Translate

Thứ Năm, 17 tháng 8, 2023

Rất ghét những đứa khoe mình trong veo!" He he...

 Chu Mộng Long.



KHÔNG GHÉT MÀ NỂ CỤ BẢO SINH

(Bản này là full không che. Chỉ cấm những đứa tự loè "trong veo". Không cấm mấy em cu Tèo. Chúng cần phải biết để del bị lừa!)
Tôi tin khi viết ba lần Bát Phố Hải Phòng, Bảo Sinh hồn nhiên như ông Tiên, nhưng là ông Tiên bị ma của động quỷ ám. Con ma Dương Tự Trọng và các loại cô hồn đất Cảng ám ông. Ông biết hoàng thiên hữu nhãn nên chẳng giấu làm gì, cứ kể tuồn tuột một cách hồn nhiên, vô tư mọi chuyện trong cái động quỷ mà ông chui vào đến quá tam ba bận. Vô tư tự thú, vô tư tự hào, vô tư tự treo gương, cả ông, Bảo Sinh, lẫn Dương Tự Trọng để người đời soi. Hiển nhiên bề ngoài ông phải theo thói thường treo gương tự "phong thánh" thì bên trong mới dám phơi bày những điều không nhà văn nào dám. Phong Dương Tự Trọng thân xác mạnh mẽ như Lã Bố, tinh thần nghĩa khí như Quan Vân Trường thì mới có thể làm cho cả đám giang hồ quy phục, cả đàn văn nghệ sĩ tôn thờ và bưng bô. Và ông cũng tự phong mình làm ông Tiên được bắt bướm các cô Tiên là sinh viên thì mới có thể làm cho cả thiên hạ nơi cõi tục này phát thèm.
Ông Tiên "tay móc bướm, miệng làm thơ", như chính cô Tiên "bướm làm tình, tay nhắn tin":
"Bướm làm tình, tay nhắn tin
Đó là phong cách tuổi teen bây giờ”.
Cái hay là cô Tiên "bướm làm tình, tay nhắn tin" làm cho ông Tiên chán. Và ông Tiên cũng nhận ra, khi mình tay móc bướm, miệng làm thơ cũng làm cho cô Tiên chán. Vậy là cuộc vui chỉ thoáng chốc như Từ Thức một ngày ở cung Tiên.
Móc bướm, làm thơ với cô Tiên, thậm chí nhận phong bì từ tiền máu của đám giang hồ thì ông sẵn sàng như mọi nhà văn mà ông kể tên trong chuyện. Nhưng ông có điểm giống mà cũng có điểm khác. Nhạc sĩ Phú Quang rút tơ lòng viết bài Tình mẹ để ngợi ca mẹ con nhà họ Dương, Nhạc công Đinh Quân phồng phổi thổi trumpet vang lừng, Nghệ sĩ nhân dân Quang Thọ gân cổ hát, đến lượt Bảo Sinh cũng sang sảng đọc thơ, bình thơ cho Dương Tự Trọng vui. Đó là điểm giống của kẻ ăn cơm chúa múa tối ngày. Nhưng khác là, cái sự mua vui như gái làng chơi hầu ông trùm chính trị bảo kê nhà thổ Hồ Tôn Hiến, Bảo Sinh hiểu đó là mối hiểm nguy cho chính giới văn nghệ sĩ và cho người đọc. Nghệ sĩ có ngày bị chính trị cho banh xác thúi và người đọc một phen lẫn lộn giữa thúi và thơm. Cho nên trong khi mọi người tự chui vào "ổ điếm chính trị" thì Bảo Sinh chuồn:
“Làm thơ phải biết tránh voi
Tránh voi chẳng xấu cái vòi của thơ”.
Sự thực, không ai bắt nhà thơ Bảo Sinh phải như Kiều. Nhưng hãy hình dung, khi quyền và tiền Dương Tự Trọng mang ra cám dỗ, nhìn bao nhiêu kẻ dấn thân biến khổ nhục thành vinh quang, Bảo Sinh "Cũng liều nhắm mắt đưa chân/Để xem con tạo xoay vần đến đâu". Xoay đến ba vòng thì Bảo Sinh thấy hết sự khốn cùng của kiếp cầm ca. Ông thoát vì nhờ nhận ra mình hèn:
"Lã Bất Vi buôn cả vua
Hồ Xuân Hương chửi cả chùa lẫn sư
Bọn họ gan lớn mật to
Còn ta gan bé nằm lo sập trời".
Nhưng đó là cái hèn của kẻ sĩ nhìn ra nguy cơ làm đĩ thì có ngày bị SIDA. Dương Tự Trọng bị bắt, coi như đám văn nghệ làm con hát cho họ Dương bị SIDA cả loạt. Riêng Bảo Sinh thoát. Ông có cái khôn của sĩ phu Bắc Hà! Ông nói:
"Làm thơ mà không bị tù
Là nhờ kiếp trước đã tu nghìn đời".
Thực ra chẳng phải do tu chính đạo mà do ông luyện đủ cái ranh ma của đời. Ông như con rắn trong huyền thoại, nhờ nằm nghe kinh mà đắc đạo yêu quái.
Câu thơ này Bảo Sinh thốt lên khi thèm làm được một bài thơ như ai đó đã làm, hay đến mức tử tù Dương Chí Dũng cũng nức nở giữa tòa:
"Làm thơ được tử tù khen
Sướng hơn Văn Miếu khắc tên mu rùa".
Bảo Sinh hiểu, cái mu rùa kia chẳng cho nhà thơ tiền để tiêu, chẳng cho gái để nhà thơ móc bướm. Nhưng tử tù như Dương Chí Dũng, trùm giang hồ như Dương Tự Trọng thì có thể cho tất cả. Có thực mới vực được đạo. Mà đạo quân tử như các thánh nhân ở Văn Miếu thì cả ngàn năm chỉ trơ trơ ngồi trên mu rùa cho thiên hạ bái. Còn đạo tặc như ông và văn nghệ sĩ thời nay thì được đặt mu gái trên lòng bàn tay để tay động đậy, móc bướm lẫn múa ra thơ. Mới nghe cái sự tự hào ấy thì phát lợm, nhưng rất thật, thật đến phơi trần truồng, phơi cả ruột già lẫn ruột non. Bảo Sinh xỏ lá cái đám văn nghệ sĩ tự cho mình thánh thiện, như đám quan chức chưa bị lộ thì tự khen mình "trong veo". Theo ông, nếu bóc trần hết ra thì ruột đứa nào cũng chứa đầy cứt! Tinh thần ấy Bảo Sinh xứng đáng là bạn thân của Nguyễn Huy Thiệp!
Phải nói, kể từ sau Nguyễn Huy Thiệp, chỉ có Bảo Sinh dù vẫn sống hèn nhưng dũng cảm viết ra sự thật, thật đến đáy cùng của cái động quỷ mà thiên hạ đang sống chung. Thiệp sợ cái cõi hỗn mang "Không có vua" làm thiên hạ đại loạn. Còn Bảo Sinh nhìn ra, không phải thế giới này "không có vua" mà đang có nhiều vua, chẳng phân biệt vua chính trị với vua giang hồ, tất cả cũng đang loạn lên vì không phân biệt được văn nghệ sĩ với đĩ điếm. Văn thơ Bảo Sinh đáng đọc nhất trong cái giới văn chương đang thúi từ trong ruột thúi ra nhưng lại khoác đủ bộ cánh đạo đức, nhân văn lòe loẹt. Bảo Sinh không cần hư cấu để giải các loại huyền thoại đang thống trị trên đất nước đồng bóng. Chỉ cần tự phô sự thật, toàn bộ huyền thoại ma quỷ, huyền thoại người anh hùng, kể cả huyền thoại về văn nghệ sĩ đã tiêu tan.
Ba lần Bát Phố Hải Phòng của Bảo Sinh như là tấm gương tự treo. Bảo Sinh phơi truồng cho người đọc thấy khi thân xác văn nghệ sĩ cấu tạo bằng da bằng thịt, trên răng dưới dái thì chẳng thể "thánh thiện" hay "trong veo" như người đời nhầm tưởng, như đám học trò trẻ con bị lừa. Không hiểu sao nhiều kẻ ăn theo Bảo Sinh viết nhiều bài ngợi ca thơ ông đầy chất thiền? Lẽ nào họ học bà Đoàn Hương tỏ ra yêu thơ, nhìn thơ ai cũng phán một câu "rất là thiền luận!" Tôi càng không hiểu vì sao gần đây giới phê bình bạ đâu cũng cứ phải nhét vào thơ cái gọi là "thiền luận" như một hội chứng, trong khi những lời bình ba hoa chích chòe đó phải gọi là "Thơ thiến" mới đúng. Nếu có "thiền" thì "Cửa thiền này của cô Tiên/Chứ thiền của mụ Đoàn Hương... gớm ồm!" Tôi đọc Bảo Sinh chẳng thấy thiền đâu cả mà rất trần tục, cái trần tục của một ông già trên răng dưới dái không che giấu.
Tôi mượn lời biếm của Bảo Sinh khi khoe bản nhạc Tình mẹ của Phú Quang, chỉ đổi ý tứ cho đúng cốt cách của ông để xem có thiền không:
"Bướm Tiên không phải của ta,
Tai hoạ của nó mới là của chung.
Vành ngoài cho đến vành trong,
Móc xong rồi rửa như không có gì!"
Thiền vì đã biến "sắc" thành "không" đấy chăng? Thì đây, chính Bảo Sinh ghét cái "thiền luận" đến mức chuyển "không" thành "sắc" luôn cho nó đời:
“Hôm xưa lên tỉnh về làng
Áo cài khuy bấm em làm khổ tôi
Bây giờ quần trễ rốn lồi
Khổ tôi khổ cả bố tôi đang thiền”.
Người như cụ Bảo Sinh tôi dám chắc không thiền, thậm chí ghét "thiền", vì thiền là sống cũng như chết, sống giả. Tôi tặng ông và những đứa phê bình vuốt đuôi ông mấy câu sau:
"Đâu phải có mây là Tiên
Đâu phải sen nở là Thiền hở con?
Nhà văn đi hát móc l.ồn,
Cửa Thiền đang méo bỗng tròn được chăng?"
Tấm gương tự treo của Bảo Sinh là tấm gương ô nhục của cuộc đời ô trọc. Ông tự sám như con chiên trước Chúa thì không chắc, nhưng tự thấy ô nhục thì có thể. Đơn giản là tự bạch nỗi ô nhục để tự giải thoát khỏi đời ô trọc. Chỉ cần vậy đã là nhân cách. Nhà văn như vậy thật đáng thương, và cũng thật đáng nể. Đáng ghét là đám nhà văn nhà veo chỉ vì háo danh nên đã nhảy vào la làng: "Đừng vơ đũa cả nắm! Không phải nhà văn nào cũng vậy!" Đó là cái ngu! Nếu khôn thì hãy im lặng như dân làng Vũ Đại ai cũng tự nhủ: "Chắc nó trừ mình ra!"
Cuối bài, tôi tặng Bảo Sinh thêm một câu nữa cho tròn:
"Nhà thơ như cụ Bảo Sinh
Rất ghét những đứa khoe mình trong veo!"
Chu Mộng Long


Không có nhận xét nào: