Translate

Thứ Bảy, 26 tháng 12, 2020

NGÀY TẾT CHƠI ĐÀO RỪNG

 Chuyền thông nhà cứ mà tơm tớp rầm rộ lên e chời Tây tôn Vietnam " Đầu tầu " cấm chặt thông non rừng về....E bển mất mẹ nó Noen với Giáng sinh lun chớ chả đùa hơ ?!


Trước nay, đã nghe một vài ý kiến phản ứng với việc chơi đào rừng của người thành phố, thấy "có gì sai sai" rồi. Thôi thì cứ nghe và nghĩ là cuộc sống sẽ điều chỉnh. Nhận thức là quá trình. Cái đúng cũng cần thời gian để khẳng định là đúng. Cái sai cũng cần thời gian để lộ ra là sai.
Nhưng nay nghe ý kiến của Thủ tướng liên quan đến việc cấm mua bán đào rừng, thì phải nói: Đó là ý kiến sai! Những ai tham mưu cho Thủ tướng việc này là không hiểu gì về đào rừng cả!
Tôi đã sống rất lâu ở rừng núi Tây Bắc, xin nói luôn là không có đào rừng và cũng không có rừng đào.
Thứ nhất, đào không phải là loại cây rừng. Nó là cây thân mộc nhưng không có sức cạnh tranh với các loại cây thân mộc ở rừng, nó chỉ có thể sống cùng với những cây đào, mận khác, hoặc sống cùng ngô nương, lúa nương thân thảo hay cây sắn, cây giong riềng mà thôi.
Thứ hai, cây đào không trồng để lấy gỗ vì đơn giản là gỗ nó chả ra gì, nhanh ải, mục, làm củi đun cũng chán. Cây đào, mà ta gọi là đào rừng ấy, ngày trước chỉ để lấy quả ăn, để ngắm hoa đẹp, nay thì thêm nguồn thu nhỏ nhỏ là bán cho người mang về xuôi chơi.
Nhưng tại sao lại có tên gọi là đào rừng? Là tại vì nó được mang từ trên miền rừng núi về nên gọi là đào rừng, để phân biệt với đào trồng ở dưới đồng bằng.
Những cây đào ấy có thể mọc trên đồi nương, do người ta đi làm nương mang quả đi ăn, bỏ hạt lại ở khoảnh đất dựng lều coi nương hoặc trên đường đồi, đường núi... Từ đó mọc lên cây, xung quanh thoáng đãng, là lúa, ngô, sắn, nên cây đào phát triển được và chủ nương giữ lại, vì... chả sao cả, có quả thì ăn, có hoa thì ngắm cho vui, giờ chặt cành, hay đào cả gốc bán được tiền thì càng tốt.
Cũng có thể có một vài cây đào mọc ở rừng, tại những chỗ cây thưa, không có nhiều cạnh tranh của cây thân mộc khác, hạt đào do người đi rừng ăn vất đấy, có điều kiện thì lớn lên, tự nhiên thôi.
Cũng có thể đó là đào mọc ở vườn nhà dân, cây đào có hoa đẹp, thường nở đúng dịp đón xuân, quả ăn cũng tạm, nên người ta giữ lại.
Cũng có thể là từ những vườn đào người ta trồng, chỉ toàn là đào hay mận thôi, ở trên một sườn đồi hay chân một thung lũng. Có vườn tồn tại khá lâu, thì gọi là vườn đào cổ, như ở Sa Pa ấy. Và tên gọi cho đúng là vườn đào, vườn đào ở miền rừng, chứ không phải là rừng đào nhé.
Những cây đào từ rừng ấy, hiện nay quả không được chuộng như xưa nữa vì đã có vô vàn loại hoa quả giống mới ngon hơn rất nhiều, gỗ thì chẳng dùng được, cũng không có giá trị lâm sinh, bảo vệ đất, giữ nước và che phủ rừng như những loại cây khác. Nếu để ở đấy, mùa xuân về thì vui mắt cho người bản địa và dân đi phượt thôi, chả sinh ra được tiền. Nay vì thú chơi đào từ rừng, bỗng có chút giá trị thương mại nho nhỏ, là niềm vui giản dị cho người trồng và giữ lại nó. Mà loại này thì phát triển nhanh, chặt cành vẫn còn hoa chơi, đào cây đi thì trồng cây khác, lớn nhanh lắm.
Nếu phát triển tốt việc chơi hoa đào từ rừng, thì sẽ làm sinh động thêm thị trường hoa Tết, lại thêm một nguồn thu nhập nhỏ cho đồng bào và làm phong phú thêm kiểu loại kinh doanh từ trồng cây hoa quả ở vùng miền núi phía Bắc nước ta.
Xin đưa mấy cái ảnh, là cảnh đào vườn ở trên núi để mọi người hình dung thêm.
Mong ý kiến này đến được Thủ tướng và ông sẽ cười xòa, nói: Hóa ra như... zdậy. Zdậy thì cứ để dân người ta trồng, mua bán và chơi đào từ rừng, nhớ cẩn thận khi vận chuyển để an toàn và không được vi phạm luật giao thông thôi nha...

nguon Fb Nguyễn Thành Phong . > https://trithucvn.org/tin-tuc-vn/chinh-phu-viet-nam-dinh-chinh-lenh-cam-chat-dao-rung.html?fbclid=IwAR2K3wU94eQ2jNnyc3DHfMsYq2OtV2FcPqCMUs2KA4c6M8oRn8FQ3SemJS8 . > https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/thi-truong/dao-rung-tu-nhien-sieu-hiem-gio-toan-hang-nha-trong-tren-doi-700488.html

Không có nhận xét nào: