Translate

Thứ Hai, 14 tháng 1, 2019

Báo chấy.& Hạt me ?!

> 
> 

.

Báo chấy mà chi ? Thấy chán phè.

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người
Văn Giang ẳng! Thủ Thiêm tịt... tè
Nếu chưa được phép! Cam phận hến
Đạo đức! Lương tâm nghề...Ngậm hột me

.FB Tâm Chánh.
.
Thôi, chuyện Thủ Thiêm còn chờ phân tích, kiểm điểm, xử lí. 

Nhưng hiện thực ràng ràng như một nỗi ô nhục, đến tiếng kêu đau cũng không mở miệng được thì tội tình Thủ Thiêm có hay không trách nhiệm của báo chí cách mạng?

Tiếng kêu ấy một lần nữa được nghe thấy nhưng báo chí chần chừ, do dự ở Lộc Hưng.
Có lẽ có chỉ đạo

Chúng ta đã quen với mấy chữ chỉ đạo như một thứ định mệnh. 

Còn đạo lí, lương tâm chức nghiệp và cả pháp luật?

Ai đã chỉ đạo để báo chí cách mạng hèn yếu, khiếp nhược thành cả một nền báo chí im re trước nguy cơ quyền lực của nhân dân bị biến thành quyền lực của kẻ cướp?
Thực tế Lộc Hưng rõ ràng là phức tạp và nhạy cảm. 

Nhưng là phức tạp và nhạy cảm với lối hành xử không lấy pháp luật làm cơ sở giải quyết, lấy lòng dân làm thước đo hiệu quả. 

Một vùng đất không quá lâu đời, lịch sử sử dụng nó có thể có nhiều viện dẫn pháp lí chưa trùng khớp nhưng tất cả đều còn trong các ngăn kéo tư liệu mà chúng ta hoàn toàn có thể tìm hiểu, xử lí.
 

Đất công, đất tôn giáo, đất lấn chiếm, từng thửa một có thể làm rõ được khi tiến hành qui hoạch, đền bù, giải tỏa hay cưỡng chế. 
Thực ra thì chính sách cho từng hiện trạng đất đai này không thiếu. Vấn đề là ai soi rọi nó với từng hồ sơ cụ thể nghiêm túc, minh bạch. Những điều này, theo Luật tiếp cận thông tin có hiệu lực từ 1.7.2018 mọi công dân có quyền yêu cầu và chính quyền địa phương phải có trách nhiệm trả lời. Chỉ cần căn cứ vào luật này, báo chí hẳn đã có góc nhìn và giải pháp xử lí thực tiễn Lộc Hưng.
 
Một cuộc cưỡng chế mập mờ mục đích, lúc thì làm cho người ta hiểu để thu hồi đất, lúc lại giải thích cưỡng chế xây dựng trái phép, hẳn có nên được ủng hộ và bảo vệ?
Ai chỉ đạo bỏ qua thực tế có thể một phần đất đai ở đây còn chưa ghi nhận rõ ràng về sở hữu? 
Lãnh đạo nào có thể biến một xung đột cụ thể về lợi ích của người dân với chính quyền địa phương thành xung đột giữa nhà nước và tổ chức tôn giáo?
Những khác biệt, thậm chí thành xung đột, trong trường hợp Lộc Hưng có thể giải quyết bằng việc áp đặt quyền lực hay bằng sự hợp lí, hợp pháp của trao đổi thông tin?

Những trao đổi trên mạng xã hội cho thấy vấn đề không hề phức tạp.

Chỉ có cách thực hiện đã làm phức tạp thêm một hiện thực vốn dĩ phải xây dựng lòng tin giữa dân chúng và chính quyền.
 

Báo chí im re chỉ mắc thêm vào nỗi hoang mang của dân chúng một định kiến chia rẽ.

Báo chí đồng loạt lờ đi lý lẽ của người dân đã không làm cho chính quyền có chính nghĩa mà làm cho cưỡng chế không có sức mạnh của sự chính đáng.

Tất nhiên báo chí không phải là chính quyền. Báo chí bị chỉ đạo. 

Nhưng từ sau vụ Thủ Thiêm sao còn để cho ai muốn chỉ đạo gì chỉ đạo, đến nỗi im re trước phải trái của người dân. 

Ai sẽ chịu trách nhiệm đây, nếu có sự chia rẽ nhân dân thành nhân dân của báo và nhân dân của mạng xã hội?
------------
>https://kimdunghn.wordpress.com/2019/01/14/bao-chi-im-re-bao-chi-chia-re-hay-la-bao-chi-cach-mang/#more-43740


Không có nhận xét nào: