Translate

Thứ Ba, 22 tháng 2, 2022

Trăm năm sau TG sẽ nhớ ngày này !?

 


22/2/2022 Được biết là ngày Đẹp nhất hành tinh vì dễ đên vài 100 năm mới có cái ngày này. Và cũng ngày này:
Hôm nay 22/2, Quốc hội Nga dự kiến sẽ phê chuẩn các hiệp ước với hai khu vực Ukraine ly khai, một bước có thể mở đường cho việc Moscow xây dựng các căn cứ quân sự ở đó, áp dụng một thế trận phòng thủ chung và thắt chặt hội nhập kinh tế, theo Reuters.
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 21/2 đã công nhận hai khu vực ly khai tự xưng là Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Cộng hòa Nhân dân Luhansk là các quốc gia độc lập, bất chấp cảnh báo của phương Tây rằng bước đi như vậy là bất hợp pháp và triệt tiêu các cuộc đàm phán hòa bình.
Các hiệp ước này đã được ô Pu đệ trình lên Quốc hội Nga để phê chuẩn vào tối ngày 21/2.
Mỗi bên trao cho bên kia “quyền để các lực lượng vũ trang của mình xây dựng, sử dụng và cải thiện cơ sở hạ tầng quân sự và căn cứ quân sự trên lãnh thổ của mình”, hiệp ước nói.
Một khi các văn kiện này được thông qua, Nga, vốn đã đưa quân đội đến gần Ukraine, có thể công khai đưa các lực lượng quân sự vào các khu vực này.
Một bản giải thích kèm theo các văn kiện cho biết các hiệp ước này hình thành “cơ sở pháp lý” mở đường cho việc các đơn vị quân đội Nga tiến vào các nước ' cộng hòa nhân dân " được Nga hậu thuẫn lâu nay và được cho là cần thiết cho các hoạt động “gìn giữ hòa bình”. Theo lập luận của Pu.
---------------------
Ngay sau khi Tổng thống Pu công nhận hai khu vực ly khai ở miền đông Ukraine hôm 22/2, ông Ngô Quý Nhâm, một nhà nghiên cứu và giảng viên lâu năm về kinh doanh quốc tế, bày tỏ “căm phẫn” với hành động của ông Putin.
Ông Nhâm viết trên trang Facebook cá nhân có hơn 11.000 người theo dõi rằng ông có quan điểm như vậy vì đó “đơn giản là vấn đề đạo lý và sự cảm thông với người dân Ukraine khi bị Nga xâm lược”.
Nhà nghiên cứu kiêm giảng viên này gọi hành động của ông Pu là “cướp nước” với “thủ đoạn bẩn thỉu, hèn hạ”. Ông Nhâm nói thêm rằng mức độ tôn trọng của ông dành cho vị tổng thống Nga “giờ đây chỉ là con số âm”.
Nhà bình luận thế sự Dương Quốc chính có khoảng 55.000 người theo dõi trên mạng xã hội gọi động thái mới nhất của Tổng thống Pu là “động thái leo thang rất nguy hiểm” và “ngang nhiên vi phạm nguyên tắc bảo toàn lãnh thổ của quốc gia láng giềng Ukraine”.
Nữ tiến sĩ Khuất Thu Hồng, một nhà xã hội học từng du học ở cả hai nước Ukraine và Nga, nhắc lại kỷ niệm rằng hồi ngày 17/2/1979, khi Trung Quốc đánh Việt Nam, nhiều người Ukrain xuống đường phản đối Trung Quốc.
Giờ đây, khi đất nước và người dân Ukraine vừa trong cảnh khốn khó, lại vừa bị Nga đe dọa, bắt nạt, bà Hồng thấy “bất bình” và bà khẳng định “không bao giờ ủng hộ thói cá lớn nuốt cá bé”.
--------------------
“Hãy để cho Kiev và người dân Ukraine được sống trong hòa bình”, nữ tiến sĩ được nhiều người biết tiếng ở Việt Nam đưa ra lời kêu gọi trên trang cá nhân.
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, một nhà phân tích, bình luận kinh tế thường xuyên được báo chí Việt Nam và nước ngoài phỏng vấn, cảnh báo trên trang Facebook của ông rằng diễn biến mới nhất hôm 22/2 là điều “rất đáng lo ngại đối với Việt Nam”.
Ông Doanh viết ngắn gọn rằng “Nếu Putin có thể hành động như thế này thì Bắc Kinh cũng có thể hung hăng hơn ở Biển Đông”. Tiếp đến, vị tiến sĩ khuyến cáo Việt Nam “phải nêu cao cảnh giác” và “sẵn sàng bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ”.
Đây là tầm nhìn mà thạc sĩ Ngô Quý Nhâm và nhà bình luận Dương Quốc Chính cũng chia sẻ.
Nhà nghiên cứu và giảng viên Ngô Quý Nhâm lưu ý rằng nước láng giềng Trung Quốc từng chiếm biển, đảo của Việt Nam với lý do “chủ quyền lịch sử” hay “bảo vệ” người gốc Hoa ở Việt Nam.
Ngày nay, việc Nga gặm nhấm dần lãnh thổ của Ukraine hoàn toàn cũng có thể được Trung Quốc áp dụng đối với Việt Nam, ông Nhâm lên tiếng báo động.
Ông Nhâm chỉ ra rằng quan hệ Ukraine-Nga và quan hệ Việt Nam-Trung Quốc có sự tương đồng của thân phận nước nhỏ bên cạnh nước lớn, thường xuyên bị đe dọa. Vì vậy, ông kêu gọi những người Việt thân Nga “hãy tỉnh ngộ”.
Cùng lúc, nhà báo kỳ cựu Võ Văn Tạo coi thực trạng có không ít người Việt biện hộ cho các động thái của Nga “nuốt” lãnh thổ của Ukraine là một nghịch lý, vì nếu như Trung Quốc cũng muốn thôn tính Việt Nam với lý do lịch sử, chắc chắn chẳng người Việt nào chấp nhận cả.
.
“Hãy để cho Kiev và người dân Ukraine được sống trong hòa bình” !

1 nhận xét:

Đi tìm sự thật nói...

Ngày 17/09/1939, Liên Xô bất ngờ tấn công Ba Lan không tuyên bố từ phía Đông, phá vỡ Hiệp ước bất tương xâm với Warsaw năm 1932.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-41307044
.....
Ngày nay, các sự kiện tháng 9 năm 1939 vẫn tiếp tục gây ra tranh cãi giữa Ba Lan và Nga.
Đài phát thanh quốc gia Ba Lan (Polskie Radio) trích giáo sư sử học Wiesław Wysocki nói cuộc tấn công của Liên Xô "hoàn toàn gây ra ngạc nhiên" cho Ba Lan khi đó.
Bị kẹt giữa Đức Quốc xã và Liên Xô, các tướng lĩnh ở Warsaw dưới quyền Tổng tư lệnh Edward Smigly-Rydz đã lập ra một kế hoạch phòng thủ ở cả hai phía.
Nhưng giới quân sự Ba Lan cũng đã tính rằng nếu bị tấn công từ hai phía, họ sẽ thua.
Sau đe dọa đòi vùng Gdansk và hành lang nối Đông Phổ của Đức cắt qua lãnh thổ Ba Lan sang Đức không được, Hitler đã lên kế hoạch xâm lăng nước này.
Ngày 1/09/1939, chiến hạm SMS Schleswig-Holstein bắn phá pháo đài Westerplatte ở Gdansk của Ba Lan, mở màn cho Thế Chiến 2 tại Đông Âu.
Các quân đoàn Đức, dẫn đầu bởi các sư đoàn xe tăng Panzer hùng mạnh, tràn sang Ba Lan.
Hơn hai tuần sau, ngày 17/09, một triệu quân Liên Xô đánh vào từ phía Đông.
Chính quyền Ba Lan rút sang Romania để rồi sau đó sang Anh, lập chính phủ lưu vong thuộc phe Đồng Minh chống phát-xít.
Trên chiến trường, quân Đức tiến mạnh sang phía Đông với tốc độ nhanh hơn Liên Xô và đến ngày 22/09, tướng Mauritz von Wiktorin và Heinz Guderian của Đức mời trung đoàn trưởng xe tăng Liên Xô, Semyon Krivoshein lên bục danh dự duyệt binh chung ở Brest-Litovsk.
Sau đó, Liên Xô và Đức đồng ý lấy sông Bug là biên giới.
Theo ông Wysocki, chỉ một ngày trước khi đánh Ba Lan, Liên Xô ký hiệp ước hòa bình với Nhật Bản (16/09/1939) để yên tâm về Viễn Đông và có thể tập trung vào chiến dịch quân sự ở phía Tây.

Ảnh tư liệu của Getty Images: Hai tướng Đức, Mauritz von Wiktorin và Heinz Guderian lên bục cùng chỉ huy trưởng đơn vị xe tăng Liên Xô, Semyon Krivoshein duyệt hàng quân ở Brest-Litovsk ngày 22/09
Không có mô tả ảnh.