Translate

Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2019

Những đứa trẻ Hongkong không chịu cúi đầu


Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang đứng và giày

Vì sao những người trẻ Hong Kong khi bị bắt luôn ngẩng cao đầu ? Rất nhiều người đã tự đặt câu hỏi như vậy khi nhìn những tấm ảnh báo chí quốc tế chụp ở các đường phố Hong Kong suốt hơn 4 tháng qua - để có 4 tháng thể hiện rúng động cả thế giới, họ ắt hẳn đã nung nấu ý chí và quá hiểu bản chất chế độ mà họ buộc phải chống - bằng mọi giá - từ nhiều năm trước đó. Thông điệp rất chính đáng của họ đã truyền vào tâm thức tất cả người dân: "Người dân không được sợ hãi nhà cầm quyền, nhà cầm quyền phải biết sợ người dân" - vì sao họ không hề tỏ ra sợ hãi, vì sao sự chấp nhận mất tự do của họ chỉ diễn ra trong ít giây phút mà họ đã kịp thích ứng như có sự chuẩn bị trước trong khoảnh khắc nghiệt ngã giữa tự do và tù đày ? Câu chuyện xúc động sau đây sẽ lý giải một phần:

“Anh có thế tới đây và xem cậu bé này được không?” – Cuộc gọi lúc 3h sáng ngày 3 tháng 9 từ anh bạn tôi, anh ấy nói rằng có một đứa trẻ đang ngủ trên bang ghế ở ga tàu điện ngầm. Cảm thấy “có đứa trẻ cần được giúp đỡ” tôi liền vội vơ lấy 1 chiếc khan tắm và một số vật dụng khác lao ra khỏi nhà.
Người bạn đó đã gưi tôi một bức ảnh, một cậu bé mặc chiếc áo khoác mỏng với quần sooc, người co lại và gối lên 2 tay. Và bên cạnh cậu ấy chỉ có một chiếc balo nhỏ. Tôi tự hỏi tại sao tôi không thể phi tới bên khoác cho cậu bé chiếc áo để cậu có thể cảm nhận một chút ấm ám.
Tôi lặng lẽ ngồi bên cậu bé. Chẳng mấy chốc cậu bé đã tỉnh dậy và tôi chắc rằng băng ghế cứng và lạnh đã khiến cậu ngủ không ngon. Tất nhiên, phải có một lý do tồi tệ hơn đằng sau điều này.
Cậu bé nhìn tôi với ánh mắt bối rối rồi chậm rãi ngồi dậy và cố gắng chào. Tôi hỏi tại sao cậu không về nhà? – Ba mẹ em đã khóa thêm một ổ khóa nữa vào cửa sắt và em không có chìa khóa để vào. Em phải ngủ cả đêm trên băng ghế ga điện ngầm chờ tới trời sáng rồi tới trường – Cậu bé cố gắng nói ra sự thật với giọng yếu ớt. Càng nghe tôi nhận ra rằng nó không đơn giản như vậy. Bạo lực gia đình khiến cậu bé phải lớn lên, khiến cậu làm quen với việc giữ khoảng cách với người khác, giấu tâm can sâu bên trong và xây dựng một vẻ ngoài khác.
Chúng tôi bắt đầu hàn huyên và cậu bé nói rất nhiều về gia đình, bạn học và những cuộc đấu tranh. Sau khi để cậu nói hết thì tôi trở lại với chủ đề chiếc ổ khóa của ba mẹ cậu. Cậu cắn môi và có vẻ như không muốn nói về điều này. Không khó để đoán rằng có liên quan tới việc cậu ra ngoài để chiến đấu. “Em muốn trở thành một firt-aider. Trong một cuộc biểu tình khói bụi mù mịt vào giữa tháng 7, có một anh đã hỏi liệu có thể rửa mắt giúp anh ta và em đã giúp anh ấy”. Để chứng minh điều đó, cậu mở chiếc balo bên cảnh, trong đó có một lương nhỏ vật tư y tế, hầu hết được cậu mua bằng tiền tiêu vặt. “Trong suốt kỷ nghỉ hè em đã chỉ có một bữa ăn tối mỗi ngày. Sau kỳ nghỉ chắc em sẽ chỉ ăn một bữa trưa ở trường, cũng không nhất thiết phải ăn tối nữa. Cha mẹ là những người ủng hộ Bắc Kinh, họ đã không cho tiền tiêu vặt suốt mùa hè. Em đã đi làm bán thời gian và kiếm được 40$ mỗi tuần vì vậy thật may mắn em có thể mua được sữa để lấp đầy cái dạ dày này”. – Trải nghiệm của cậu bé Jin Yuqi cho ta thấy sự lụi tàn của đống đổ nát. Người lớn sẽ chỉ thấy lợi ích mà lờ đi những nhu cầu của những đứa trẻ. KHông lạ gì khi các quan chức cấp cao trong chính phủ chẳng biết gì về những đứa trẻ.
NGày 21 tháng 7 dường như đã đã trở thành “nhân tố cách mạng” trong tâm trí cậu ấy. Từ vị trí firt-aider , giờ cậu đã là một trong những đứa trẻ tuyến đầu. Em đã dùng cánh tay bị thương túm lấy chân và tay kéo các động đội thoát khỏi đội Phi Long” – Tôi biết tay cậu vẫn còn đau những cậu vẫn cầm ô và đứng ở tuyến đầu.
Bình minh tới, tôi đã mời cậu bé bữa sáng. Ngồi trong một nhà hàng đông người, trông cậu không được tự nhiên. Khi tôi hỏi cậu muốn order gì cậu nói “Không, em chỉ có thể ăn một chút, thật tốt nếu chị chia cho em một phần bữa sáng của chị”. Tôi từ chối đề nghị của cậu và gọi cho cậu bữa sáng đầy đủ. Tôi hy vọng ít nhất bữa sáng này sẽ làm cậu cảm nhận được ánh nắng ấm áp và tỏa sáng trong cậu.
“Cậu nên ăn trước đi đừng chờ tôi” – Mặc cho tôi nói thì cậu vẫn ngồi đó và chờ phần ăn của tôi tới rồi cùng ăn. Cậu bé thật lịch thiệp và biết tôn trọng người lớn, một đứa trẻ ngoan. “Em no rồi” cậu nói, mặc dù cậu đã không ăn tối vào hôm trước, cậu vẫn chỉ ăn hết một nửa bữa sáng. Tôi đã khuyến khích cậu ăn thêm một chút nhưng cậu trả lời “Em chỉ có một bữa ăn mỗi ngày nên dạ dày em cũng đã quen với các bữa ăn nhỏ rồi. Bữa sáng nay thật phong phú và thật tiếc em không thể gói phần còn lại để dành cho bữa tôi được” – câu trả lời thật đau lòng. Tôi nghĩ tôi đã hiểu sai. Thật đáng xấu hổ vì chúng ta đang cướp đi tương lai của tụi nhỏ. Giới trẻ Hongkong buộc phải chiến đấu vì tương lai của chúng ta. Còn chúng ta thì phớt lờ những cơ thể gày gò ốm yếu của bọn trẻ trước sự toàn trị, để bọn trẻ phải đối mặt với Hắc cảnh, một số còn bị gia đình xa lánh, thậm chí không được chăm sóc. Vậy mà mỗi khi chiến đấu, họ lại sừng sững như những gã khổng lồ. Dù thật khó để đứng dậy lật đổ nhưng không gì lấy đi sự quyết tâm giành lại tự do cho Hongkong.
Sự may mắn của Hongkong trong năm 2019 đó là có một thế hệ trẻ những người đã sống sót qua những khó khăn. Tôi hy vọng họ có thể học cách trân trọng và không đánh mất tình yêu của người dân HK.
Sau bữa sáng, cậu bé là học sinh tới sớm nhất chờ bác bảo vệ mở cổng trường. Cậu bé bước vào trong trường vài bước rồi quay người lại, vẫy tay tạm biệt tôi. Nhìn từ đằng sau tấm lưng cậu ấy trông thật đơn độc, giống như tôi khi ở thời cấp 2, tôi không muốn các bạn cùng lớp nhìn thấy nỗi sợ hãi trên khuôn mặt mình và nỗi buồn trong sâu thẳm trái tim. Có lẽ cả 2 chúng tôi đều nghĩ “Nếu bạn thưỡng xuyên cúi đầu, bạn chắc rằng có thể chôn vùi nỗi đau trong chiếc bóng của chính mình không?”. Này cậu bé, tôi hiểu rằng cậu chỉ muốn tin vào bản thân mình, nhưng xin đừng từ tối tôi, hãy cho tôi cơ hội để tiếp tục được sát cánh bên cậu. hãy cho tôi đặt chút bóng đêm lên con đường đầy khó khăn của cậu.
Một vài ngày sau, cậu bé một lần nữa không thể trở về nhà sau cuộc biểu tình, tôi đã đưa cậu ấy tới một chỗ nghỉ tạm thời. Tôi định đắp chăn cho cậu bé rồi sẽ rời đi, tuy nghiên cậu bé có vẻ ngủ không ngon giấc và nắm chặt tay vào chăn. Cơ thể nằm nghiêng cuộn tròn lại, long mày nhíu lại và tôi chắc rằng có gì rất khủng khiếp trong giấc mơ của cậu. Tôi vỗ lưng để cậu được thư giãn. Một lúc thì cơ thể cậu ấy thả lỏng ra đôi chút và khịt mũi khi cậu cảm thấy mệt.
Sauk hi lặng lẽ rời đi, tôi đã tới nhà hàng và ăn tối. Tôi định về nhà và thay đồ rồi lại tới chỗ cậu bé. Tôi không thể nghĩ về tin nhắn cậu bé gửi cho tôi hỏi “tôi sẽ sớm quay lại chút? Em đang ngủ ở nơi xa lạ và bị đánh thức bởi những cơn ác mộng” – Cậu bé giả vờ như không muốn tôi quay lại, muốn tôi về nghỉ ngơi. Nhưng đưa bé này, làm sao tôi có thể phớt lờ sự khó chịu của cậu chứ? Kể cả khi cậu đứng ở tuyến đầu trong mỗi trận chiến, thì cậu vẫn là đứa trẻ 15 tuổi. Ai lại không ngưỡng mộ về vai trò và hành động của cậu cho HK chứ??
Chúng tôi còn nói nhiều chuyện khác ngoài việc chiến đấu và cuộc sống. Những người cô đơn sẽ luôn nhớ tới những ai đã xuất hiện trong cuộc đời họ. Và chúng ta cũng vậy. Cũng sẽ nhớ về nhau. Cho tới một ngày tôi bị mất liên lạc với cậu và bạn bè nói rằng không thể tìm thấy cậu. Và điều tôi lo sợ nhất đã xảy ra: cậu bé nằm trong danh sách bị bắt!!!!
Ngay lập tức tôi đã thông báo ngay cho luật sư để giúp đỡ, sau 48 tiếng chờ đợi, nói rằng không dằn vặt thì là nói dối, nhưng tôi có thể làm gì đây? Đầu ốc hoạt động liên tục và xuất hiện hàng loạt các hình ảnh trực tiếp về sự bạo lực lạm quyền của cảnh sát. Liệu thái độ kiên trì của cậu ấy có đánh bại được cảnh sát? Một cơ thể 15 tuổi có thể chịu được sự tra tấn tinh thần của cảnh sát?? Cậu sẽ trở lại bình an và khỏe mạnh chứ? Tôi thực sự không thể để mình suy nghĩ tới điều đó.
“Em sắp được thả rồi. Em muốn tiếp tục chiến đấu”. Sau khi tại ngoại, cậu gọi cho tôi và khóc hét lên. Khóc nghẹn, tôi trấn tĩnh cậu bé trước và hỏi cậu có bị bạo hành không? Mặc dù cậu nói rằng không bị đau ở đâu, tôi sẽ gặp cậu trước khi cậu được thả. Quả thực cậu không bị bạo hành trong thời gian chờ đợi, nỗi lo lắng trong lòng tôi tạm thời lắng xuống. Nhưng cậu bé sẽ phải đối mặt với 2 bản án hình sự. Tôi nên làm gì?
Tôi nhớ rằng trong cuộc điện thoại, khi cậu đã trấn tĩnh, cậu nói rằng “Em sẽ không dừng lại vì sự sợ hãi của bản án hình sự trong tương lai. Em sẽ tận dụng tuổi tre của mình để ngăn chặn chế độ toàn trị đang nuốt chửng lấy Hongkong, không có bản án nào làm em sợ hãi và rút lui. Hongkong đã yêu em suốt 15 năm nay và em sẽ dùng 15 năm tới để đấu tranh. Em muốn án tù sẽ kết thúc vào năm em 30. Và em vẫn sẽ cảm thấy đây vẫn là Hongkong em yêu. Em sẽ không cúi đâu!!!”
Những đứa trẻ thể hiện tình yêu thương với Hong Kong theo cách riêng của chúng. Chúng có nhiều cách làm trực tiếp và sâu sắc hơn những người lớn chúng ta. Bao nhiêu đứa trẻ đã tự mình phải đối mặt với trách nhiệm như một người lớn - và - hơn một người lớn ?
Chúng ta phải mài dũa bao lâu nữa và dùng bao nhiêu trăn trở và nước mắt nữa để học được điều đó trước khi biết rằng những đứa trẻ của chúng ta không chịu cúi đầu ?
Người Hong Kong - từ nhận thức đến đồng lòng phản kháng !
Nguyễn Văn Phước
Nguồn: Stand News
(Một bản dịch khác được đăng trên báo trithuc, nhưng có thể người dịch không hiểu rõ về HK lắm và đã lược đi khá nhiều nên dịch lại cho ai muốn đọc- hy vọng câu chuyện thật về tinh thần cậu bé sẽ truyền hạt giống từ sự thật thêm cho một ai đó).
- Người viết từ Hong Kong - Nguồn dịch Stand News.

Không có nhận xét nào: