Translate

Thứ Năm, 20 tháng 6, 2024

Nhầm lẫn đáng tiếc .

 1/ Một số người nhầm lẫn giữa tình cảm biết ơn sự giúp đỡ của Liên bang cộng hoà XHCN Xô viết -USSR gồm 15 nước cộng hoà trước 1991, trong đó có nước Nga và Ukraina , đối với Việt Nam trước đây và hành động sai trái của Nga kéo quân xâm lược , chiếm giữ và sát nhập 5 vùng ( Crimea, Donesk, Lugansk, Kheson và Zaporozhia) khoảng 20% lãnh thổ của Ukraine vào Nga hiện nay , gây bao nhiêu mất mát, khổ đau cho nhân dân Ukraine và cả nhân dân Nga…

ông Andrew Goledzinowski
2/ Nhầm lẫn giữa cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam VN 1977 đánh trả quân Polpot xâm lược và cuộc tiến quân vào Campuchia 1979 kéo dài 10 năm của quân đội VN giúp Campuchia thoát hoạ diệt chủng Polpot ( vấn đề này đã được nhân dân Campuchia ghi nhận, cộng đồng quốc tế công nhận ) với cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine của Nga hiện nay…
2 sự nhầm lẫn này thật đáng tiếc , gây ra sự tranh luận không đáng có giữa nhiều người trong làng phây. Bởi vì có một chân lý giản đơn:Không ai và không có gì có thể biện minh cho một nước kéo quân xâm lược, chiếm giữ và sáp nhập vào nước mình 20% lãnh thổ nước khác cả ???
------------- Trước thềm chuyến thăm chính thức đến Việt Nam của Tổng thống Putin, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Úc tại Việt Nam, ông Andrew Goledzinowski vừa có bài viết trên X cá nhân về vấn đề này. Xin lược dịch và gửi đến mọi người
Các câu hỏi được đặt ra về chuyến thăm Hà Nội của ông Putin. Nó có ý nghĩa gì? Nó nói gì về định hướng chiến lược của Việt Nam?
Bối cảnh rất quan trọng:
1. Ông Putin đã có mặt ở khu vực lân cận. Và đây mới chỉ là chuyến thăm thứ 5 của ông Putin tới Việt Nam, trong đó có 2 lần dự các cuộc họp APEC.
Xét tổng thể thì nó không được coi là thường xuyên (so sánh 19 lượt đến Trung Quốc ) có thể khiến việc Việt Nam nói “không” trở nên khó khăn hơn.
2. Hiện nay rất ít quốc gia chào đón ông Putin. Nhưng ông ấy cần chứng minh rằng mình vẫn là “nhà lãnh đạo thế giới”. Vì vậy, Việt Nam đang mang lại cho ông ta một ân huệ rất lớn và có thể mong đợi được nhận lại ân huệ đó.
3. Tình cảm gắn bó vẫn còn từ thời Xô Viết và Việt Nam không quên bạn bè:
Liên Xô đã giúp đỡ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong những năm dài chiến tranh (trớ trêu thay, với phần lớn vũ khí được sản xuất tại Ukraine)
Trong những năm đói kém sau chiến tranh 1975-1985, Liên Xô đã cung cấp viện trợ lương thực có giá trị cho Việt Nam (vẫn chủ yếu là bột mì Ukraine)
Nhiều người Việt lớn tuổi học ở Moscow - mang lại cho Nga một số 'quyền lực mềm' hiếm có.
4. Bất chấp thất bại to lớn trong cuộc xâm lược Ukraine của Nga có những liên kết kế thừa về mặt hợp tác quân sự. Việt Nam hiện đang sở hữu khá nhiều vũ khí kém tin cậy của Nga và đang cần thời gian để chuyển đổi sang các loại vũ khí tốt hơn. Đây là những yếu tố thuận lợi để Việt Nam làm rõ trong chuyến thăm.
Nhưng mặt khác:
5. Rất ít người ở đây đánh giá cao đế quốc Nga trong yêu sách đối với các nước láng giềng của nó. Toàn bộ lịch sử Việt Nam là cuộc đấu tranh giành độc lập. Vị trí địa lý riêng của nó đảm bảo nó vẫn là một quốc gia tận tâm bảo vệ luật pháp và chủ quyền quốc tế. Cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa tàn bạo của ông Putin có lẽ khiến ông trở thành một vị khách khó xử.
Dù không phải là thành viên của ICC, Việt Nam có lẽ cũng sẽ thích hơn nếu ông Putin không bị truy nã ở The Hague vì tội ác chiến tranh - đặc biệt là tội ác chống lại trẻ em (được coi là quý giá trong văn hóa Việt Nam).
Cuối cùng, Nga sẽ không bao giờ là đối tác chiến lược của Việt Nam nữa. Ngay cả khi Liên Xô hùng mạnh, nó cũng không ngăn chặn được cuộc xâm lược biên giới phía Bắc của Việt Nam năm 1979. Hôm nay, Nga thậm chí còn không thử. Moscow đã chọn một đối tác khác và một vận mệnh chiến lược khác. (Nguyên bản: Finally, Russia will never again be a strategic partner for Vietnam. Even when the Soviet Union was strong it failed to deter the 1979 invasion of Vietnam’s northern border. Today, 🇷🇺 wouldn’t even try. Moscow has chosen a different partner and a different strategic destiny.)
Vì vậy, những gì để làm cho chuyến thăm?
8. Có lẽ đó là một ví dụ kinh điển về chính sách đối ngoại siêu thực dụng của Việt Nam - làm bạn với tất cả mọi người, đặc biệt là những nước có điều gì đó để cống hiến.
9. Có lẽ nó cũng có thể được xem như một cái nhìn tập thể của cả nước vào gương chiếu hậu - đặc biệt cho thế hệ trẻ đang hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn. (Nguyên bản: So what to make of the visit?
8. Perhaps it’s a classic example of Vietnam’s hyper pragmatic foreign policy - friends with everyone, especially those with something to offer.
9. Maybe it can also be seen as a collective national glimpse into the rear view mirror - specially)
10. Khi Việt Nam tiếp tục mở rộng và đa dạng hóa quan hệ quốc tế, có một điều khó có thể thay đổi: Việt Nam sẽ luôn hành động vì lợi ích của Việt Nam chứ không phải của ai khác.

Xuân Nghĩa Lê.

Không có nhận xét nào: