Gã Khờ
Xe yêu nước, nhưng pin có yêu nước không?
Nghe thật tự hào khi người ta hô hào chuyển đổi xanh, cấm xe xăng, ôm lấy xe điện như một biểu tượng thời đại. Nhưng Gã Khờ xin hỏi:
Tưởng là xe – nhưng đó có thể là hộp diêm di động. Tưởng là pin – nhưng lại giống như trái phá được gói trong lớp vỏ “yêu nước”.
Sáp nhập xong – chẳng biết ai cầm dao mổ heo
Bây giờ các cơ quan được “tái cấu trúc” cho gọn nhẹ – nhưng khổ nỗi: rủi ro thì không nhẹ.
Bộ Giao thông kiểm định “đúng chuẩn” – nhưng chỉ kiểm có đúng “mẫu giấy”.
Bộ Khoa học & Công nghệ thì đo lường – nhưng chưa từng đo nổi ý đồ gài nổ bằng chip.
Bộ Công an – Cảnh sát PCCC chỉ xuất hiện khi pin đã nổ tung và dân đã xỉu.
Bộ Công thương canh gác cửa khẩu – nhưng nếu kẻ thù gài thuốc nổ vào lô pin “hợp pháp”, thì biết ai mà lần?

Câu trả lời là: không ai cả – chỉ có nhân dân gánh hậu quả.
Tai nạn hay tấn công – khác nhau ở chỗ ai đang bấm nút !
Cháy xe điện, chết người – báo chí gọi là “sơ suất kỹ thuật”.
Nhưng nếu có kẻ cố ý kích hoạt, thì đó không phải tai nạn – mà là tội ác.
Một viên pin Li-ion chứa đủ năng lượng để bốc cháy như “thần lửa”.
Nếu có thêm con chip bé như đầu kim để kích nổ từ xa – thì đó là một quả bom có bánh xe !
Nếu có hàng triệu xe, chỉ cần 50 chiếc được cài “hàng”, hậu quả sẽ là:
Chết người hàng loạt,
Giao thông tê liệt,
Kinh tế đóng băng,
Xã hội sợ hãi đến tận chân răng.
Không cần uranium. Không cần tên lửa.
Chỉ cần chúng ta tiếp tục ngây thơ.
———
Không làm chủ công nghệ – thì đang chơi trò “phụ thuộc có điều kiện”
Pin – nhập.
Chip điều khiển – nhập.
Phần mềm quản lý – nhập.
Firmware – chẳng ai biết nó viết gì, cài gì, mở cổng nào.
Cấm xe xăng, ép dân dùng xe điện… nhưng cốt lõi của xe điện lại nằm ngoài tầm tay.
Nếu ngày mai có ai đó bấm nút – và 100 xe điện tự bốc cháy ở Hà Nội, Sài Gòn, Đà Nẵng cùng lúc…
Chúng ta sẽ truy trách nhiệm cho ai?
• Cho Chủ tịch phê duyệt đề án “điện hóa toàn dân”?
• Hay cho người dân đã… quá tin tưởng?
Lối ra vào khu nhà là nơi để xe cộ phương tiện đi lại
Chính sách không thể bị bọc đường bằng giấc mơ “sạch”
Chính sách không thể bị bọc đường bằng giấc mơ “sạch”
Gã Khờ không chống xe điện.
Gã chỉ chống cách làm chính sách thiếu suy nghĩ, chạy theo trào lưu, ép dân dùng xe không rõ nguồn gốc pin – trong khi nguy cơ nổ thì có thật.
Muốn an toàn thật sự – thì:
1. Phải có một cơ quan độc lập, dám kiểm định từ phần mềm đến hạt bụi trong pin.
2. Phải tự sản xuất được chip, pin, phần mềm – hoặc ít nhất là kiểm tra được backdoor trong từng lô hàng.
3. Phải huấn luyện dân và PCCC như đang sống cạnh kho bom.
4. Phải có đội chuyên trách – bóc tách chip, phân tích tín hiệu, truy dấu firmware khả nghi.
5. Phải từ chối mọi chính sách “tự hào màu xanh” nhưng lại làm ngơ trước nguy cơ đỏ lòm của máu.
⸻
Lời của kẻ đi giữa phố và tự hỏi: chiếc xe này có nổ không?
Cái đáng sợ không phải là chiếc xe.
Cái đáng sợ là niềm tin bị lợi dụng.
Cái đáng sợ là chúng ta sống giữa thành phố mà không biết lúc nào bom sẽ nổ dưới chân mình.

“Bao nhiêu quả bom đang chạy loanh quanh trên đường, dưới danh nghĩa xe điện?”
“Và nếu ngày đó đến – ai sẽ chịu trách nhiệm cho những giấc mơ bị thiêu cháy?”
Đêm 06/7/2025 – TP.HCM không ngủ!
Sự im lặng – có khi còn đáng sợ hơn vụ nổ
Lãnh đạo thành phố cần lên tiếng – vì công lý và an toàn cộng đồng
Quảng cáo mà không kiểm chứng – cũng là một dạng tiếp tay gián tiếp
Đây không chỉ là chuyện của một chiếc xe, mà là câu hỏi cho toàn xã hội.
Gã Khờ không chống xe điện – nhưng chống mọi chính sách đẩy người dân ra giữa biển lửa rồi bảo: “hãy tự tin sống xanh!”
Nguyễn Quốc Chính
Chung cư Độc Lập chìm trong biển lửa – Ai sẽ chịu trách nhiệm?
⸻

Một thảm kịch thương tâm: 8 người thiệt mạng, từ cụ già Nguyễn Thị H H (73 tuổi) đến cháu bé Phạm Khang S (11 tuổi).
Nguyên nhân sơ bộ theo ghi nhận ban đầu từ những người dân sống tại đây cho biết:
một chiếc xe điện hiệu VF3 phát nổ khi đang để trong tầng cơi nới của chung cư.
(cơi nới tầng trệt)
Lửa lan nhanh qua các xe xung quanh, bén lên tầng trệt, sau đó bùng lên thành vụ cháy dữ dội chưa từng có.

Nhiều người dân phản ánh đã không thể tìm được thông tin chính thức trên các kênh báo chí lớn về nguyên nhân vụ cháy. Một số bài báo đã gỡ bỏ tên xe, tên hãng. Những câu hỏi quan trọng bị né tránh.
Im lặng để bảo vệ thương hiệu? Hay để trốn tránh trách nhiệm với 8 sinh mạng đã mất?
Nếu truyền thông là công cụ tuyên truyền, thì ai là người đứng giữa cái chết và sự thật?

UBND TP.HCM, đặc biệt là Chủ tịch Nguyễn Văn Được, cần:
• Chỉ đạo công bố nguyên nhân cháy rõ ràng, khoa học, không né tránh.
• Yêu cầu VinFast & Vingroup có trách nhiệm công khai đánh giá kỹ thuật đối với dòng VF3, nêu rõ các biện pháp khắc phục (nếu có).
• Cảnh báo người dân và đưa ra hướng dẫn sạc xe an toàn, đặc biệt tại các chung cư.
• Xem xét lại toàn bộ chính sách khuyến khích xe điện nếu rủi ro chưa được kiểm soát.

Ở một góc nhìn khác, Gã Khờ cũng không khỏi trăn trở:
Những người có ảnh hưởng, luật sư, nghệ sĩ, người nổi tiếng… nếu tham gia quảng bá cho một sản phẩm chưa đủ minh bạch về an toàn – liệu có vô can?
Khi một tai nạn xảy ra – người chết không hỏi ai là influencer, ai là luật sư. Người chết chỉ để lại câu hỏi: “Tại sao họ lại tin?”
Dù chưa thể quy trách nhiệm pháp lý, nhưng trách nhiệm đạo đức – là không thể chối bỏ.

Liệu một ngày nào đó, những “giấc mơ xanh” có trở thành “đám tang tập thể”?
Khi công nghệ chưa an toàn, mà chính sách đã ép buộc – thì đâu là giới hạn của sự bất cẩn có hệ thống?
Và khi mạng người bị che bằng lớp sơn truyền thông – thì còn điều gì là thật nữa không?

Thảm kịch đêm 06/7 là tiếng chuông. Nếu không ai dám đánh thức… thì sắp tới, sẽ còn nhiều đêm như thế nữa.
Khi quả bom mang tên “pin lỗi” phát nổ ngay giữa thành phố
Ảnh: giang cư mận.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét