Translate

Thứ Năm, 12 tháng 7, 2018

Biết mãi còn là đất Cha Ông

Kỷ niệm trận tái chiếm bi hùng ngày 12/7/1984

Xin được ăn chút cuối cơm khô

Nào chan đi lã chã nước mưa
Biết ngày mai ai còn ai mất
Biết mãi còn là đất cha ông.

Hành quân đêm tái chiếm điểm cao
772 ( Bảy bảy hai) mưa gió ào ào
Ngàn chiến binh dàn trên dốc núi
Quyết xung phong diệt địch chiến hào.

Xin được ăn chút cuối cơm khô
Nào chan đi lã chã nước mưa
Biết ngày mai ai còn ai mất
Biết mãi còn là đất cha ông.

Này Đặc công tất cả xung phong
Hãy bắn đi viên đạn cuối cùng
Nào xông vào chiến hào giáp thủy
Nổ tung lên lựu đạn quanh mình.
Xin được ăn chút cuối cơm khô
Nào chan đi lã chã nước mưa
Biết ngày mai ai còn ai mất
Biết mãi còn là đất cha ông.

Biết rằng mẹ mãi mãi mất con
Biết rằng em phải chịu góa chồng
Biết rằng con mồ côi từ nhỏ
Cho nước nhà toàn vẹn non sông.

Người chiến binh chỉ biết xông lên
Sống bám đá chết thành hoa đá
Trời Vị Xuyên sư đoàn bất tử
313 - 356 - 316 - 314 - 312.

Xin được ăn chút cuối cơm khô
Nào chan đi lã chã nước mưa
Biết ngày mai ai còn ai mất
Biết mãi còn là đất cha ông.

> http://baicadicungnamthang.net/bai-hat/biet-mai-con-la-dat-cha-ong-4748.html?from=search


ThanhGiang viết
Bài hát Biết mãi còn là đất cha ông được nhạc sĩ Nguyễn Anh Tuấn phổ nhạc, nhạc sĩ Vũ Mạnh Cường hòa âm dựa trên lời thơ Nguyễn Ngọc Chu, viết về các đơn vị từng chiến đấu ở mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang).
Người thể hiện ca khúc - ca sĩ Đăng Dương - chia sẻ, dù không tham gia cuộc chiến biên giới phía Bắc, anh biết về mặt trận Vị Xuyên và trận đánh năm xưa qua lời kể của nhạc sĩ Trương Quý Hải khi hai người đi diễn chung. Nhạc sĩ Trương Quý Hải là cựu binh Sư đoàn 356, từng trực tiếp tham gia cuộc chiến trên. "Khi mới đọc lời bài hát, tôi đã rất xúc động. Lúc thể hiện ca khúc lại càng hòa mình vào tác phẩm và hình dung ra cuộc chiến ấy khốc liệt thế nào. Người lính biết ra đi là sẽ hy sinh, mẹ mất con, vợ góa chồng nhưng vẫn đi. Đời lính là vậy", anh nói.
Giai điệu trầm hùng, da diết của bài hát: "Đêm hành quân tái chiếm điểm cao. 772 mưa gió ào ào, ngàn chiến binh dàn trên dốc núi quyết xung phong diệt địch chiến hào" như bước chân thần tốc của những người lính, đưa người nghe về thời điểm diễn ra chiến dịch MB84 nhằm tái chiếm các cao điểm 772, 685, 1509... bị lấn chiếm trước đó.
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Chu, người sáng tác lời ca khúc chia sẻ, ông luôn đau đáu về những cuộc trường chinh kháng chiến của dân tộc, đặc biệt là cuộc chiến biên giới phía Bắc và những người lính ngã xuống vì độc lập, tự do của đất nước. Nhắc lại Vị Xuyên hôm qua còn để chúng ta, đặc biệt là những người trẻ, nhớ đến cuộc đấu tranh bảo vệ biển đảo ngày hôm nay.
Trận đánh 30 năm trước còn khắc sâu trong tâm trí những người còn sống về gương chiến đấu của đại úy Nguyễn Hữu Thanh, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 3 (Sư đoàn 356). Trước giờ xung trận, chiến sĩ xin ăn hết phần cơm sấy mang theo. Tiểu đoàn trưởng Thanh im lặng, rồi bảo cứ để cho anh em ăn, biết ngày mai có còn sống mà ăn nữa không. Khi có lệnh nổ súng, Đại úy Thanh dẫn đội đặc công thọc thẳng vào sở chỉ huy địch, làm nhiệm vụ "mở cửa" điểm D3 trên cao điểm 772.
Tiểu đoàn trưởng Thanh bị thương hai chân vẫn cố tiến đến gần lô cốt, dùng súng AK bắn hai loạt đạn và kích nổ toàn bộ lựu đạn trên người. Đại úy Thanh hy sinh, hài cốt anh nằm lại trên cao điểm 772. Người vợ Nguyễn Thị Lan nhiều năm tìm kiếm mới đưa được hài cốt chồng về an táng tại Quảng Bình

Không có nhận xét nào: