Cũng bà Nguyễn Thị Hồng Ngát điện ảnh ấy, khi xảy ra vụ chính quyền địa
phương đi đêm với chủ đầu tư dự án Ecopark cướp ruộng vườn nông dân một cách
tàn khốc, bà về quê mình ở Văn Giang, thấy làng quê thanh bình bao đời bỗng tan
hoang cày xới, bà viết trên blog, đọc dễ thương làm sao.
Lại có một bà Ngát – Kim Chi
Đông đảo người dân, nhất là giới
trí thức đang xúc động cảm kích trước thái độ can đảm, thẳng thắn và hết sức có
trách nhiệm với đất nước và nhân dân trong lá thư của nữ diễn viên – đạo diễn
Nguyễn Thị Kim Chi, khước từ làm hồ sơ đề nghị thủ tướng khen (gợi ý của hội Điện ảnh), tuyên
bố mới đây của bà Ngát, phó chủ tịch thường trực hội Điện ảnh (cựu phó cục
trưởng Điện ảnh) trên BBC làm mọi người lại hoàn toàn thất vọng.
Trong lá thư gửi Hội, nghệ sĩ Kim
Chi viết: “Tôi không muốn trong nhà tôi có chữ ký của một kẻ đang làm nghèo Đất
nước, làm khổ Nhân dân. Với tôi, đó là một điều rất tổn thương vì cảm giác của
mình bị xúc phạm”.
Trong khi đó, trên
BBC, bà Ngát nói nghệ sĩ Kim Chi phát biểu trên mạng như vậy là “thiếu nguyên
tắc”; “Đó là ý kiến riêng của nghệ sĩ. Chị ấy muốn nói gì chả được”. Bà Ngát
nói bà “không hài lòng lắm khi công việc chưa đâu vào đâu”. “Như thế là không
ổn”. “Đơn gửi Hội thì phải để Hội xem xét giải quyết. Hội chưa có ý kiến gì mà
đã tung hết cả lên mạng, trả lời cả BBC”. Bà giải thích, “Hội mới thấy là có
nhiều quá mà tồn lại từ những khóa trước thì trong đợt này Hội mới xem xét để
có thể trình lên xin. Bà nói sẽ mời nghệ sỹ Kim Chi lên để hỏi xem “tình hình
ra sao”.
Còn đâu bà Ngát –
Văn Giang?
Nếu bà Ngát từ trước
đến nay chỉ là quan chức hành chính “chay” (phó cục trưởng Điện ảnh), dư luận
không mấy ngạc nhiên. Nguyễn Du đã chẳng chua chát “vào luồn ra cúi, công hầu
mà chi” đó sao? Tiếc cho nhiều năm ăn học, công sức thày cô, khi bà cũng được
đào tạo tại trường Sân khấu điện ảnh VN, rồi đại học Sân khấu điện ảnh
Matxcơva, ít nhất cũng được coi là kẻ có học. Bà cũng từng là diễn viên chèo,
rồi đạo diễn, cũng danh phận nghệ sĩ – trí thức như ai.
Lâu nay, xã hội vẫn
nể trọng các trí thức chân chính, không chỉ bởi kiến thức hơn người, mà còn ở
đặc điểm coi trọng tự do tư tưởng, dị ứng mọi biểu hiện độc tài chuyên chế, bất
công. Nhân chuyện báo chí “quốc doanh” bị đe nẹt phải theo “lề phải”, Giáo sư
Ngô Bảo Châu viết “bám theo lề là việc của con cừu, không phải việc của con
người tự do”.
Không biết tự bao
giờ, bà Ngát quen cái “vòng kim cô” “nguyên tắc” rất phản trí thức, phản nghệ
sĩ. Thật ra, làm gì có cái gọi là “nguyên tắc” Hội chưa trình lên thì nghệ sĩ
không được thổ lộ cùng ai. Thật ra, trước khi trả lời BBC, bà Ngát chưa nắm rõ
sự việc. Nghệ sĩ Kim Chi chẳng có ý định tung lá thư lên mạng. Một số bạn trẻ
đến nhà chơi, thấy câu chuyện đặc biệt có ý nghĩa trước hiện tình đất nước, bèn
post lên facebook.
Cũng chẳng có nguyên
tắc nào cấm nghệ sĩ lên mạng, hay trả lời BBC (bà Ngát chẳng trả lời BBC đó
sao?). Lẽ ra, với tư cách nghệ sĩ – trí thức, bà phải xem các “nguyên tắc” phản
nhân quyền là xiềng xích tệ hại trói buộc, nô dịch con người. Ngay Hiến pháp
Việt Nam cũng xác nhận quyền tự do cơ bản, trong có tụ do ngôn luận. Các
“nguyên tắc” đặt ra nhằm bịt miệng công dân là vi hiến. Hết tuổi quan chức hành
chính, về làm ở hội Điện ảnh, lẽ ra bảo vệ các quyền cơ bản của hội viên là
nghĩa vụ của bà. Chẳng bảo vệ, lại còn trịch thượng hăm he “mời nghệ sĩ Kim Chi
đến để hỏi xem “tình hình ra sao”. Hết biết!
Thông minh một chút,
bà Ngát sẽ hiểu, dám khước từ chữ ký thủ tướng khen, với lý do ông ta là kẻ làm
nghèo đất nước, làm khổ nhân dân, Nghệ sĩ Kim Chi – từng 10 năm chiến trường –
chẳng e ngại cường quyền. Hội đối xử có tình thì quý mến Hội, Hội giơ dùi cui
quyền lực, điều khiển được ai?
Ở ta, không ít trí
thức đều hiểu, các hội nghề nghiệp quần chúng không tự do hình thành như các xứ
văn minh. Nó được nhà cầm quyền tạo ra chủ yếu nhằm thực hiện ý đồ “gông cùm”
các giai tầng xã hội, làm “son phấn” mị dân, đối ngoại… Nhân sự chủ chốt phải
được cấp ủy “duyệt”.
Thế nhưng, với các
hội khác như hội Nông dân, hội Làm vườn… người ta răm rắp cúi đầu, xã hội chẳng
ngạc nhiên. Tiếc là hội Điện ảnh, hội của trí thức – nghệ sĩ mà cũng “nem nép
như rắn mùng 5” thì sự nghiệp đưa con người tới bến bờ tự do biết trong cậy vào
đâu? Chẳng lẽ lại hy vọng ở hội của người cầm liềm, hội của người cầm búa?
Có bao giờ bà Ngát tự
vấn, vì sao chiến tranh đã qua nhiều thập niên, nước ta vẫn nghèo, ngày càng
tụt hậu, dân ta vẫn khổ? Trước hiện tình bi đát ấy, giới nghệ sĩ – trí thức
chẳng lẽ vô can? Lẽ ra, với lợi thế tri thức và vị thế, giới trí thức – văn
nghệ sĩ có thái độ trung thực, họa may lãnh đạo tỉnh ngộ. Trí thức né sự thật,
khuất phục cường quyền, lươn lẹo, luồn cúi, bưng bô nịnh hót… đất nước đi về
đâu?
V.V.T
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét