Vụ cướp trực thăng tại sân bay Bạch Mai trốn đi Trung Quốc năm 1981
Chiếc UH-1H 576 và phi hành đoàn tại Đại Tân (TQ) sáng sớm 30/9/1981Lời bình của Hiệu Minh: Vụ này khá đình đám năm 1981, nhưng tôi toàn nghe tin đồn do các con quan “thổi” lại. Bây giờ họ không cướp máy bay nữa, vì quá nhỏ, mà cướp luôn cơ quan đầu não. Dự án chiến lược, cho vay ưu đãi, thương mại một chiều, 16 chữ vàng, 4 tốt, đàn áp biểu tình chống TQ, những nhà báo, bloggers có yếu tố chống “bạn” đều được hỏi thăm và cho vào hộp. Báo chí, an ninh, đảng…nhìn Mỹ là kẻ thù số 1, Trung Quốc là bạn số…”rách”. Đó chính là những UH1H thời @ và toàn cầu hóa. |
Trong khi chiến sự vẫn rất căng thẳng trên toàn tuyến biên giới Việt – Trung, dịp Quốc khánh Trung Quốc 1/10/1981, Việt Nam bàng hoàng bởi vụ cướp máy bay trực thăng chiến đấu biên chế ngay tại Sở chỉ huy của quân chủng Không quân ở sân bay Bạch Mai.
Rạng sáng 30/9/1981, 2 chiến sỹ gác sân bay
Bạch Mai (Trụ sở Bộ tư lệnh quân chủng Không quân) tại Hà Nội bị hạ sát bằng lưỡi
lê đâm vào cổ họng. Chiếc máy bay trực thăng UH-1H với đầy đủ vũ khí và cơ số
xăng dầu đã bị cướp mất. Ít ngày sau, qua Nhân Dân Nhật Báo, cơ quan ngôn luận
của ĐCS Trung Quốc, Việt Nam mới hay tin những người trên máy bay đã được Trung
Quốc biệt đãi, được gặp “lãnh tụ” Hoàng Văn Hoan, được Triệu Tử Dương tiếp đón.
Sáng sớm ngày 30/9/1981, lực lượng bảo vệ
sân bay Bạch Mai phát hiện 2 bộ đội gác sân bay bị hạ sát, ngay sau đó họ đã
không thấy chiếc máy bay trực thăng UH-1H số hiệu 576. Táo tợn hơn, sau khi cất
cánh khỏi sân bay Bạch Mai, chiếc máy bay này còn đàng hoàng hạ cánh xuống phường
Phúc Xá thuộc địa bàn quận Ba Đình đón thêm người rồi mới bay thẳng đi Trung Quốc
trước sự bất lực hoàn toàn của lưới lửa phòng không dày đặc thời chiến.
Tác giả chính của vụ cướp máy bay này là
Thiếu úy Kiều Thanh Lục, ngoài ra còn có sự trợ giúp của một số sỹ quan, cán bộ
quân chủng Không quân (cùng trốn theo sang Trung Quốc) trong đó đáng chú ý có một
người là cựu sỹ quan không lực Việt Nam cộng hòa được thu dung phục vụ tạm thời
trong quân chủng. Dựa vào chi tiết này, phán đoán ban đầu là chiếc máy bay đã
bay ra hạm đội 7 của Hoa Kỳ (lúc đó Việt Nam vẫn coi Hoa Kỳ là kẻ thù nguy hiểm
nhất). Ngay lập tức, toàn bộ các đồng chí diện “thu dung” bị đặt dưới chế độ
giám sát đặc biệt, kể cả đồng chí từng lái máy bay ném bom dinh Độc Lập.
Chỉ sau khi Nhân Dân Nhật Báo đăng chi tiết
về vụ cướp máy bay và Bắc Kinh tổ chức họp báo quốc tế rầm rộ với Kiều Thanh Lục,
Dương Văn Lợi, Hoàng Xuân Đoàn và Lê Ngọc Sơn (phi hành đoàn) thì Việt Nam mới
ngã ngửa ra rằng chiếc máy bay đang ở trong tay Trung Quốc.
Sau thất bại quân sự năm 79, Trung Quốc cố
thổi phồng vụ này lên, nâng tầm quan trọng ngang vụ “lão thành cách mạng Đảng Cộng
sản VN” Hoàng Văn Hoan bỏ trốn, đặc biệt lại đúng dịp 32 năm Quốc khánh Trung
Quốc (1/10/1981). Bắc Kinh gọi đây là máy bay đặc dụng biên chế riêng phục vụ Bộ
Chính trị của “tập đoàn Lê Duẩn”.
Những ngày sau, không những “lãnh tụ” Hoàng
Văn Hoan mà ngay cả Triệu Tử Dương (Chủ tịch TQ) cũng đích thân tiếp 10 người
đi trên máy bay. Thậm chí còn có tin, nếu Trung Quốc thành lập “chính phủ”
Hoàng Văn Hoan lưu vong thì những người trên sẽ được Bắc Kinh cơ cấu vào các chức
vụ quan trọng như bộ trưởng Quốc phòng, Tư lệnh Không quân …
Vụ giết bộ đội, cướp máy bay ngay tại sân của
quân chủng Không quân đã trôi qua 33 năm nhưng nhiều câu hỏi lớn vẫn chưa tìm
được câu trả lời thấu đáo. Có hay không bàn tay của tình báo Hoa Nam đạo diễn vụ
này? Ai đã cố tình nạp sẵn nhiên liệu vào máy bay và chuẩn bị các điều kiện cất
cánh khác trong khi quy trình để máy bay cất cánh phải qua nhiều khâu, nhiều
người? Tại sao chiếc máy bay bị cướp có thể lọt qua hàng loạt các trận địa
phòng không bảo vệ Thủ đô và nhiều căn cứ không quân, quân sự trọng yếu trên đường
đi trong khi từ lúc cất cánh đến lúc bị phát hiện chỉ vẻn vẹn chưa đầy 5 phút,
đặc biệt trong bối cảnh lực lượng phòng không VN đã được huấn luyện kỹ chiến
thuật chống trực thăng tầm thấp sau vụ Sơn Tây 1970.
Nếu không có mật lệnh từ trước, hẳn chiếc
máy bay đã bị chính lưới lửa phòng không của Trung Quốc bắn hạ chứ không thể
bay sâu vào nội địa TQ để hạ cánh xuống huyện Đại Tân (lúc đó Bắc Kinh vẫn duy
trì một lực lượng quân sự khổng lồ trên biên giới Trung – Việt nhằm xâm lược Việt
Nam).
Ngoài ra, không thể không nhắc tới việc một
vị lãnh đạo quân chủng Không quân VN năm ấy, không những không bị kỷ luật mà
qua hơn 10 năm, sau khi thăng lên nhiều cấp của Bộ Quốc phòng, thì bị “biếm” bởi
một quyết định phê duyệt được cho là có “yếu tố Trung Quốc”.
* Nếu nghĩ rằng Mỹ ủng hộ Việt Nam là hơi…lú
* Trà Vinh cấp phép 2.100 lao động TQ: Không thể
chấp nhận*“Với Formosa, các mục tiêu của một dự án FDI (hút công nghệ,vốn,lao
động…) dường như đều đi ngược lại nhất là với cách ưu đãi đặc biệt cho dự án
này”.
- Formosa
Hà Tĩnh: Giới hạn cấp tín dụng tăng lên 4 lần
- Ưu
đãi bậc nhất để Formosa sản xuất… thép làm gì?
Chuyên gia kinh tế Bùi Trinh đã đưa ra nhận định như vậy trước
việc Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh được Chính phủ cho
nhiều ưu đãi ở mức rất cao. Formosa được ưu đãi kịch trần, miễn tiền thuê đất
15 năm, miễn thuế đối với các mặt hàng tạm nhập tái xuất; miễn thuế nhập khẩu
đối với các mặt hàng tạo tài sản cố định.
Sáng sớm ngày 30/9/1981, lực lượng bảo vệ sân bay Bạch Mai phát hiện 2 bộ đội gác sân bay bị hạ sát, ngay sau đó họ đã không thấy chiếc máy bay trực thăng UH-1H số hiệu 576. Táo tợn hơn, sau khi cất cánh khỏi sân bay Bạch Mai, chiếc máy bay này còn đàng hoàng hạ cánh xuống phường Phúc Xá thuộc địa bàn quận Ba Đình đón thêm người rồi mới bay thẳng đi Trung Quốc trước sự bất lực hoàn toàn của lưới lửa phòng không dày đặc thời chiến.
Tác giả chính của vụ cướp máy bay này là Thiếu úy Kiều Thanh Lục, ngoài ra còn có sự trợ giúp của một số sỹ quan, cán bộ quân chủng Không quân (cùng trốn theo sang Trung Quốc) trong đó đáng chú ý có một người là cựu sỹ quan không lực Việt Nam cộng hòa được thu dung phục vụ tạm thời trong quân chủng. Dựa vào chi tiết này, phán đoán ban đầu là chiếc máy bay đã bay ra hạm đội 7 của Hoa Kỳ (lúc đó Việt Nam vẫn coi Hoa Kỳ là kẻ thù nguy hiểm nhất). Ngay lập tức, toàn bộ các đồng chí diện “thu dung” bị đặt dưới chế độ giám sát đặc biệt, kể cả đồng chí từng lái máy bay ném bom dinh Độc Lập.
Chỉ sau khi Nhân Dân Nhật Báo đăng chi tiết về vụ cướp máy bay và Bắc Kinh tổ chức họp báo quốc tế rầm rộ với Kiều Thanh Lục, Dương Văn Lợi, Hoàng Xuân Đoàn và Lê Ngọc Sơn (phi hành đoàn) thì Việt Nam mới ngã ngửa ra rằng chiếc máy bay đang ở trong tay Trung Quốc.
Sau thất bại quân sự năm 79, Trung Quốc cố thổi phồng vụ này lên, nâng tầm quan trọng ngang vụ “lão thành cách mạng Đảng Cộng sản VN” Hoàng Văn Hoan bỏ trốn, đặc biệt lại đúng dịp 32 năm Quốc khánh Trung Quốc (1/10/1981). Bắc Kinh gọi đây là máy bay đặc dụng biên chế riêng phục vụ Bộ Chính trị của “tập đoàn Lê Duẩn”.
Nếu không có mật lệnh từ trước, hẳn chiếc máy bay đã bị chính lưới lửa phòng không của Trung Quốc bắn hạ chứ không thể bay sâu vào nội địa TQ để hạ cánh xuống huyện Đại Tân (lúc đó Bắc Kinh vẫn duy trì một lực lượng quân sự khổng lồ trên biên giới Trung – Việt nhằm xâm lược Việt Nam).
Ngoài ra, không thể không nhắc tới việc một vị lãnh đạo quân chủng Không quân VN năm ấy, không những không bị kỷ luật mà qua hơn 10 năm, sau khi thăng lên nhiều cấp của Bộ Quốc phòng, thì bị “biếm” bởi một quyết định phê duyệt được cho là có “yếu tố Trung Quốc”.
*
* Trà Vinh cấp phép 2.100 lao động TQ: Không thể chấp nhận*“Với Formosa, các mục tiêu của một dự án FDI (hút công nghệ,vốn,lao động…) dường như đều đi ngược lại nhất là với cách ưu đãi đặc biệt cho dự án này”.
- Formosa
Hà Tĩnh: Giới hạn cấp tín dụng tăng lên 4 lần
- Ưu
đãi bậc nhất để Formosa sản xuất… thép làm gì?
Chuyên gia kinh tế Bùi Trinh đã đưa ra nhận định như vậy trước việc Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh được Chính phủ cho nhiều ưu đãi ở mức rất cao. Formosa được ưu đãi kịch trần, miễn tiền thuê đất 15 năm, miễn thuế đối với các mặt hàng tạm nhập tái xuất; miễn thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng tạo tài sản cố định.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét