Translate

Thứ Năm, 15 tháng 2, 2024

Nỗi uất hận của người dân khi làm ăn với nhà nước.

 Thanh Hieu Bui



- Đây là một minh chứng để thể hiện rằng các doanh nghiệp Việt Nam rất sẵn sàng đón các du khách quốc tế trở lại Việt Nam trong bối cảnh mới, và cái gian hàng Việt Nam lớn nhất từ trước đến nay cũng thể hiện cái vị thế vị trí, vai trò ngành du lịch....

Đó là lời của ông Nguyễn Trùng Khánh, tổng cục trưởng tổng cục du lịch Việt Nam tại hội chợ du lịch triển lãm quốc tế hồi tháng 3 năm nay tại Berlin , CHLB Đức.
Thế nhưng những người thực hiện gian hàng này đến nay đang lâm vào cảnh vỡ nợ, có người đi đòi tiền vật vã không được, đổ bệnh phải nằm viện như ông Tân.
Quỹ phát triển du lịch Việt Nam theo kết quả đấu thầu, có ký với liên danh Hoàng Thiên và Synot dựng gian hàng triển lãm này, theo hợp đồng thì không cần ứng trước. Các bên đều khẳng định lần này làm vì màu cờ sắc áo, vì phát triển nền du lịch Việt Nam.
Synot, Hoàng Thiên mang chuông đi đánh xứ người, tất không thể không trông cậy vào những người đồng hương ở xứ người giúp đỡ. Ông Tân là người đảm nhiệm hỗ trợ những phần việc ở Berlin , chẳng hạn như nhân lực lắp ráp, mua một số thiết bị công cụ phục vụ gian hàng.
Sau khi triển lãm xong, đến phần dọn dẹp, tháo dỡ.
Tưởng thế đã xong, chỉ việc xoa tay nhận tiền công. Ai ngờ khi đòi Synot, người ta mặt méo xệch nói.
- Chưa được bên kia thanh toán tiền.
Giá trị của gian hàng này là 5 tỷ đồng, sản xuất ở Việt Nam và đưa sang triển lãm Berlin lắp ráp. Nhưng có một sự cố là khi lắp ráp thì ban quản lý triển lãm không đồng ý với thiết kế treo, vì họ cho rằng mang lại nguy hiểm, không an toàn.
Những ai làm thi công quảng cáo hội chợ đều biết việc phát sinh là điều thường xảy ra, có những nơi như khách sạn, hội trường sang trọng người ta không cho khoan hay đóng đinh lên tường hay mặt sàn. Việc ứng biến xử lý sao cho đạt được mục đích, những người thi công đã chịu những chi phí phát sinh để gian hàng được hoàn tất cho kịp ngày khai mạc hội chợ. Các bên đã làm nghiệm thu và đưa vào sử dụng , đạt được hiệu quả như ông Nguyễn Trùng Khánh tự hào phát biểu.
Tôi và người bạn vào viện thăm ông Tân, nghe ông mếu máo việc không lấy được tiền, giờ mắc nợ với nhiều người, họ đòi ông tối ngày. Tôi bảo.
- Ai bảo ông làm với Việt Nam, màu cờ với chả sắc áo. Chúng nó mà tử tế như thế thì đã may cho đất nước. Cái bọn quan chức Việt Nam chuyên có trò mang cái tự hào đất nước ra để làm miếng mồi dụ Việt Kiều bỏ công sức ra cho chúng hoàn thành nhiệm vụ của chúng. Rồi các ông tưởng như thế là mình được nhà nước biết đến, được quen biết quan chức. Xong việc là chúng nó phủi tay như không quen các ông luôn, ngồi đầy mà mơ. Thôi ông xem có gì bán đi mà trả cho người ta, còn cái tiền kia đừng có hy vọng nữa.
Thăm ông thì nói vậy, nhưng về tôi băn khoăn. Nếu quỹ phát triển du lịch Việt Nam không trả tiền thi công gian hàng, thì tiền đó đi đâu, vào tay ai ? Vì thi công có hợp đồng kinh tế, muốn chia nhau phải có quyết toán, có người nhận tiền thì mới chia nhau được.
Tôi quyết định tìm hiểu, mới phát hiện ra rằng tiền chưa thanh toán cho gian hàng là thật. Không phải người ta đã thanh toán hợp đồng rồi mà ông Tân không được nhận.
Lý do chưa thanh toán là nội bộ của bộ tổng cục du lịch thuộc bộ Văn Hoá đang tố cáo nhau.
Người ta tố cáo nhau về thông thầu, về giá cả không xong. Họ quay sang tố cáo nhau về việc thiết kề treo lỗi tại ai, việc chốt trừ tiền với mức giá như thế đã ok chưa. Thanh tra, kiểm tra và cả phòng chống tham nhũng vào làm việc..rút cục là vẫn chưa đâu vào đâu.
Đại khái là vẫn thói quen muôn thuở của người Việt Nam khi làm ăn với nhau, lúc đầu là vì cái chung, vì nọ vì kia. Đến khi xong thì đến phần thanh toán là trở mặt, là chả có anh em tình cảm gì, mà thằng nào nắm chuôi thì thằng đó phán sao thì phán. Nhưng ở đây phần lớn là do nội bộ đấu đá, muốn hất nhau đi cho nên những người thi công gian hàng chết oan, đúng kiểu trâu bò đánh nhau, ruồi muỗi chết.
Bài học cho những người như ông Tân, những người nghĩ rằng làm với cơ quan nhà nước Việt Nam là tin tưởng. Là có những điều phát sinh, chỉ câu nói của quan chức là cứ vậy mà làm. Ông không biết rằng có đủ thứ phức tạp đón đợi ông khi lấy tiền công. Dù không phải quan chức âm mưu quỵt tiền công ông, thì cũng do chúng đấu đá muốn hại nhau khiến ông thành bị hại.
Ở vụ này, vì ông tổng cục trưởng đã cất lời khen gian hàng triển lãm, tức thành tích vinh quang sẽ do quỹ hỗ trợ phát triển du lịch do Lê Ngọc Tuấn làm giám đốc hưởng. Các đối thủ của Tuấn khó chịu và tìm cách moi ra sai phạm của Tuấn thông qua con cờ là kế toán trưởng Mai Anh.
Tình hình nội bộ quan chức bộ văn hoá Việt Nam đang chém giết nhau như vậy, việc nhận tiền công của ông Tân vô cùng mờ mịt.
Đây là bài học cho những ai tin tưởng làm ăn với cơ quan, tổ chức nhà nước Việt Nam.
Nằm trên gường bệnh, tin nhắn đòi nợ liên tiếp báo đến. Ông Tân mở clip ông tổng cục trưởng du lịch phát biểu hoành tráng khen ngợi gian hàng Việt Nam to nhất, hoành tráng nhất, thể hiện tính oai hùng này nọ làm niềm an ủi cho việc đến giờ chưa lấy được tiền công.
----------
Chuyện của một Việt Kiều hưởng ứng chủ trương của đảng và nhà nước.
Ông Tân, người thi công cho gian hàng triển lãm du lịch Việt Nam hiện giờ đang thoi thóp trên giường bệnh. Ông không phải người giàu có gì, ông vốn làm nghề sửa xe ô tô, sau đó quay sang nghề làm nội thất, quảng cáo. Cuộc đời ông gắn bó với lao động chân chất.
Quỹ phát triển văn hoá du lịch Việt Nam có chương trình làm gian hàng triển lãm ở Berlin, đơn vị này ký với công ty Synot ở Việt Nam thi công gian hàng. Synot thiết kế và làm một số sản phẩm, sau đó Synot ký với ông Tân để thi công lắp ráp và hoàn thiện gian hàng.
Do thời gian gấp rút các bên đều lấy lòng tự hào dân tộc, bộ mặt đất nước ra để làm bảo đảm thanh toán. Không có ứng trước tiền.
Gian hàng làm xong kịp khai mạc hội chợ, quan chức Việt Nam lớn bé đến thăm, cùng với báo chí truyền hình. Những bài báo, phóng sự đầy tự hào về sự có mặt gian hàng du lịch Việt Nam ngạo nghễ hiện diện trong hội chợ du lịch trung tâm trời Âu.
Rồi thời gian lặng lẽ trôi, ông Tân đòi tiền Synot, Synot đi đòi Tổng Cục Du Lịch.
Do nội bộ đấu đá nhau, tranh giành ghế, đơn tố cáo bay khắp nơi. Phía TCDL nói rằng giờ nhiều đơn tố cáo các vụ việc khác, nên việc thanh toán tiền gian hàng chưa thể giải quyết được. Tuy nhiên ngoài mặt thì TCDL nại ra những lý do khác, dù Synot cố gắng điều đình theo ý TCDL, nhưng việc thanh toán vẫn chưa đi đến đâu.
Ông Tân nằm viện vì bệnh ung thư, ông không khó còn sống được lâu. Với số tiền vài chục nghìn euro ( phần thi công của ông trong gian hàng) so với một người lao động chân chất ở Đức này, ai cũng hiểu đó là con số rất lớn.
Những người anh em, bạn bè của ông Tân phải áp lực lên cá nhân giám đốc Synot là bà Đoàn Thị Kim Chi để đòi tiền cho ông Tân. Đây là đồng tiền mồ hôi, công sức của bao người thợ, ông Tân chỉ là người đứng ra nhận trách nhiệm như kiểu chủ thầu nhỏ.
Bà Chi biết tình cảnh ông Tân, nên bà xuống nước xin TCDL thanh toán những phần nào mà hai bên đã nghiệm thu, đồng ý chốt giá. Để lấy tiền trả cho ông Tân.
Những cán bộ của TCDL vẫn lạnh lùng, thản nhiên. Dường như họ khoái trá nếu như ông Tân chết, thì việc càng tai tiếng ầm ỹ, càng tiện cho việc đấu đá của họ. Kế toán trưởng Mai Anh tìm mọi cách trì hoãn thanh toán tiền thi công gian hàng, cô ta sung sướng chờ ông Tân chết, để các đối thủ của cô ta như giám đốc Tuấn phải vào thế khó.
Những người bạn ông Tân cho rằng vì TCDL và Synot có những mâu thuẫn với nhau, nên họ muốn tách bạch phần ông Tân ra. Họ đã phải đi tìm bà Chi, phân tích rõ tình cảnh ông Tân. Đề nghị bà Chị làm giấy đề nghị TCDL thanh toán thẳng tiền công cho ông Tân, số tiền này chỉ chiếm góc nhỏ trong tổng số tiền gian hàng.
Tưởng thế là hợp tình, hợp lý. Những cán bộ TCDL cũng là con người, họ sẽ xử lý tình người.
Nhưng không, những cán bộ của bộ văn hoá này vẫn thờ ơ không có động thái gì trước hoàn cảnh thương tâm của người lao động Vũ Tân.
Ông Tân và bạn bè ông sống ở Đức, đều là những người có cảm tình với đất nước, với chế độ đang năm quyền ở Việt Nam. Họ luôn hào hứng khi được tham gia đóng góp gì để nâng cao bộ mặt đất nước ở xứ người, với một tình yêu ngây thơ, họ nghĩ rằng những cán bộ của bộ VHDL cũng có những trăn trở như họ. Ai cũng muốn làm gì trong sức mình để mang lại lợi ích cho đất nước.
Chứng kiến hoàn cảnh của ông Tân đang chờ chết và sự vô cảm của những cán bộ, quan chức Việt Nam. Nhiều người trong số họ đã thở dài.
Năm nào cũng vậy, cứ gần Tết là đảng và nhà nước Việt Nam lại tổ chức đón tiếp kiều bào long trọng. Những chủ trương như huy động nguồn lực, chất xám của kiều bào còn được cho vào nghị quyết của đảng, mỗi năm lại nâng tầm quan trọng của chủ trương lên những bước cao hơn, mục tiêu cao hơn.
Đầu năm 2014 báo Nhân Dân có bài viết trang trọng về chủ trương này, dẫn lời của bà Lê Thị Thu Hằng, chủ nhiệm uỷ ban về người nước ngoài có đoạn.
-Trong bối cảnh khoa học - công nghệ, trí tuệ ngày càng đóng vai trò then chốt đối với sự phát triển và sức mạnh của mỗi quốc gia, việc huy động tốt nguồn lực tri thức của người Việt Nam ở nước ngoài sẽ góp phần giúp đất nước phát triển...
Ai là phản động, chẳng phải tôi người viết bài này. Chính những cán bộ của TCDL mới là những kẻ đang làm xấu đi hình ảnh đất nước, chia rẽ kiều bào với tổ quốc, làm mất uy tín của chủ trương do đảng và nhà nước Việt Nam đề ra. Chúng đã tiếp tay để khẳng định lời nói của ông Nguyễn Văn Thiệu trước đây: .- ........... > Fb https://www.facebook.com/nguoibuon.gio.9

Không có nhận xét nào: