Báo giấy chỉ để gói xôi
Giờ báo mạng cấm…suy đồi từ đây
Trị thủy phải khơi dòng trôi
Trị dân phải để cho dân luận bàn
Ra đường chẳng dám ngó nhau
Phải trái bịt miệng – Đúng sai cấm bàn
Miệng nói thì tai mày nghe
Tiến kịp : Khuya nhé số de độc tài
Chợ không kẻ bán người mua
Bế quan – Tỏa cảng là thua rõ ràng
Quyết liệt – Toàn diện cầm càng
Cấm tiệt cho chắc. Chột vua xứ mù
Nghe – Nhìn chán lũ cừu ngu
Đã tù mù lại tù mù hơn thôi !
* Thương người em nhỏ, bây giờ ở đâu?
Lý Toét- Báo chí cách mạng: hồng và chuyên
- Đừng quên Chức năng của báo chí cách mạng là tuyên truyền
- Tội làm lộ bí mật nhà nước
- Đọc báo giấy (SGTT)
Nghị định 72 mới chỉ được truyền thông quốc doanh nhá nhá mà chưa có hiệu lực thi hành đã làm cho các blogger rúng động. Linh hồn của nghị định trên được hiểu là: Không được thông tin tổng hợp trên các blog cá nhân dẫn nguồn từ báo đảng.
Dưới chế độ XHCN tốt đẹp của chúng ta, báo chí tư nhân không được phép hoạt động. Có đến trên 700 đầu báo đủ hình thức từ báo in (nhật báo, tuần báo), báo tiếng (các đài phát thanh), báo hình (các đài truyền hình trung ương và địa phương), đến báo mạng (internet). Đặc điểm thông tin từ báo chí quốc doanh là:
- Nhanh nhảu đối với tin quốc tế,
- nhưng Chậm chạp đối với tin trong nước,
- và đặc biệt là thông tin không đầy đủ và thường bị làm sai lạc.
Cần phải có cái nhìn thông cảm với anh em phóng viên báo đảng. Họ viết bất chấp sự thật chỉ cần tuân theo chỉ dẫn của cấp trên. Ai viết bài có xu hướng cảm tình với quần chúng hoàn toàn có nguy cơ bị thổi còi. Nhiều người muốn được tự do viết bài đã phải ra khỏi biên chế như nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh. Những phóng viên còn trong biên chế, thoải mái viết các đề tài cướp-giết-hiếp để được yên thân, lãnh lương tháng và bổng lộc mà không sợ bị "tuýt còi".
Vì thế mà, báo chí cách mạng vừa nghèo thông tin vừa không đáng tin cậy. Sự phát triển của blog, báo chí cách mạng không còn là nguồn tin duy nhất nên công chúng đã tìm đến những nguồn tin khác ngoài báo chí cách mạng. Công chúng tìm đến những trang web có thông tin đáng tin cậy hơn, có tính tổng hợp thông tin kinh tế xã hội như cafef, gafin etc. Một số web khác đăng lại những tin tức từ báo đảng nhưng có hình thức hấp dẫn hơn nên có đông độc giả hơn như 24h.
Bên cạnh đó, blog ra đời là một phương tiện thuận lợi cho việc truyền tin. Đó là các hệ thống yahoo, google, wordpress, multiplier etc, được sử dụng rộng rãi. Trong số những blog này có trang ba sàm đã tổng hợp thông tin khá toàn diện nên được đông đảo bạn đọc đón nhận như là một trang nhà. Chỉ cần đọc phần điểm tin ba sàm là có thể nắm hết mọi thông tin diễn ra trong ngày.
Do đó mà, báo chí quốc doanh càng ngày càng ít người đọc hơn, hiệu quả doanh thu quảng cáo thấp, hiệu quả tuyên truyền bị tê liệt và nguy cơ cáo chung của nền báo chí cách mạng.
Giới blog đã có những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế. Toàn cõi VN có trên 5 triệu thuê bao internet với 20 triệu người sử dụng. Nếu lấy giá cước tối thiểu mỗi thuê bao phải đóng trong 1 tháng là 220 ngàn đồng thì mỗi năm cước internet đem lại doanh thu ít nhất là:
5 triệu x 220 ngàn đồng x 12 tháng = 13.2 ngàn tỷ đồng, đóng góp vào 0.5% GDP.
Nguyên nhân ra đời của nghị định 72 không phải diệt blog mà là dùng nghị định để hợp pháp hóa việc đóng cửa các trang web đang dần dần chiếm lĩnh thị phần của báo đảng, để bảo vệ thành quả của báo chí cách mạng.
Những cán bộ chấp bút soạn thảo nghị định theo sự chỉ đạo nên ý tứ của họ không phải chuẩn mực để bắt buộc phải theo. Do ngôn từ khắt khe và có phần tùy tiện trong nghị định đã làm một số blogger nhạy cảm thái quá. Trong quá khứ, Pháp luật Việt Nam cũng có thời ngớ ngẩn khi cấm cá nhân mang quá 5kg gạo trong hành lý chỉ với mục đích làm phép thử xem quần chúng này dễ cai trị đến mức độ nào.
2 nhận xét:
thì ở ta cái gì không quản lý được, không nắm bắt được là đem quyền lực nhà nước ra cấm thôi, cuối tuần ghé thăm anh kính chúc anh khỏe và thật vui nha!
Lâu lâu được ĐỊA MỘC...Bình
Sướng rêm củ tỷ như rinh giải vàng
Mạng ảo - Bạn thật Tình tang
Hẹn một lần gặp lớp lang ngọn ngành
Cao thấp phân định Em - Anh
Sẽ vui reo lá trên cành xanh xanh
Đăng nhận xét