu Trung Quốc ; 30 ngư dân chết hay ‘mất tích’ trên biển khi thời
tiết không xấu, 120 ngư dân bị tàu đâm chìm và suýt chết, 500 ngư dân bị bắt giữ
tại đảo Phú Lâm, 130 chiếc tàu bị tịch thu… Chưa kể đến các gia đình thất nghiệp
và phá sản khi phải trả tiền vay để đóng tàu đi biển cho bà con và ngân hàng suốt
đời của họ.
Cho dù các số liệu thống kế vừa nêu chưa đầy
đủ bởi có thời gian việc đưa tin về vấn đề này còn bị xho là ‘nhạy cảm’.
Đề nghị hỗ trợ
Có thể nói người ngư dân ngoài kỹ năng đi
biển họ không có thể tự vệ trước hành động tấn công của các tàu Trung Quốc. Họ
cần sự bảo vệ hiệu quả từ các lực lượng chức năng của Việt Nam như đề nghị của
ông Andre Menras như sau:
Đề nghị chủ yếu của ngư dân đối
với chính quyền hiện nay là họ phải được bảo vệ thật sự, vì họ không thể tự bảo
vệ được. Có vẻ như chính quyền đã đưa ra chính sách hỗ trợ vốn vay ưu đãi cho
các ngư dân mua tàu vỏ thép và công suất lớn. Công tác đó nếu được thực hiệp kịp
thời, nếu tiền của dân thật sự đi vào tay ngư dân, thì có thể giúp cho ngư dân
đối phó với bão tố và các cuộc tấn công của tàu Trung Quốc- đó là tàu cá hay là
tàu quân sự.
Vấn đề đóng tàu vỏ thép kiên cố có sức chịu
đựng tốt hơn tàu gỗ mà ngư dân sử dụng lâu nay từng được triển khai. Thế nhưng
cho đến lúc này chỉ mới có một vài chiếc tàu vỏ thép được đưa vào sử dụng. Những
chiếc tàu này dù có những lợi thế hơn tàu gỗ; thế nhưng vẫn chưa thể đáp ứng được
yêu cầu về mặt kỹ thuật để ngư dân đi đánh bắt xa bờ và lâu ngày.
Nhiều ngư dân không còn con đường sinh sống
nào khác ngoài làm biển nên phải trụ bám, còn những ai có cách thì phải bỏ biển
vì công việc làm ăn bấp bênh nhiều khi lỗ vốn; trong khi đó nguy cơ bị phía
Trung Quốc bắt giữ, tịch thu hải sản, ngư cụ và thậm chí bị đâm chìm, bắn chết
là quá lớn.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét