Translate

Thứ Ba, 14 tháng 5, 2019

Láo nháo đỏ - đen giang hồ môt lủ.

Thời buổi ni.
Bí hiểm đâu riêng chỉ....Thâm cung !
Láo nháo đỏ - đen giang hồ môt lủ.
Thật.
.

KHI SỐ PHẬN CHỌN TA LÀM NGỌN BÚT
PHẤT LÊN ĐẦU SÓNG DỮ MỘT BÀI CA
AI BIẾT ĐƯỢC TA SẼ CHÌM TẬN ĐÁY
RỒI VƯỢT LÊN BAO BẤT HẠNH TRẦM KHA
XIN ĐỪNG HỎI VÌ SAO TA GỤC NGÃ
TA YÊU THƯƠNG NHƯ MẸ NÚI SÔNG NÀY
KHI NGAY THẲNG SỐNG LÀM NGƯỜI THẬT KHÓ
TA DỌN MÌNH CHO BỮA TIỆC ĐẮNG CAY
CẢM ƠN BẠN, NHỮNG NGƯỜI TÔI YÊU MẾN
NHƯ ANH EM, NHƯ MÁU THỊT CỦA MÌNH
TRONG THẾ KỶ ĐÃ QUÁ NHIỀU ĐỔ VỠ
TA GẮN HÀN CHÚT GIÁ TRỊ MONG MANH
NGÀY LẠI ẤM TỪNG CÂU THƠ CON VIẾT
MÙA VẪN DÀI TRONG MẮT MẸ BUỒN THƯƠNG
KHI MẸ NHẮC CHIỀU MUỘN RỒI, CON BIẾT
TỰ DO KIA ĐÃ Ở SÁT CHÂN TƯỜNG
KHI BẠN HỎI BÓNG TÔI TRÊN MẶT SÁCH
CÂU THƠ NÀO VIẾT DƯỚI ĐÁY THỜI GIAN
TRONG TUYỆT VỌNG CHỈ CÒN THƠ LÀ BẠN
CHỈ CÒN THƠ CỨU RỖI MỌI SUY TÀN
.
nhà báo Nguyễn việt Chiến.
SỰ THẬT VỀ VỤ ÁN “HẬU BÁO CHÍ” PMU18 LIÊN QUAN TỚI NHÀ BÁO-NHÀ THƠ NGUYỄN VIỆT CHIẾN VÀ BÁO THANH NIÊN
Nhà báo Quốc Phong (nguyên Phó TBT báo Thanh Niên) một người bạn thân thiết (cùng chung hoạn nạn với tôi và TBT báo Thanh Niên Nguyễn Công Khế và tổng thư ký tòa soạn TN Hoàng Hải Vân) trong vụ án “hậu báo chí” PMU 18, có cho tôi biết một sự thật về vụ án này, nhân 100 ngày Nhà báo Hữu Thọ đi xa. Trong đó có tấm hình chụp tôi với hai nhà báo Hữu Thọ và Nguyễn Công Khế trong dịp kỷ niệm 25 năm báo Thanh Niên 2011. Tôi nhớ hôm ấy, vừa thấy tôi, nhà báo Hữu Thọ gọi ngay: “Bảo cậu Chiến cùng với cậu Khế, cậu Phong lại đây, mấy anh em mình chụp chung tấm ảnh kỷ niệm. Sau khi ra tù, cậu Chiến trông dạo này cũng khỏe lại rồi đấy. Hồi Chiến bị bắt, mình thật sự rất bức xúc, đã viết mấy lá thư gửi Trung ương, chuyện này cậu Phong, cậu Khế biết cả, nhưng không thay đổi được gì cả. Thôi, hôm nay mừng gặp mặt nhau 25 năm thành lập báo Thanh Niên là vui rồi. Hôm nào, có dịp tớ cho mấy cậu đọc lá thư ấy…”. Nhưng rồi, cho tới khi nhà báo Hữu Thọ đi xa, chúng tôi vẫn chưa được đọc lá thư đầy tâm huyết và tình người của ông. Dưới đây là bài viết của nhà báo Quốc Phong, một người bạn thân của tôi.
(Tiểu thuyết Mùa Khát (NXB Hội nhà văn 2018) của nhà thơ Nguyễn Việt Chiến nói về cuộc đời thăng trầm của một nhà báo chống tham nhũng. Các độc giả muốn mua sách có chữ ký tác giả, xin gửi thông tin về số máy 0386606232: Họ tên,địa chỉ đầy đủ số nhà, phố, phường (xã), quận (huyện), thành phố (tỉnh) để chuyển phát nhanh mang tận nơi rồi mới thu tiền sách)
HỮU THỌ, MỘT NHÀ BÁO ĐÁNG KÍNH
Quốc Phong (nguyên Phó TBT báo Thanh Niên)
.
Tôi thật bất ngờ khi được hung tin nhà báo Hữu Thọ vừa qua đời sáng ngày 13/8/ 2015 bởi mới cách đó vài hôm, tôi còn thấy ông trên truyền hình khi ngồi dự khai mạc Đại hội Hội Nhà báo Việt Nam khoá 10 . Chẳng riêng gì tôi, ông được xem là một nhà báo uyên thâm , có" tâm sáng, lòng trong, bút sắc ",rất đúng với chính những chữ của chính ông khi nhắc nhở đồng nghiệp đã một lòng với nghiệp báo. Ông là một người lãnh đạo công tác tư tưởng của Đảng , trong đó có báo chí, được nhiều người nể trọng. Riêng với tôi, ông còn là người Anh lớn về nghề, về tình người và lòng nhân ái.
Cố Trưởng ban Tư tưởng Văn hoá TW , nhà báo đáng kính Hữu Thọ đang nghe cựu Tổng biên tập Báo Thanh niên và nhà báo Nguyễn Việt Chiến tâm sự nhân dịp báo Thanh niên 25 tuổi
.
Vào thời điểm tháng 8/2008, khi báo chí trong nước nổ ra sự cố nghề nghiệp khiến làng báo Việt Nam bị cơ quan pháp luật bắt tạm giam 2 nhà báo Nguyễn Việt Chiến ( của Thanh niên) và Nguyễn Văn Hải ( của Tuổi trẻ ) về tội danh " lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ" mà thực chất là điều tra viết bài về vụ án PMU 18 của Bộ Giao thông Vận tải. Lúc này, cơ quan pháp luật quyết định chuyển đổi tội danh " lợi dụng tự do dân chủ... " của 2 nhà báo trên với một cụm từ mà như người trong ngành luật hay nói, đó là khi không xác định được đúng tội danh khi quyết định bắt lúc đầu cho 2 nhà báo nọ. Khi thấy không ổn thì sẽ chuyển đổi để làm sao cho họ vẫn là kẻ " có tội" bởi không lẽ lại tha bổng họ ?
Tôi nghe từ một nguồn tin ở anh Nguyễn Trí Dũng, lúc đó là Phó cục trưởng Cục Báo chí, nói rằng, ông Hữu Thọ, nguyên Trưởng ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương,( lúc đó ông cũng đã chính thức nghỉ cả cương vị Trợ lý Tổng bí thư được 2 năm) có viết một lá thư dài 5 trang, ông tự gõ máy tính rồi gửi Bộ Chính trị . Trong lá thư này, ông bày tỏ quan điểm của một nhà báo kỳ cựu nhưng còn với tư cách của một người đã nhiều năm phụ trách công tác tư tưởng của Đảng mà theo ông thì không nên làm lớn chuyện như vậy và nên khép lại ( lúc đó , do ông được tin các cơ quan pháp luật đang cân nhắc việc có nên bắt thêm một số nhà báo nữa hay không ( nghe nói trong đó có tôi ( Phó TBT Thanh niên) và 3 người nữa là Bùi Thanh, phó TBT Tuổi trẻ, Huỷnh Kim Sánh , TTK TS Thanh niên và Đà Trang, Trưởng VP Tuổi trẻ tại Hà Nội ). Được biết, trong lá thư, ông có đề cập đến cả sai lầm của chúng ta trong vụ xét xử Nhân văn giai phẩm từ 1958 để rồi 50 năm sau, chúng ta đã phải từng bước phục hồi danh dự cho rất nhiều văn nghệ sĩ đã một thời một lòng, một dạ đi theo cách mạng chống đế quốc , thực dân và phong kiến, đem lại hoà bình cho dân tộc.
Tôi đến nhà ông, ngỏ ý muốn xin ông cho đọc qua lá thư đó. Ông vốn là người rất nguyên tắc cho dù sống rất tình cảm và cả ông bà cũng đều rất quý tôi . Ông bảo : "Cậu thông cảm cho tớ. Cái này thuộc về nguyên tắc . Đây là thư riêng tớ gửi các vị trong Bộ Chính trị nên không thể cung cấp cho cậu được. Nhưng tớ hỏi thật, ai nói đến tai cậu và họ nói ra sao ?"
Tôi có kể lại sơ qua, trong đó có vài ý nói trên. Nghe xong, ông nhẹ nhàng tâm tình : "Như vậy thì cũng coi như cậu xem rồi còn gì nữa. Thôi , cứ xem như là thế đi. Trong câu chuyện này, nó cũng là bài học cho cả cơ quan điều tra lẫn cả giới làm báo chúng ta . Cậu cứ hình dung như thế này : khi bài báo " Có gần 40 nhân vật tham gia chạy án cho Bùi Tiến Dũng" trên Thanh niên của các cậu đăng, nó lại đúng hôm đang Đại hội trù bị Đảng toàn quốc nên cũng gây rúng động Đại hội. Có đại biểu họ còn lên tiếng , yêu cầu trả lời, liệu trong số những đại biểu dự Đại hội đang ngồi đây, có đồng chí nào trong số 40 nhân vật đó không ? Nếu cần xác minh và kết luận, để đảm bảo cho công tác kiểm tra tư cách đại biểu dự Đại hội, nếu thấy cần thì có thể tạm dừng Đại hội toàn quốc lại . " 
Ông dừng lại giây lát rồi trầm ngâm : " Đấy, cậu thấy bài viết nó hệ trọng tới mức nào đối với một sự kiện trọng đại đang diễn ra rồi chứ ? "
Lúc ở nhà đi , tôi đã" thủ" một ít tài liệu ( chứ cũng không dám đưa toàn bộ) những gì có liên quan đến vụ án ( như để ngộ nhỡ ông có hỏi) thì sẽ đưa ông xem, mong ông chia sẻ về mặt nghiệp vụ. Ông cười : " Tớ cũng đã coi rồi ( thực ra, theo tôi, cái ông có thì cũng chưa thật đã đầy đủ - T.g ).Đúng là quá phức tạp !"- ông bảo và tâm sự thêm :
"Nếu mấy ông điều tra viên mà làm việc nguyên tắc, dứt khoát không lộ ra thì sao các cậu lại có thể ghi âm được và lại tự tin và dám viết ? Cái đó , về nghiệp vụ , mấy ông này cũng cần nghiêm khắc xem lại mình. Song, với tư cách người viết, các cậu cũng phải thận trọng chứ ? Nó là vấn đề quá nhạy cảm khi vào đúng thời điểm Đại hội Đảng toàn quốc . Nó tai hại đến thế cơ mà !"
Tôi có tâm sự với ông rằng, có thể khoảng vài ba ngày nữa là tôi sẽ nhận hình thức kỷ luật,Ban bí thư Trương ương Đoàn Thanh niên cách chức Phó Tổng biên tập tôi. ( Tôi đến gặp ông vào ngày 9/9 thì 12/9/2008 tôi nhận kỷ luật) , ông Hữu Thọ vỗ vai an ủi tôi như một người Anh lớn trong làng báo nói với một đồng nghiệp thuộc hạng đàn em, nay bị lâm nạn. Ông đã nói mấy ý rằng,cũng đành phải chấp nhận thôi. "Tình hình xem ra vẫn chưa hạ nhiệt chuyện này đâu. Mà sâu xa của nó, cậu cần biết, nó là muôn vàn thứ chuyện. Đây chỉ là giọt nước tràn ly thôi cậu ạ ! Nói để cậu hiểu ,có người họ thù dai lắm đó !"
Ông nói vậy là tôi đủ hiểu ngọn ngành dẫn tới cái kết cục này của báo Thanh niên. Nó bắt nguồn từ câu chuyện nào từ nhiều năm, trước cái năm 2008 nữa kia để rồi lúc này mới xới lại ,như muốn gửi một thông điệp đến với làng báo nước nhà nói chung : Cần phải đưa báo chí vào quĩ đạo , không phải cứ muốn viết gì thì viết là được !
Tôi chắc rằng cũng rất khó viết để mà đăng báo chuyện đó được. Đó là những thâm cung bí sử mà thực ra không phải là chỉ ít người đoán ra. Đó là những chuyện tế nhị, đã xảy ra trên tờ báo của chúng tôi. Nay có lẽ cũng chỉ " biết vậy" và để trong đầu rồi sau này mang sang thế giới bên kia mà thôi ...
Tôi cảm động nhất ở cái hôm tôi đến gặp ông , ông vừa cho ra cuốn sách mới có tựa đề " Đối thoại ", tập hợp những bài viết gần đó của ông trên báo Nhân dân và một vài tờ báo ông cộng tác. Ông viết mấy chữ đề tặng tôi , khiến tôi vô cùng cảm động.
Tôi nhỏ nhẹ với ông : " Em xúc động thật sự khi thấy anh viết mấy chữ tặng sách cho em, dù anh biết em vừa bị tước thẻ Nhà báo cả tháng nay. Rồi sắp tới, chỉ vài hôm thôi, em sẽ bị cách chức. Vậy mà anh vẫn viết : " Rất thân mến, tặng sách nhà báo Quốc Phong"
Với người khác, hoặc ngay cả với tôi, nếu ở vào lúc yên ả của cuộc đời làm báo , chắc những chữ ông tặng cũng không gì phải để ý quá như vậy. Nhưng lúc này, khi tôi ở vào tình thế chờ..." lên thớt" như vậy mà ông vẫn viết những chữ đó,tôi cho rằng ông không hề vô tình chút nào."
Ông Hữu Thọ đặt tay lên vai tôi , tiễn tôi ra cổng . Ông động viên tôi : " Thôi , cậu cứ bình tĩnh , cái gì đến nó sẽ đến. Mà nếu đã đến rồi thì cũng sẽ qua thôi. Nhưng cái gì đúng,cái gì sai ? Hoặc trong đó có thể cái đúng thì nhiều mà sai cũng có và ngược lại, rồi lịch sử cũng sẽ sáng tỏ, người ta rồi cũng sẽ biết . Mình khuyên cậu nên vững tâm hơn . Nếu anh em, đồng nghiệp họ quý mình, tôn trọng mình, thương mình, thế là được rồi..."

Trong hình ảnh có thể có: 3 người, mọi người đang đứng và trong nhà
Nhà báo Hữu Thọ là con người như thế đấy! 
Điều đó cũng lý giải phần nào câu hỏi vì sao, một cán bộ lãnh đạo tư tưởng, viết lách thì gai góc, sắc sảo, động chạm không ít đến nhiều đối tượng ,nay dù đã nghỉ công tác nhiều năm mà sao những đoàn người đến viếng ông, từ vị lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước cho đến những sinh viên Học viện báo chí chưa ra trường đều có mặt trong buổi tiễn biệt ông về bên kia thế giới . Vâng, vì sao đoàn người ấy đã kéo dài đến vậy ?
Quốc Phong

Không có nhận xét nào: