Translate

Thứ Ba, 30 tháng 7, 2013

Thù ? Bạn !

     Quan hệ với nước Mỹ, đặc biệt là quan hệ ở cấp đồng minh, thì nước nào cũng muốn. Đơn giản vì nước Mỹ là nước:
- Giầu có nhất,
- Quân sự mạnh nhất,
- Dân chủ tốt nhất
- Đặc biệt, nước Mỹ còn là nước “có tinh thần hiệp sĩ nhất, luôn hào hiệp giúp đỡ những nước nghèo khó” - Chữ dùng của ông Hồ Chí Minh.

Dân nước mình có câu:
“Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.
Do vậy, sang nước Mỹ, dù có được gì hay không đều là việc làm tốt.
- Giầu có để làm gì?
- Giầu có để quân dân được sung sướng.
- Quân sự mạnh để làm gì?
- Quân sự mạnh để bảo vệ đất nước, bảo vệ nhân dân có hiệu quả nhất.
- Dân chủ để làm gì?
- Dân chủ để quân dân được tự do nhất.

     Nước mình hay bất kỳ một nước nào, dù đang tồn tại ở thể chế chính trị nào, kể cả nước độc tài, tất thảy đều muốn nước mình có những điều tốt nhất ấy.
Đương nhiên rồi.
Nước Mỹ hàm chứa ba cái nhất trên đã như một ngọn đèn sáng. Nước nào gần nó, đương nhiên cũng sẽ được “sáng” theo.
Có một thực tế chứng minh rằng, các nước phát triển, các nước chưa phát triển mà gần “đèn”, đặc biệt là những nước cùng cầm đen với Mỹ (những nước đồng minh với Mỹ) đều “sáng” lên cả, đều trở thành những nước giàu có, quân sự vững mạnh, người dân được tự do. Chẳng hạn như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và gần đây nhất là Bruniey là một thí dụ. Riêng Đài Loan đã là một “điểm nhấn” rực sáng khi cùng cầm “đèn” với nước Mỹ. Đài Loan, tuy vẫn là “bộ phận” của Trung Quốc lục địa, chỉ cách Trung Quốc lục địa có 25 hải lý mà mấy chục năm nay Trung Cộng lăm le, hung hăng hăm dọa, “còi to” đòi nuốt tươi Đài Loan trong ít phút mà có dám nuốt đâu. Cái “chốt” an toàn cho Đài Loan buộc Trung Cộng luôn phải hạ bài trước ở đây là Mỹ – Đài Loan là đồng minh của Mỹ.

Trở lại với điều mong muốn.
Thân thiện với nước Mỹ, thành đồng minh của nước Mỹ, có lẽ ít nước không muốn. Nhưng muốn là một chuyện, còn làm cách nào để có được điều muốn đó cho dân nước mình lại là chuyện khác.

Trong thế giới ngày nay, vận nước suy hay thịnh, có thể nói, nó cơ bản thuộc về cái tâm, cái tầm của lãnh đạo một đất nước. Tổng thống Myanma Theo – sỉn là một ví dụ.
Có tầm để mà biết người, biết mình, biết thế giới rộng lớn ngày nay, các dân tộc đang vận hành tới ba mục tiêu trên với sự cạnh tranh quyết liệt bằng các mẹo mực và cả thủ đọan nữa, như thế nào? Không nhanh, không chớp thời cơ, dân tộc chỉ luôn như “Trâu chậm uống nước đục”.
Có tầm để hiểu được sự giàu có là điều ai cũng mong muốn, kể cả người quét đường cho đến nguyên thủ quốc gia. Trong khi dân nước mình đang nghèo khổ.
Có tầm để hiểu được sự trọn vẹn lãnh thổ có giá trị cao cả và thiêng liêng như thế nào? Trong lúc lãnh thổ nước mình đang bị Tàu Cộng gặm nhấm từng ngày.
Có tầm để hiểu được tự do là khát vọng muôn đời của bất kỳ một con người nào, một dân tộc nào; là mục tiêu cao cả mà lòai người luôn hướng tới, dù nó phải trả bằng máu mới có được. Trong khi nước mình, dân còn chưa có tự do theo tiêu chuẩn phổ quát của thế giới.
Có tầm để hiểu được rằng, dân tộc mình đang ở đâu và như thế nào trong thế giới mà kẻ thủ ác và người văn minh đang phải đấu tranh quyết liệt với nhau như thế thế nào?
Và cuối cùng, có tầm mới dám hy sinh lợi ích của mình, của nhóm lợi ích mình cho số đông và cho cả dân tộc. Trong khi nước mình đang là nước độc tài, một đảng trị, quyền lợi và của cải chủ yếu nằm trong tay cá nhân có quyền và nhóm lợi ích có lực.
Xét ở các điểm trên, hiện nay dân tộc ta chưa có lãnh đạo nào đủ tầm hiểu biết để có thể định hướng cho cả dân tộc tiến theo văn minh, hiện đại, ít nhất như ông Thẹc – sin bên nước Myanma và đặc biệt là dám hy sinh lợi ích cá nhân và nhóm lợi ích của mình vì dân tộc, vì đất nước và vì com em chúng ta.
...

Tất nhiên, sẽ có tuyên bố chung, ký các hiệp định hợp tác và ghi nhớ, vân vân, nhưng đó chỉ là “cử chỉ” thể hiện:
- Tổng thống nước Mỹ không có thời gian để nói chuyện phiếm và ông Chủ tịch nước ta cũng không có thời gian chỉ để đi du lịch nước Mỹ.


Không có nhận xét nào: