Translate

Thứ Tư, 27 tháng 6, 2018

Có bao giờ lặp lại một: Vũng rô ?

Tin đi.
Sự kiện Vũng Rô - Phú Yên xưa sẽ một ngày lặp lại !
.
Một ngày không xa đâu, " Đoàn tàu không số - vẫn máy, ruột... Tầu " lại theo ' đường mòn...". Ý lộn
Mượt mà "Con đườn tơ lụa " ! mật bí cập cảng " Đặc khu " Vân đồn, Vân phong, Phú quốc...đổ người , vũ khí Tầu lên mật khu. Hu hu...

Dày đặc hạm đội, tàu bè, máy bay, lính tráng như Méo... Ngày ấy mà còn bó tay nữa là.
Thật.



Có khi nào lại một Vũng Rô
             Lông ngỗng hướng " đặc khu " lô xô

              Rùa thần quát:: Giặc ngay đầu mày !
          Ngàn năm thoát Tầu lại mấp mô !

TQ ‘giáo huấn’ doanh nghiệp về làn sóng bài Trung ở VN và các nước



Nhóm đi đầu trong cuộc biểu tình tại Việt Nam vào ngày 10/6/2018.
Tờ báo của nhà nước Trung Quốc, Hoàn Cầu Thời Báo, hôm 26/6 cảnh báo các công ty nước này phải “khéo cư xử” và “cẩn trọng” trước làn sóng “chủ nghĩa dân tộc” ở các quốc gia Đông Nam Á, dẫn chứng những vụ biểu tình chống Luật Đặc khu gần đây tại Việt Nam.
Không nêu cụ thể nước nào, nhưng tờ báo được xem là “cái loa của Bắc Kinh” lý giải tính “nhạy cảm” về sự xuất hiện của các công ty Trung Quốc trong khu vực là do “tranh chấp lãnh thổ” và “Một số quốc gia có tỷ lệ dân số người Hoa cao có một lịch sử chống Trung Quốc, kỳ thị người Hoa và cảnh giác với các doanh nghiệp Trung Quốc đang nắm giữ sinh mệnh kinh tế của đất nước”.
Tờ báo Trung Quốc nói thêm rằng do các dự án đầu tư của Trung Quốc liên quan đến một loạt các vấn đề quan trọng ở địa phương như bồi thường và thu hồi đất đai, nên đã khiến cho người dân địa phương “nhạy cảm với sự có mặt của các công ty nước ngoài”.
“Một trường hợp điển hình là các cuộc biểu tình chống Trung Quốc mới nhất nổ ra hồi đầu tháng này tại Việt Nam. Mặc dù Luật Đặc khu mới đưa ra, cho phép thành lập các đặc khu kinh tế, không đề cập cụ thể đến Trung Quốc, nhưng người Việt Nam tự động kết nối nó với các nhà đầu tư Trung Quốc. Xu hướng này phản ánh người dân ở các nước Đông Nam Á cảnh giác về đầu tư của Trung Quốc như thế nào”, tờ báo dẫn trường hợp của Việt Nam làm thí dụ.

Hình ảnh được nói là chụp công nhân ở Công ty Pouyuen - Tân Tạo ở TP. HCM đang đình công để phản đối dự luật đặc khu kinh tế, ngày 9 tháng 6, 2018
Hình ảnh được nói là chụp công nhân ở Công ty Pouyuen – Tân Tạo ở TP. HCM đang đình công để phản đối dự luật đặc khu kinh tế, ngày 9 tháng 6, 2018
Hàng trăm ngàn người dân Việt Nam đã xuống đường biểu tình rầm rộ trên khắp cả nước vào ngày 10/6 để phản đối Quốc hội thông qua Luật Đặc khu và Luật An ninh mạng. Công chúng lo ngại việc thành lập 3 đặc khu kinh tế Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc sẽ khiến cho Việt Nam mất chủ quyền về tay Trung Quốc một khi các nhà đầu tư nước này đổ vào thuê đất với thời hạn lên đến 99 năm.
Trong buổi tọa đàm với VOA Tiếng Việt ngày 25/6, Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài, cho rằng chính sách xây dựng đặc khu là một chính sách tốt, nhưng nó trở nên nguy hiểm khi rơi vào tay các nhà đầu tư Trung Quốc.
“Nếu chúng ta thu hút các nhà đầu tư từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, châu Âu vào bắt tay xây dựng và phát triển kinh tế thì rất tốt, bởi vì những quốc gia đó là các quốc gia dân chủ, văn minh và họ đến Việt Nam với mục đích làm giàu cho bản thân là đương nhiên, nhưng ngoài ra họ còn tạo công ăn việc làm cho người dân, nộp thuế cho chính phủ Việt Nam để xây dựng và phát triển đất nước. Nhưng nếu chính sách thu hút đầu tư đó lại dành cho các nhà đầu tư từ Trung Quốc, mà họ lại được nhà nước Trung Quốc đứng đằng sau, ẩn chứa nhiều mục đích khác nhau, ngoài mục đích làm giàu còn mục tiêu lâu dài là xâm chiếm lãnh thổ Việt Nam thì đó là một điều rất đáng tiếc”.
Trước làn sóng bài Trung không chỉ tại Việt Nam và ở một số quốc gia Đông Nam Á khác, Hoàn Cầu Thời Báo nói đây là những “thách thức cố thủ” mà các nhà đầu tư Trung Quốc cần phải xử lý một cách “tế nhị” để “thúc đẩy các dự án Vành đai và Con đường”, một sáng kiến kinh tế ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc, do Chủ tịch Tập Cận Bình khởi xướng, với tham vọng xây dựng một “con đường Tơ Lụa” mới kết nối các châu lục.
“Sẽ cần thời gian để những nghi ngờ và cảnh giác của người dân Đông Nam Á đối với Trung Quốc mất đi”, Hoàn Cầu Thời Báo nói. “Ngay lúc này, một số chính trị gia đang kích động chủ nghĩa dân tộc chống lại Trung Quốc để giành chiến thắng trong bầu cử, cản trở sự phát triển của Đông Nam Á và ngăn chặn những nước này hiểu biết về sự trỗi dậy không ích kỷ của Trung Quốc”.
Tờ báo Trung Quốc khuyên “Cả Đông Nam Á và Trung Quốc đều phải để lịch sử lại phía sau và nắm lấy hiện tại”.
Một số nhà quan sát quốc tế cho rằng các cuộc biểu tình vừa qua tại Việt Nam đã làm “rúng động” chính quyền tại Hà Nội, khi họ đã “chủ quan” và “đánh giá thấp” sự phẫn nộ của công chúng đối với Trung Quốc.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sau đó lên tiếng kêu gọi người dân “bình tĩnh” và “tin tưởng vào Đảng và chính phủ”, và trấn an rằng “không ai dại dột ngây thơ giao đất cho nước ngoài”.
Bình luận về các cuộc biểu tình chống Luật Đặc khu, Đại biện lâm thời Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, bà Doãn Hải Hồng, nói nguyên nhân của vụ việc này là ở nội bộ của Việt Nam và không liên quan gì đến Trung Quốc.
“Tuy nhiên, sự cố vẫn có tác động tiêu cực đến quan hệ Trung-Việt. Hy vọng rằng phía Việt Nam sẽ hành động song song với phía Trung Quốc, và dần dần phục hồi từ những tác động tiêu cực của vụ việc bằng hành động cụ thể, và nỗ lực thực tiễn cho sự phát triển ổn định của quan hệ Trung-Việt”, Bà Doãn nói trong một tuyên bố của Đại sứ quán Trung Quốc.


Không có nhận xét nào: