Gái
đầu mình là
giảng viên chính thức của một trường đại học đã mấy năm nay. Cháu đã làm
dâu... con người khác; Mình lên chức ông Ngoại rồi. Hi hi…gì thì gì chứ “ chức ” này tốn nha. Tốn hơn chuyện mua
quan bán tước báo chí lâu nay vẫn nhắc hơi bị nhiều đấy!
Tự hào - Vinh dự lắm mới " Mua " được cái chức này. Con gái hưởng phúc Cha mà. Xưa người ta vẫn nói vậy. Đau một nỗi, cháu Ngoại mình sinh bị dị tật từ trong bụng mẹ. Chẳng biết sao nữa - Số phận ?
Hay ảnh hưởng cđdc từ những năm xưa xửa. Đau vậy
Cậu ấm sau còn năm nay ra trường. Tuần rồi có công việc làm ăn phía Nam tiện thể mụ vợ ủy nhiệm luôn công việc ghé thăm con. Ừ nhỉ, hai năm rồi chưa thăm nơi ăn ở của cậu ấm. Tuy vẫn luôn nhận bá cáo qua Emil hay phon..Thường thì cậu nhá máy để bố mẹ gọi lại…Trung thành theo quan điểm : Tăng xin giảm mua ý mà.
Năm đầu xa nhà trọ học, mình cũng quyết tâm rèn con lắm. Mặc dù đã tập cho cháu đi xe máy nhưng quyết chưa mua xe, rèn con nhảy xe buýt, xe đạp.. như nhiều gương vượt khó của các cháu sinh viên mà báo đài thường viết.
Thời kỳ đầu ngày nào cũng gọi điện thăm hỏi…nói như các Ông bà bô là : Giám sát từ xa. Thật ra những ngày đầu xa có bà mẹ nào lại không nhớ, lo cho con mình.
Thời gian này chúng như chim được sổ lồng! Nó nói con hưu - Thì chắc chắn đang là con vượn.
Ngoài giờ học trên trường, bắt buộc cu cậu còn phải học thêm những chuyên ngành khác… Đây là năm đầu một số trường Đại học áp dụng đào tạo Tín chỉ. Có những món phải vào Trung tâm TP mới dạy, hoặc giã là Trung tâm đào tạo uy tín chẳng hạn. Từ Thủ Đức vào TP phải nhảy hai lần xe buýt, Nhiều bữa 6 giờ chiều vào học thêm rồi mà gọi điện cậu ấm vẫn còn trên xe buýt…Kiểu này thì không xong rồi. Nữa năm đầu là phải mua xe máy cho cu cậu.
Không thể KIÊN ĐỊNH được - Vì càng KIÊN ĐỊNH bao nhiêu thì con mình chỉ có ra bã.
Thời kỳ đầu chưa có xe, chưa thi lấy bằng…Một lần bí quá cu cậu mượn xe bạn chạy công chuyện gì đó. Lạ đường nên chạy luôn vào đường cấm. CSGT tuýt còi phạt 2 lỗi: Lỗi vào đường cấm & không bằng. Ác một nỗi là phạt giam xe 30 ngày. Chỉ có nước chết… Mới vào TP có mấy tháng mà không biết cậu ấm học “ thầy ” nào môn này nhanh thế : Nhờ “ cò ”. Xong, không giam cũng chẳng phạt… nghĩa là chưa từng có sự việc gì xảy ra . Nhưng học phí cho bài học này mất đứt 2 chai. Cả tháng vừa trọ, ăn uông tất tật bố mẹ cho chưa đến 2 triệu. Sợ quá cu cậu không dám báo về nhà mà chạy vay bạn bè chồng đủ. Từ từ tính, bớt nhịn tiền ăn, tiêu vặt… vá giật đắp chùm mảnh áo vốn chẳng phải thừa thãi lành lặn gì!
Tính toán đến phờ phạc cả tháng mà không xong vì hai triệu - số tiền này quá lớn đối với cu cậu mới xa nhà trọ học. Học phí Đại học Ngân hàng năm đó có 1.8 tr/năm. Cắn răng không báo về nhà vì sợ bố mẹ lo tự mình xoay sở.... May nhờ “ kênh ” thông tin của mấy gia đình có con cùng trọ học trong TP. Kiểm chứng đúng tình tiết như vậy. Hậu phương lớn lập phải mở ngân khố chi viện.
Sau chuyện này phại dặn đi dặn lại. Có chuyện gì lớn xảy ra ngoài khả năng các con có thể giải quyết được thì phải lập tức báo ngay cho Bố mẹ, không được dấu. Thế mới biết :
Làm bố mẹ đã là khó
Nhưng thời buổi này Bố mẹ làm "bạn" được với con còn khó hơn nhiều lần!
Tự hào - Vinh dự lắm mới " Mua " được cái chức này. Con gái hưởng phúc Cha mà. Xưa người ta vẫn nói vậy. Đau một nỗi, cháu Ngoại mình sinh bị dị tật từ trong bụng mẹ. Chẳng biết sao nữa - Số phận ?
Hay ảnh hưởng cđdc từ những năm xưa xửa. Đau vậy
Cậu ấm sau còn năm nay ra trường. Tuần rồi có công việc làm ăn phía Nam tiện thể mụ vợ ủy nhiệm luôn công việc ghé thăm con. Ừ nhỉ, hai năm rồi chưa thăm nơi ăn ở của cậu ấm. Tuy vẫn luôn nhận bá cáo qua Emil hay phon..Thường thì cậu nhá máy để bố mẹ gọi lại…Trung thành theo quan điểm : Tăng xin giảm mua ý mà.
Năm đầu xa nhà trọ học, mình cũng quyết tâm rèn con lắm. Mặc dù đã tập cho cháu đi xe máy nhưng quyết chưa mua xe, rèn con nhảy xe buýt, xe đạp.. như nhiều gương vượt khó của các cháu sinh viên mà báo đài thường viết.
Thời kỳ đầu ngày nào cũng gọi điện thăm hỏi…nói như các Ông bà bô là : Giám sát từ xa. Thật ra những ngày đầu xa có bà mẹ nào lại không nhớ, lo cho con mình.
Thời gian này chúng như chim được sổ lồng! Nó nói con hưu - Thì chắc chắn đang là con vượn.
Ngoài giờ học trên trường, bắt buộc cu cậu còn phải học thêm những chuyên ngành khác… Đây là năm đầu một số trường Đại học áp dụng đào tạo Tín chỉ. Có những món phải vào Trung tâm TP mới dạy, hoặc giã là Trung tâm đào tạo uy tín chẳng hạn. Từ Thủ Đức vào TP phải nhảy hai lần xe buýt, Nhiều bữa 6 giờ chiều vào học thêm rồi mà gọi điện cậu ấm vẫn còn trên xe buýt…Kiểu này thì không xong rồi. Nữa năm đầu là phải mua xe máy cho cu cậu.
Không thể KIÊN ĐỊNH được - Vì càng KIÊN ĐỊNH bao nhiêu thì con mình chỉ có ra bã.
Thời kỳ đầu chưa có xe, chưa thi lấy bằng…Một lần bí quá cu cậu mượn xe bạn chạy công chuyện gì đó. Lạ đường nên chạy luôn vào đường cấm. CSGT tuýt còi phạt 2 lỗi: Lỗi vào đường cấm & không bằng. Ác một nỗi là phạt giam xe 30 ngày. Chỉ có nước chết… Mới vào TP có mấy tháng mà không biết cậu ấm học “ thầy ” nào môn này nhanh thế : Nhờ “ cò ”. Xong, không giam cũng chẳng phạt… nghĩa là chưa từng có sự việc gì xảy ra . Nhưng học phí cho bài học này mất đứt 2 chai. Cả tháng vừa trọ, ăn uông tất tật bố mẹ cho chưa đến 2 triệu. Sợ quá cu cậu không dám báo về nhà mà chạy vay bạn bè chồng đủ. Từ từ tính, bớt nhịn tiền ăn, tiêu vặt… vá giật đắp chùm mảnh áo vốn chẳng phải thừa thãi lành lặn gì!
Tính toán đến phờ phạc cả tháng mà không xong vì hai triệu - số tiền này quá lớn đối với cu cậu mới xa nhà trọ học. Học phí Đại học Ngân hàng năm đó có 1.8 tr/năm. Cắn răng không báo về nhà vì sợ bố mẹ lo tự mình xoay sở.... May nhờ “ kênh ” thông tin của mấy gia đình có con cùng trọ học trong TP. Kiểm chứng đúng tình tiết như vậy. Hậu phương lớn lập phải mở ngân khố chi viện.
Sau chuyện này phại dặn đi dặn lại. Có chuyện gì lớn xảy ra ngoài khả năng các con có thể giải quyết được thì phải lập tức báo ngay cho Bố mẹ, không được dấu. Thế mới biết :
Làm bố mẹ đã là khó
Nhưng thời buổi này Bố mẹ làm "bạn" được với con còn khó hơn nhiều lần!
Cũng phại cảm ơn mấy “thầy” CSGT đã cho con mình bài mở
mắt đầu đời. Để mình nhảy vào cứ luật phạt nộp. Tiền vẫn mất mà xe giam 30 ngày thì
không biết xự tình còn rắc rối đến đâu…Từ đấy mình dị ứng với màu kaki vàng
vàng. Nhìn thấy nó là mình lại liên tưởng đến một cái gì tối tối, bẩn bẩn….và
hình như ngày nó càng bẩn hơn thì phải .
Nửa năm học 12 là hàng núi công việc cho những gia đình có con chuẩn bị vào Đại học. Chuẩn bị ….cho con một cuộc sống tự lập hoàn toàn. Tự quản lấy mình trong một môi trường xa lạ nhiều điều kiện học hỏi vươn lên nhưng cũng đầy thách thức, cám dỗ…
Đến bữa ăn hàng ngày phải đưa cậu ấm vô bếp chỉ bày cho cách nấu nướng. Nấu cơm dễ nhất – Bây giờ thì hầu như nhà nào cũng có nồi cơm điện, vo gạo xong chế nước vô, đo cỡ 1 lóng tay nước trên mặt gạo là Ok. Bật bếp. Không sống thì cũng chin. Nỏ khê khét chi mà sợ. Rồi :
Nào thì luộc rau, xào nấu, kho cá thịt, tráng trứng, nấu canh …& …Còn hơn thi tuyển “ Nam công gia chánh ”
Nửa năm học 12 là hàng núi công việc cho những gia đình có con chuẩn bị vào Đại học. Chuẩn bị ….cho con một cuộc sống tự lập hoàn toàn. Tự quản lấy mình trong một môi trường xa lạ nhiều điều kiện học hỏi vươn lên nhưng cũng đầy thách thức, cám dỗ…
Đến bữa ăn hàng ngày phải đưa cậu ấm vô bếp chỉ bày cho cách nấu nướng. Nấu cơm dễ nhất – Bây giờ thì hầu như nhà nào cũng có nồi cơm điện, vo gạo xong chế nước vô, đo cỡ 1 lóng tay nước trên mặt gạo là Ok. Bật bếp. Không sống thì cũng chin. Nỏ khê khét chi mà sợ. Rồi :
Nào thì luộc rau, xào nấu, kho cá thịt, tráng trứng, nấu canh …& …Còn hơn thi tuyển “ Nam công gia chánh ”
Thời gian đầu tập Quân sự. Chính
trị Chính em. XH chưa ai thấy. Chủ nghĩa không tưởng…nên rãnh. Cứ gần
đến bữa là TW phải lên phôn “ nấu cơm trực tuyến ” với cậu ấm :
- Mẹ ơi! Con bắc chảo lên rồi…Bây giờ
sao đây ???
( bữa mô kể tiếp)
( bữa mô kể tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét