Translate

Thứ Sáu, 18 tháng 5, 2018

Còn đó . Cuộc chiến không tiếng súng !

Kết quả hình ảnh cho VĨNH BIỆT GS PHAN ĐÌNH DIỆU
VĨNH BIỆT GS PHAN ĐÌNH DIỆU

.
GS.TSKH Phan Đình Diệu sinh ngày 12/6/1936 tại Can Lộc, Hà Tĩnh; thường trú tại quận Ba Đình (Hà Nội). Ông là chuyên gia cao cấp của ĐHQG Hà Nội; Phó Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm và Khoa học Công nghệ Việt Nam); Viện trưởng đầu tiên của Viện Khoa học Tính toán và Điều khiển (nay là Viện Công nghệ Thông tin); Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về Công nghệ thông tin; Đại biểu Quốc hội khoá 5, 6; uỷ viên Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các khoá 3, 4, 5, 6, 7; Chủ tịch sáng lập Hội Tin học Việt Nam.

GS Phan Đình Diệu từ trần hồi 10h ngày 13/5, hưởng thọ 83 tuổi. Lễ viếng và truy điệu diễn ra từ 9h15 sáng ngày hôm nay 18/5/2018; lễ an táng được tổ chức cùng ngày.
.............................................................
Có không ít những nhân vật thành đạt, thành danh từ cái nôi thể chế Việt Nam như Phan Đình Diệu, người mới qua đời, muốn thay đổi thể chế, và khi không được “toại nguyện”, họ còn “quậy” hơn Phan Đình Diệu ở chỗ đã diễn đủ thứ trò để chống phá như: Nguyên Ngọc, Chu Hảo, Quang A, Nguyễn Trung, Tương Lai, Huệ Chi,… và thế hệ sau có một người rất đặc biệt, luôn cố gắng phấn đấu để biến mình từ một tài năng toán học thành, như danh hiệu mà lực lượng “cờ đỏ” trên mạng đặt cho, một “con trâu giỏi toán”: Ngô Bảo Châu!
Có người do sai lầm rồi bị thất sủng như Nguyên Ngọc, còn phần nhiều họ vì cái gì? Phải chăng vì tham vọng quyền lực? Hầu hết trong số họ từng có những vị trí nhất định trong thể chế nhưng họ còn chưa thoả mãn? Vì chế độ độc đảng không có chỗ cho họ nên họ muốn thay bằng một chế độ đa nguyên, đa đảng?
Tiếc là dù trong số họ có những người có trình độ chuyên môn rất cao nhưng tầm nhìn chính trị của họ lại rất thiển cận; họ không hoặc cố tình không nhìn thấy những bài học từ thực tế như Philipin, Apganixtan, Pakixtan, Irắc, Lybi, v.v… để thấy rằng đa nguyên, đa đảng không phải là nền tảng cơ bản của dân chủ và phát triển, mà một thể chế phù hợp với hoàn cảnh và trình độ của mỗi nước mới đúng là nguyên lý cơ bản nhất.

Thể chế Việt Nam vốn không phải sinh ra từ những cuộc bầu bán, giành giật phiếu bầu mà chính là từ lịch sử cách mạng đã giúp dân ta từ chỗ mất nước, nô lệ, chết đói thành được một đất nước thanh bình và phát triển như hôm nay. Dù vậy, thể chế đúng là còn nhiều sai sót, yếu kém, nên đã dẫn đến chuyện xã hội có nhiều tệ nạn. Nhưng thử hỏi có xã hội nào mà không có chuyện kể cả những nước phát triển nhất? Vậy điều quan trọng nhất hiện nạy là phải chẩn đoán đúng những căn bệnh của thể chế để chữa trị, mà theo tôi, trình độ yếu kém của đất nước, từ quản trị xã hội cho đến các lĩnh vực khoa học công nghệ, văn hoá, đời sống… chính là điều quan trọng nhất. Hoàn toàn không phải như những người chống phá luôn cho rằng là do Chủ Nghĩa Mác-Lê, do Bác Hồ du nhập Mác-Lê, do độc đảng, do toàn trị, v.v… Chính vì vậy nên họ đã luôn diễn đủ thứ trò để bôi đen hình tượng Bác Hồ, không chỉ lộn ngược lịch sử mà còn lộn ngược tất cả các giá trị từ đạo lý, văn hoá cho đến nghệ thuật. Độc ác ở chỗ với chiêu bài theo Mỹ, chống Cộng, chống Trung Quốc, họ muốn Mỹ can thiệp vào Việt Nam như nhiều nước khác, bất chấp chuyện sau đó có thể sẽ lại là hỗn loạn, nội chiến, nồi da xáo thịt! Nhưng với bài học từng chọn Ngô Đình Diệm, chứ không phải Hồ Chí Minh, đã làm nước Mỹ thất bại đau đớn, cay đắng, liệu nước Mỹ có lại muốn đi theo vết xe đổ của chính mình? Chính nước Mỹ hôm nay cần phải tỉnh táo, cần phải biết chọn ai giữa: một bên là nhà nước Việt Nam đã và đang quan hệ tốt đẹp và hiệu quả với nước Mỹ, với một bên là nhúm người vô tích sự, phản trắc, điêu toa, chỉ có duy nhất một khả năng là quấy rối và tìm mọi cách nịnh hót và lừa phỉnh nước Mỹ? Chiêu bài họ thường dùng nhất làm khoái lỗ tai nước Mỹ là họ muốn VN làm theo hình mẫu của Mỹ, chống lại thể chế “độc tài”, “toàn trị” ở Việt Nam dựa vào lý luận về đa nguyên, đa đảng. Người khởi nguồn cho điều này chính là ông Trần Xuân Bách.
***
.
Trần Xuân Bách, từng là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, người được giao nhiệm vụ nghiên cứu về lý luận, nhưng lại theo xu hướng đa nguyên, đa đảng của trào lưu cải tổ bởi Gorbachov, nên Trần Xuân Bách được coi như một “Goocbachov của VN”.
Tại Hội nghị Trung ương Đảng (tháng 3 năm 1990), ông đã bị phê phán gay gắt và bị kỷ luật, phải ra khỏi Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương.
Thứ nhất, Trần Xuân Bách cho: “Bản chất của cuộc sống là đa nguyên. Đổi mới chính là thuận theo bản chất cuộc sống xã hội vốn mang tính đa nguyên cả về kinh tế, chính trị, văn hóa”.
Đa nguyên nghĩa tổng quát là đa dạng. Nguyên là bản nguyên, khởi nguyên, nguyên lý, nguyên do, v.v… Cuộc sống về hình thức là đa nguyên, là sự tồn tại, sự sống, sự biến đổi của muôn vật, muôn loài. Nhưng sự vận động, biến đổi, phát triển, về bản chất, lại lànhất nguyên. Dù vô vàn thứ khác nhau như vậy, nhưng muốn tồn tại và phát triển, buộc phải tuân theo những quy luật chung. Như người này khác người kia, dân tộc này khác dân tộc kia, loài này khác loài kia; vô vàn các biến đổi lý học, hóa học, sinh học, v.v… nhưng đều phải tuân theo quy luật của di truyền nói riêng và của khoa học nói chung.
.
Với thể chế chính trị cũng vậy, tùy theo lịch sử, trình độ phát triển và điều kiện tự nhiên của mỗi nước, một thể chế phù hợp sẽ là tốt nhất cho sự ổn định và phát triển. Vậy chính sự phù hợp mới là quy luật chứ không phải đa nguyên, đa đảng là quy luật. Có điều thế nào là phù hợp mới là khó khăn nhất. Chính vậy người ta phải đi tìm kiếm, và không có gì có sẵn cả mà chỉ có thể dần hoàn thiện mà thôi.
Nhìn vào thực tế, ta thấy đa đảng hay độc đảng không phải là cái quyết định cho sự phát triển. Cùng độc đảng, có nước phát triển, có nước không (như Xinhgapo và Triều Tiên chẳng hạn); cùng đa đảng, cũng có nước phát triển, có nước không. Nhưng cũng phải hiểu, có nước đa đảng, nhưng thực chất chỉ là những nhóm khác nhau, không có nền tảng lý luận riêng, chỉ cùng chung mục đích là giành quyền lực để mưu cầu lợi ích cho đảng của mình.
Với nước Mỹ, theo Noam Chomsky, người mà tờ tạp chí Anh Prospect đã cho là nhà trí thức hàng đầu trên thế giới. Ông đã trả lời Tạp chí SPIEGEL của Đức. Theo ông thì phe Cộng hòa và phe Dân chủ có những khác biệt nhưng không phải là cơ bản. “Thực chất Mỹ là một chế độ độc đảng, và cái đảng cầm quyền là Đảng Kinh doanh” (Die USA sind im Kern ein Einparteiensystem, und diese eine regierende Partei ist die Business-Partei)
***

Nước ta về cuộc sống cũng đa nguyên, nhưng mục tiêu, lý tưởng là nhất nguyên, chính vậy mới có chế độ một đảng lãnh đạo đất nước thực hiện mục tiêu, lý tưởng đó.
Đảng đó chính là Đảng CSVN, đảng không phải chỉ do một cuộc bầu cử bầu ra mà chính lịch sử đấu tranh cách mạng và xây dựng đất nước đã “bầu” ra Đảng!
Trần Xuân Bách cho: “Kinh tế nhiều thành phần sẽ làm cho xã hội có sự phân tầng; mỗi giai tầng có quyền lợi, nguyện vọng khác nhau, từ đó nảy sinh đa nguyên chính trị”, “Xu thế chủ yếu là chuyển sang sở hữu tư nhân”.
.
Như vậy, Trần Xuân Bách muốn xóa bỏ chế độ XHCN với lý tưởng vì đa số quần chúng lao động. Nếu cho xã hội phân tầng và cần phải có đa đảng tương ứng, chắc chắn sẽ có một tầng mạnh nhất nắm quyền lãnh đạo, và như vậy mọi chính sách nhà nước được đặt ra sẽ vì lợi ích của họ. Phải chăng việc buôn bán vũ khí tự do ở Mỹ đến TT Obama cũng bất lực chính là một minh chứng. Dù nước Mỹ rất phát triển, chủ yếu do nền tảng khoa học công nghệ, nhưng thể chế chính trị vẫn có những bất hợp lý nên mới có quá nhiều khủng hoảng, từ tài chính đến nhà đất, kể cả việc sa lầy vào các cuộc chiến. Không biết có làm giàu cho ai không nhưng đã làm tổn thất cả tiền bạc lẫn máu xương dân Mỹ, làm suy yếu chính nước Mỹ. Chính Chomsky cũng nói: “Còn ở phe bảo thủ thì mới đây, phó Tổng thống Dick Cheney đã minh họa cách hiểu dân chủ của mình. Khi được hỏi tại sao ông ủng hộ duy trì cuộc chiến Iraq, trong khi đa số dân chúng phản đối cuộc chiến này, thì câu trả lời của ông ta là: "Thế thì đã sao?”” (Spiegel số 41/20 ngày 06.10.2008).
Với nước Mỹ và các nước phát triển, các nhà tư bản của họ làm giàu từ chí lớn, từ nền khoa học công nghệ cao, còn nước ta với một nền tảng tiểu nông, đến nay sản phẩm cơ bắp vẫn là chủ yếu, nếu cho phân tầng mà lập đảng, những kẻ tài nhỏ mà chí lớn nhất định sẽ có những “mánh” kiểu maphia để tranh giành quyền lực. Như vậy, ý Trần Xuân Bách cho xã hội tự do phân tầng, tự do lập đảng để tranh giành quyền lực thì không thể nào mà tốt đẹp được. Một thể chế như vậy làm sao có thể tốt hơn được thể chế hiện tại được sinh ra từ chính thực tiễn cách mạng VN!
.
Trần Xuân Bách cũng nói: “Đổi mới chính trị là từng bước chấp nhận đa nguyên chính trị song song với đa nguyên kinh tế, đúng như Marx, Engels: “Trong mỗi thời đại lịch sử, sản xuất kinh tế và cơ cấu xã hội – cơ cấu này tất yếu phải do sản xuất kinh tế mà ra – cả hai cái đó cấu thành cơ sở của lịch sử chính trị và lịch sử tư tưởng của thời đại ấy”. (Lời tựa cho Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản bản tiếng Đức, 28-6-1883).
Nếu tuân theo một cách thô thiển và giáo điều Chủ nghĩa Mác thì nước ta vốn là một nước nô lệ, tiểu nông, chúng ta phải xây dựng một thể chế chiếm hữu nô lệ mới đúng. Và như vậy Lê-nin cũng không thể sáng tạo, cho cách mạng XHCN có thể thành công ở một hoặc một số nước, không thể không chỉ từ một nền tảng tiểu nông, giữ vững được nhà nước XHCN đầu tiên mà còn biến LX thành nước có sức mạnh chiến thắng Phát xít và thành siêu cường đối trọng được cả với Mỹ.
Vì vậy, cần phải hiểu ý của Mác và Ăng-ghen mà Trần Xuân Bách đã dẫn ở trên một cách biện chứng. Thực ra ý đó là từ nguyên lý “quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất”. Cần phải coilực lượng sản xuất còn bao hàm cả ý thức thời đại. Nước ta kém phát triển, nhưng với thời đại internet, chúng ta dễ dàng tiếp cận tri thức thời đại, nên vẫn có thể xây dựng một thể chế theo lý luận là tiên tiến nhất, là XHCN, trên cơ sở một nền tảng tiểu nông và tiền tư bản. Thật thú vị là nhìn tổng thể nước ta đã đạt được những thành quả mà nếu khách quan ai cũng phải thừa nhận. Nhưng cũng chính vì vậy, với ý tốt thì người ta cho là mầy mò sáng tạo, với ý xấu thì cho là “chẳng giống ai”. Xã hội chúng ta vẫn còn nhiều cái phải cắt bỏ, nhiều cái phải chỉnh sửa, nhiều cái phải bổ sung. Từ đó theo quy luật Phủ định của phủ định dần dần lượng đổi chất đổi, chúng ta mới có thể “sánh vai cùng bè bạn 5 châu”. Đó chính là con đường tắt xây dựng CNXH, là con đường phù hợp nhất đối với nước ta. Chính thực tiễn VN chiến thắng trong chiến tranh, VN đứng vững qua những hiểm nguy, VN đang phát triển, đã đóng góp những nội dung mới cho lý luận của Chủ nghĩa Mác Lê-nin. Còn bây giờ lại đi theo mô hình tư bản, đa nguyên, đa đảng, tranh giành nhau như thời tư bản sơ khai của họ thì không biết cái gì sẽ xảy ra?
***.
Từ Hoàng Minh Chính, Trần Xuân Bách, Trần Độ, v.v… hôm qua đến Nguyên Ngọc, Huệ Chi, Tương Lai, Hiếu Đằng, Chu Hảo, Quang A, v.v… hôm nay, bài học cho họ áp dụng để thay đổi thể chế chính là sự tan vỡ của Liên Xô. Gần như họ đã copy từng bước, từng hành động của những người đã đập vỡ LX ngày nào. Đó là con đường từ Khơrutsov đến Gorbachov rồi cuối cùng là Enxin. Điều khó hiểu là tại sao họ làm vậy? Phải chăng vì họ muốn tạo cớ giành quyền lực chứ làm sao có thể vì dân vì nước được? Bởi sau tan vỡ LX là thảm họa. Các mảnh vỡ của LX đã rơi vào tình trạng hỗn loạn mà TT Nga Putin đã cho là “thảm họa”. Sự tư hữu hóa theo kiểu maphia mà đến Enxin cũng phải thú nhận Maphia Nga đã phát triển còn hơn cả nơi sinh ra nó là Ý
.
Việt Nam với một lịch sử bị xâu xé, trình độ mọi mặt còn thua xa LX, nếu cũng đi theo vết xe đổ của LX, xã hội chắc chắn sẽ tệ hại hơn ngàn lần
.. 
Los Angeles
17-5-2018
nguon:
http://www.trelangblog.com/2018/05/ve-nhung-nhan-si-tri-thuc-nhu-phan-inh.html#.Wv8od-6FPIU

>   Nơi Sự Thật Bị Đánh Tráo
>  Vì sao Hiến pháp TQ bỏ điều nói về sự lãnh đạo của Đảng cộng sản?

Không có nhận xét nào: