Tác giả: Vũ Hân
Dù đã nhiều lần lặp đi lặp lại cảnh báo “đừng tưởng Thủ tướng không biết”, sáng 21.11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vẫn nhắc lại trước các lãnh đạo DNNN, đồng thời điểm danh luôn vị có 14 – 15 “sân sau” đang ngồi trong hội trường.
.“Thưa các ông lớn, bà lớn của
đất nước”
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mở
đầu bài phát biểu trước các lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước (DNNN) tại Hội
nghị Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN sáng 21.11, bằng
việc “thưa các ông lớn, bà lớn của đất nước”, bởi đây là những người “rất quan
trọng”, quản lý khối tài sản hơn 3 triệu tỉ
đồng, hơn 1 nửa GDP (hơn 5 triệu tỉ đồng) của đất nước.
Nhấn mạnh vai trò rất quan
trọng của DNNN đã được xác định tại các đường lối của Đảng và chính sách của
Nhà nước, Thủ tướng cho rằng, những nền kinh tế thị trường đã đi trước chúng ta
nhiều năm, như Singapore, cũng vẫn giữ các DNNN để điều tiết nền kinh tế. DNNN
vẫn tiếp tục phải giữ vai trò ở những việc tư nhân không làm được, hoặc phải
đóng vai trò dẫn dắt, khai phá, “cầm trịch” nền kinh tế.
Bên cạnh đó, Thủ tướng nhấn
mạnh việc Chính phủ kiên định mục tiêu cổ phần hóa, thoái vốn tại DNNN tại
những lĩnh vực mà Nhà nước không cần nắm giữ, “cổ phần hóa ngay cả những doanh
nghiệp có hiệu quả để thu hút, để huy động vốn xã hội, nâng cao năng lực
quản trị, góp phần chống tham nhũng”
.
.
Tuy nhiên, theo Thủ tướng, cổ
phần hóa phải gắn liền với các nguyên tắc, với việc phải niêm yết trên sàn
chứng khoán, vì đây là quá trình dễ thất thoát tài sản nhà nước, dễ tham nhũng.
Thủ tướng nhắc lại chuyện nhiều
nước đã thất thoát, hay chính Việt Nam cũng đã vấp phải trong giai đoạn đầu cổ
phần hóa, dẫn đến phải thu hồi xưởng phim truyện, hay cảng Quy Nhơn. “Anh bán
cái cảng lớn thế có mấy tỉ bạc, không bằng cho không. Thất thoát vốn Nhà nước
như thế rất vô lý!”, Thủ tướng nói và tiếp tục nhắc nhở phải chống “đi đêm”.
Lấy ví dụ bản thân mình cũng
gặp phải tình trạng một số người được cho là “thân thiết” tìm đến, nhưng đã mời
về ngay, Thủ tướng nhắc nhở phải xử lý tình trạng này, cũng như bịt các lỗ hổng
thể chế để lập ra kỷ cương trong quá trình cổ phần hóa
.
.
Lấy ví dụ một số doanh nghiệp
kinh doanh cùng ngành nghề, tính chất nhưng số phận rất khác nhau, như Vinafood
1 thì lợi nhuận cao, Vinafood 2 (thậm chí còn nhiều lợi thế hơn vì gần nguồn
lương thực) thì lỗ nặng, một số cán bộ còn bị điều tra sai phạm; hay Viettel là
DNNN nhưng vẫn vươn lên với tư cách một doanh nghiệp công nghệ hàng đầu, Thủ
tướng nhấn mạnh vấn đề chính vẫn ở con người, vẫn là do điều hành.
“Anh sắp nghỉ thì làm sơ sơ,
anh chuẩn bị quy hoạch thì im lặng là vàng”
Nêu chuyện hiệu quả của DNNN
còn thấp, nợ xấu, thua lỗ của một số tập đoàn rất lớn và một số lãnh đạo doanh
nghiệp đã phải hầu tòa, Thủ tướng lưu ý, thực tế này cho thấy nếu không thanh
tra, kiểm tra nghiêm túc thì rất nguy, tức là bên trong có rất nhiều vấn đề mà
thanh tra, kiểm tra nội bộ không phát hiện ra, để tham nhũng, thất thoát ở
nhiều nơi.
Theo Thủ tướng, đây là khâu cần
phải chấn chỉnh, cùng với nâng cao khả năng quản trị doanh nghiệp, tính minh
bạch, nghiên cứu đổi mới… thay vì “bổn cũ chép lại”, “bình cũ rượu mới” hay
“treo đầu dê bán thịt chó”, “sân trước sân sau”
.
.
“Có đồng chí ở đây, tôi không
tiện nói tên, có đến 14 -15 cái “sân sau”, đừng nói Thủ tướng không biết đâu.
Tình trạng như vậy, các đồng chí ạ, không phải cơ quan chức năng người ta không
biết. Các đồng chí phải tự nhìn vào các yếu kém của mình”, Thủ tướng nói.
Tự nhận “năm nay tôi với anh
Huệ (Phó thủ tướng Vương Đình Huệ – phóng viên) có khuyết điểm ở chỗ cổ phần
hóa còn chậm, đặc biệt là TP.HCM; các DNNN chưa dẫn đầu, dẫn dắt nền kinh
tế trong việc phát triển”, Thủ tướng nêu quan điểm chúng ta thà có ít doanh
nghiệp mà tốt, có vai trò dẫn dắt thực sự, thay vì những tập đoàn, tổng công ty
nhiều năm không đầu tư gì cả, xem đổi mới khoa học công nghệ là “then chót” chứ
không phải “then chốt”.
,
- Tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp nhà nước không
thể thấp hơn lãi suất cho vay
- TP.HCM và Hà Nội chưa cổ phần hóa được doanh nghiệp
nào
- Nhà đầu tư rút vốn cổ phần hóa khỏi Hãng phim truyện
Việt Nam
Cảnh báo những tư tưởng e ngại, sợ mất vị trí, vai
trò, lợi ích nhóm đang kìm hãm đổi mới không được phép tồn tại,
Thủ tướng cũng yêu cầu chấm dứt tình hình không ai làm việc ở những tập đoàn,
tổng công ty đang dính líu với pháp luật, bị thanh tra, điều tra.
“Thậm chí cơ quan nhà nước cũng
chày bửa ra đấy, không phục vụ nhân dân, doanh nghiệp. DNNN thì bàng quan, chỉ
bàn chuyện cũ, băn khoăn lo lắng, sợ trách nhiệm. Anh sắp nghỉ thì làm sơ sơ,
anh chuẩn bị quy hoạch thì im lặng là vàng. Các đồng chí phải chấn chỉnh ngay”,
Thủ tướng yêu cầu.
————-
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét