Translate

Thứ Ba, 3 tháng 12, 2013

“Người rừng” trở về sau 28 năm là liệt sỹ (Kỳ 1)


(Dân trí) - Người liệt sỹ ấy những tưởng đã xa rời quê hương mãi mãi, cứ ngỡ phần xương cốt kia còn đang nằm đâu đó nơi rừng hoang núi thẳm, thì nay bất ngờ trở về sau 28 năm lưu lạc nơi đất khách quê người...
Chiến tranh tàn khốc đã biến một người lính khỏe mạnh, vạm vỡ thành một người sức cùng lực kiệt, với hàng chục vết thương trên cơ thể. 28 năm sau chiến tranh, ông Lê Xuân Hào (xã Trầm Lộng - Ứng Hòa – Hà Nội) mới xiêu vẹo tìm được đường về quê hương trong bộ dạng “thân tàn ma dại”. Hy sinh, cống hiến cho đất nước, nhưng nỗi trớ trêu kiệt cùng của số phận đã biến ông Hào thành người vô gia cư, đầy bệnh tật, quên quên nhớ nhớ và đằng đẵng những ký ức tang thương về đạn bom, chết chóc.  


Lưu lạc trong rừng sâu...
Câu chuyện hi hữu về người liệt sỹ được khắc tên trên bảng Tổ Quốc ghi công, được đơn vị gửi giấy báo tử về quê nhà, bất ngờ trở về khi chỉ còn ít ngày nữa là đến ngày giỗ thứ 29 của ông, đến bây giờ tuy đã gần 2 năm trôi qua, vẫn khiến người dân xã Trầm Lộng – huyện Ứng Hòa không khỏi xôn xao. Sự gặp gỡ, trùng phùng của những người tưởng ở hai bên kia đầu thế giới vỡ òa trong nước mắt, nhiều người chứng kiến đã phải thốt lên: “Đúng là chuyện cổ tích giữa đời thường...”. 
Tiếp chúng tôi trong căn nhà “vá chằng, vá đụp”, những miếng vữa xi măng cứ nối nhau rơi lả tả, để lộ rõ những hàng gạch ố màu rêu phong, ông Lê Xuân Hào – người “liệt sỹ” năm xưa không giấu được những giọt nước mắt. Nhắc lại năm tháng chiến tranh, gương mặt khắc khổ của ông đột nhiên co rúm lại, ông khóc nấc lên như một đứa trẻ. Ông tập tễnh bước đi, dò dẫm cho chúng tôi xem tập tài liệu ghi lại thời chiến binh của ông. Giấy “chứng tử” của đơn vị ghi tên ông được để lên trên cùng của tập tài liệu.  
Nhập ngũ tháng 3/1983 khi 21 tuổi, ông Hào được biên chế vào Đoàn 7704 và tham gia quân tình nguyện sang giúp nước bạn Campuchia. Năm 1984, trong một lần đi kiếm lương thực cho đơn vị, ông Hào cùng 6 chiến sỹ khác của Quân đội Nhân dân Việt Nam bị địch phục kích, đánh bom. Ông bị thương nặng nhưng may mắn được một gia đình dân tộc thiểu số ở Campuchia cứu giúp, bao bọc. 
Do vết thương ở đầu quá nặng, lại bất đồng ngôn ngữ nên ông không thể tìm lại được đơn vị của mình. Cũng từ đây, người cựu binh ấy bắt đầu cuộc sống lưu lạc đầy nước mắt và tủi hờn: “Vì là người của quân đội nên tôi luôn bị đối phương săn lùng, truy quét. Có đợt phải chạy trốn trong hang đá, giữa rừng. Đói quá, phải đào củ măng gặm sống để tồn tại. Khát nước thì cứ thế mà nhai lá rừng hoặc kiếm quả dại để ăn. Biết tôi là bộ đội Việt Nam, nên người dân Campuchia luôn tìm cách cưu mang, che chở. Tôi sống cùng một gia đình người dân tộc ở một quả núi heo hút trong rừng sâu. Không có điện, nước, cuộc sống bị cô lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài nên không có cách nào liên lạc lại với người thân ở Việt Nam...”. 
Chiến tranh tàn khốc đã biến một người lính khỏe mạnh, vạm vỡ thành một người sức cùng lực kiệt, với hàng chục vết thương trên cơ thể. 28 năm sau chiến tranh, ông Lê Xuân Hào (xã Trầm Lộng - Ứng Hòa – Hà Nội) mới xiêu vẹo tìm được đường về quê hương trong bộ dạng “thân tàn ma dại”. Hy sinh, cống hiến cho đất nước, nhưng nỗi trớ trêu kiệt cùng của số phận đã biến ông Hào thành người vô gia cư, đầy bệnh tật, quên quên nhớ nhớ và đằng đẵng những ký ức tang thương về đạn bom, chết chóc.  


Lưu lạc trong rừng sâu...
Câu chuyện hi hữu về người liệt sỹ được khắc tên trên bảng Tổ Quốc ghi công, được đơn vị gửi giấy báo tử về quê nhà, bất ngờ trở về khi chỉ còn ít ngày nữa là đến ngày giỗ thứ 29 của ông, đến bây giờ tuy đã gần 2 năm trôi qua, vẫn khiến người dân xã Trầm Lộng – huyện Ứng Hòa không khỏi xôn xao. Sự gặp gỡ, trùng phùng của những người tưởng ở hai bên kia đầu thế giới vỡ òa trong nước mắt, nhiều người chứng kiến đã phải thốt lên: “Đúng là chuyện cổ tích giữa đời thường...”. 

Tiếp chúng tôi trong căn nhà “vá chằng, vá đụp”, những miếng vữa xi măng cứ nối nhau rơi lả tả, để lộ rõ những hàng gạch ố màu rêu phong, ông Lê Xuân Hào – người “liệt sỹ” năm xưa không giấu được những giọt nước mắt. Nhắc lại năm tháng chiến tranh, gương mặt khắc khổ của ông đột nhiên co rúm lại, ông khóc nấc lên như một đứa trẻ. Ông tập tễnh bước đi, dò dẫm cho chúng tôi xem tập tài liệu ghi lại thời chiến binh của ông. Giấy “chứng tử” của đơn vị ghi tên ông được để lên trên cùng của tập tài liệu. 

Liệt sỹ trở về Lê Xuân Hào
"Liệt sỹ trở về" Lê Xuân Hào
Nhập ngũ tháng 3/1983 khi 21 tuổi, ông Hào được biên chế vào Đoàn 7704 và tham gia quân tình nguyện sang giúp nước bạn Campuchia. Năm 1984, trong một lần đi kiếm lương thực cho đơn vị, ông Hào cùng 6 chiến sỹ khác của Quân đội Nhân dân Việt Nam bị địch phục kích, đánh bom. Ông bị thương nặng nhưng may mắn được một gia đình dân tộc thiểu số ở Campuchia cứu giúp, bao bọc. 
Do vết thương ở đầu quá nặng, lại bất đồng ngôn ngữ nên ông không thể tìm lại được đơn vị của mình. Cũng từ đây, người cựu binh ấy bắt đầu cuộc sống lưu lạc đầy nước mắt và tủi hờn: “Vì là người của quân đội nên tôi luôn bị đối phương săn lùng, truy quét. Có đợt phải chạy trốn trong hang đá, giữa rừng. Đói quá, phải đào củ măng gặm sống để tồn tại. Khát nước thì cứ thế mà nhai lá rừng hoặc kiếm quả dại để ăn. Biết tôi là bộ đội Việt Nam, nên người dân Campuchia luôn tìm cách cưu mang, che chở. Tôi sống cùng một gia đình người dân tộc ở một quả núi heo hút trong rừng sâu. Không có điện, nước, cuộc sống bị cô lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài nên không có cách nào liên lạc lại với người thân ở Việt Nam...”. 
“Thỉnh thoảng anh tôi lại ôm đầu hét lớn”
Ông Lê Xuân Vui - người em trai thứ 2 của ông Hào ngồi bên cạnh thỉnh thoảng phải khẽ quay đi lau vội dòng nước mắt. “Ngày trở về, anh tôi ốm yếu, đen như nõ điếu, trông không còn ra hình người. Mái tóc bạc trắng, lưa thưa xòa cả xuống mặt. Chiếc áo tả tơi, vá chằng, vá đụp. Bước đi cứ xiêu vẹo, khập khễnh, cám cảnh đến mức, đến đôi dép anh tôi cũng chẳng có mà đi...”. 
Ngày ấy, vừa trông thấy người đàn ông tập tễnh bước xuống xe, người em gái tên Miền đã reo lớn: “Anh Hào, có phải anh Hào con bố Mạnh đấy không?”. Người đàn ông tiều tụy kia, môi chỉ hấp háy không lên lời, mắt ầng ậc nước, gật đầu lia lịa. Ông Vui xúc động cho biết, tuy hàng chục năm không gặp nhưng ông vẫn nhận ra anh mình qua ánh mắt và nụ cười. 
Cả gia đình cứ thế ôm lấy nhau mà khóc. Người nắn chân, người nắn tay để tin rằng ông Hào – người anh “liệt sỹ” vẫn còn sống trở về bằng da bằng thịt sau bao nhiêu năm xa cách. “Hồi mới về, có ngày anh Hào cứ đi lang thang khắp làng, thỉnh thoảng đang đêm ngủ, anh tôi lại bật dậy, ôm đầu la lớn: quân địch đến, quân địch đến, làm người nhà thương đến thắt lòng...”, ông Vui xót xa cho biết. 
Ngày ông Hào nhập ngũ, người bố của ông đã đưa ông đến tận nơi giao quân, vẫy tay chào và hẹn ngày gặp lại. Sau 28 năm ông Hào tìm về cố hương, bố ông đã nằm dưới ba thước đất. Tay run run thắp nhang lên bàn thờ, ông Hào nức nở như một đứa trẻ: “Bố ơi, con Lê Xuân Hào không kịp báo hiếu bố trọn một ngày, không kịp nhìn mặt bố lần cuối. Nay con trở về quê hương, trở về với anh em, con xin tạ lỗi với bố”. Người anh trai ông Hào – ông Lê Xuân Bạc cũng nghẹn ngào: “Trước khi bố tôi qua đời, ông cầm tay từng người một dặn dò phải tìm thấy xương cốt em tôi, dù chỉ là một nắm đất đen cũng phải đưa về quê cha đất tổ. Sau bao nhiêu năm tháng, nay em tôi trở về, nguyên vẹn, lành lặn...” 
Do bị “cách ly” trong rừng sâu đã lâu nên mọi sinh hoạt của cuộc sống hiện đại khiến ông Hào lạ lẫm. Đến bữa cơm, người thân gắp thịt ông cứ chối đây đẩy mà chỉ xin ít muối và rau luộc ăn kèm. Nghe tiếng vô tuyến truyền hình ông sợ hãi đến mức “trốn biệt” trong nhà. Đến nhà vệ sinh tự hoại, anh em trong nhà cũng phải thay nhau “hướng dẫn” nhiều lần ông mới thuộc “quy tắc”. Những năm tháng lưu lạc nơi đất khách quê người cũng khiến cho vốn tiếng mẹ đẻ của ông Hào bị mai một. Ông không thể nói trôi chảy tiếng Việt mà chỉ lẩm nhẩm từng câu. 
Có lẽ, điều an ủi lớn nhất với người cựu binh là đứa con gái với người vợ quá cố ở Campuchia cũng trở về cùng ông trong hành trình sum họp.
Nhớ lại những năm tháng trong rừng sâu ở đất nước Campuchia, ông Hào nghẹn ngào: “Bây giờ nhắm mắt lại, thỉnh thoảng tôi vẫn bị giật mình bởi những ký ức u ám đó. Nhà tôi chon von dựng trên đỉnh núi, trên những dốc đá lởm chởm, để mưu sinh tôi phải đi săn thú rừng, đào măng, bắt cá... 28 năm lưu lạc, là bấy nhiêu năm tôi chưa được sống đúng nghĩa một con người...”.
Hiện tại để mưu sinh, ông Hào cùng con gái đi thu mua lông gà, lông vịt và bao tải rách để đắp đổi qua ngày. Ngày nhiều nhất kiếm được 1 trăm nghìn, ngày ít thì vài chục bạc, bố con đùm bọc, đắp đổi qua ngày. Khi được hỏi về mong ước lớn nhất của mình, ông Hào đưa đôi mắt trầm buồn nhìn xa xăm: “Tôi chỉ ước được một lần đi khám bệnh cho khỏi hết chứng đau đầu và đau chân để mỗi khi trái gió trở trời, khỏi phải phiền đến anh em họ hàng. Người thân của tôi ai cũng khó khăn cả...”.
Điều đáng nói, theo người nhà ông Hào, mặc dù đã về địa phương được gần 2 năm, chính quyền xã và các ban ngành địa phương chưa có một lời thăm hỏi, động viên hoặc xem xét chính sách cho ông Hào. Ông Lê Văn Vui (em trai ông Hào) bức xúc: “Anh tôi thực hiện nghĩa vụ vì dân, vì nước, do lưu lạc mà rơi vào tình cảnh trớ trêu này. Lúc anh tôi trở về, chính quyền xã cắt luôn chế độ với gia đình liệt sỹ nhưng không có một câu thăm hỏi, động viên...”.


“Thỉnh thoảng anh tôi lại ôm đầu hét lớn”
Ông Lê Xuân Vui - người em trai thứ 2 của ông Hào ngồi bên cạnh thỉnh thoảng phải khẽ quay đi lau vội dòng nước mắt “Ngày trở về, anh tôi ốm yếu, đen như nõ điếu, trông không còn ra hình người. Mái tóc bạc trắng, lưa thưa xòa cả xuống mặt. Chiếc áo tả tơi, vá chằng, vá đụp. Bước đi cứ xiêu vẹo, khập khễnh, cám cảnh đến mức, đến đôi dép anh tôi cũng chẳng có mà đi...”. 
Ngày ấy, vừa trông thấy người đàn ông tập tễnh bước xuống xe, người em gái tên Miền đã reo lớn: “Anh Hào, có phải anh Hào con bố Mạnh đấy không?”. Người đàn ông tiều tụy kia, môi chỉ hấp háy không lên lời, mắt ầng ậc nước, gật đầu lia lịa. Ông Vui xúc động cho biết, tuy hàng chục năm không gặp nhưng ông vẫn nhận ra anh mình qua ánh mắt và nụ cười. 
Cả gia đình cứ thế ôm lấy nhau mà khóc. Người nắn chân, người nắn tay để tin rằng ông Hào – người anh “liệt sỹ” vẫn còn sống trở về bằng da bằng thịt sau bao nhiêu năm xa cách. “Hồi mới về, có ngày anh Hào cứ đi lang thang khắp làng, thỉnh thoảng đang đêm ngủ, anh tôi lại bật dậy, ôm đầu la lớn: quân địch đến, quân địch đến, làm người nhà thương đến thắt lòng...”, ông Vui xót xa cho biết. 
Ngày ông Hào nhập ngũ, người bố của ông đã đưa ông đến tận nơi giao quân, vẫy tay chào và hẹn ngày gặp lại. Sau 28 năm ông Hào tìm về cố hương, bố ông đã nằm dưới ba thước đất. Tay run run thắp nhang lên bàn thờ, ông Hào nức nở như một đứa trẻ: “Bố ơi, con Lê Xuân Hào không kịp báo hiếu bố trọn một ngày, không kịp nhìn mặt bố lần cuối. Nay con trở về quê hương, trở về với anh em, con xin tạ lỗi với bố”. Người anh trai ông Hào – ông Lê Xuân Bạc cũng nghẹn ngào: “Trước khi bố tôi qua đời, ông cầm tay từng người một dặn dò phải tìm thấy xương cốt em tôi, dù chỉ là một nắm đất đen cũng phải đưa về quê cha đất tổ. Sau bao nhiêu năm tháng, nay em tôi trở về, nguyên vẹn, lành lặn...” 

Do bị “cách ly” trong rừng sâu đã lâu nên mọi sinh hoạt của cuộc sống hiện đại khiến ông Hào lạ lẫm. Đến bữa cơm, người thân gắp thịt ông cứ chối đây đẩy mà chỉ xin ít muối và rau luộc ăn kèm. Nghe tiếng vô tuyến truyền hình ông sợ hãi đến mức “trốn biệt” trong nhà. Đến nhà vệ sinh tự hoại, anh em trong nhà cũng phải thay nhau “hướng dẫn” nhiều lần ông mới thuộc “quy tắc”. Những năm tháng lưu lạc nơi đất khách quê người cũng khiến cho vốn tiếng mẹ đẻ của ông Hào bị mai một. Ông không thể nói trôi chảy tiếng Việt mà chỉ lẩm nhẩm từng câu. 
Có lẽ, điều an ủi lớn nhất với người cựu binh là đứa con gái với người vợ quá cố ở Campuchia cũng trở về cùng ông trong hành trình sum họp.
Nhớ lại những năm tháng trong rừng sâu ở đất nước Campuchia, ông Hào nghẹn ngào: “Bây giờ nhắm mắt lại, thỉnh thoảng tôi vẫn bị giật mình bởi những ký ức u ám đó. Nhà tôi chon von dựng trên đỉnh núi, trên những dốc đá lởm chởm, để mưu sinh tôi phải đi săn thú rừng, đào măng, bắt cá... 28 năm lưu lạc, là bấy nhiêu năm tôi chưa được sống đúng nghĩa một con người...”.
Hiện tại để mưu sinh, ông Hào cùng con gái đi thu mua lông gà, lông vịt và bao tải rách để đắp đổi qua ngày. Ngày nhiều nhất kiếm được 1 trăm nghìn, ngày ít thì vài chục bạc, bố con đùm bọc, đắp đổi qua ngày. Khi được hỏi về mong ước lớn nhất của mình, ông Hào đưa đôi mắt trầm buồn nhìn xa xăm: “Tôi chỉ ước được một lần đi khám bệnh cho khỏi hết chứng đau đầu và đau chân để mỗi khi trái gió trở trời, khỏi phải phiền đến anh em họ hàng. Người thân của tôi ai cũng khó khăn cả...”.

Điều đáng nói, theo người nhà ông Hào, mặc dù đã về địa phương được gần 2 năm, chính quyền xã và các ban ngành địa phương chưa có một lời thăm hỏi, động viên hoặc xem xét chính sách cho ông Hào. Ông Lê Văn Vui (em trai ông Hào) bức xúc: “Anh tôi thực hiện nghĩa vụ vì dân, vì nước, do lưu lạc mà rơi vào tình cảnh trớ trêu này. Lúc anh tôi trở về, chính quyền xã cắt luôn chế độ với gia đình liệt sỹ nhưng không có một câu thăm hỏi, động viên...”
.
Xuân Ngọc - Hà Trang


 Vượt cửa tử và thủ tục làm người còn sống (Kỳ 2) 

Mẹ liệt sỹ 103 tuổi và 30 triệu ‘tiền hơi’ dự án

2 nhận xét:

Ngựa Mỏi Chân Rồi nói...

Một câu chuyện cảm động của đồng đội.
Sự trở về của anh Hào là niềm vui của gia đình, dòng họ, của cộng đồng...Nhưng cũng đáng buồn phải không anh Mắm?

Đi tìm sự thật nói...

Dù sao là vui rồi. Mừng cho A. còn sống trở về. Mừng cho A đã được báo Dân trí can thiệp đưa lên mặt báo...Mắm tin A sẽ phần nào được trả lại quyền lợi mà anh đáng được hưởng..Sự việc này càng kéo dài sẽ làm lòng tin của người dân vào Chính quyền xói mòn...Động viên tòng quân ra trận sẽ khó khăn hơn thôi. Vì chẳng còn tin vào những lời động viên...để người thanh niên ra trận ở địa phương mình