Translate

Thứ Ba, 29 tháng 5, 2018

ĐẶC KHU KINH TẾ HAY – LỢI ÍCH NHÓM VÀ THỊ TRƯỜNG.

>  Đặc khu kinh tế - một góc nhìn | Vietstock
.
Hiện tại chính phủ đang cân nhắc việc thành lập các khu “Đặc Khu Kinh Tế” để thu hút đầu tư và phát triển. Doanh nghiệp quốc tế sẽ được thuê đất 99 năm và nhận nhiều ưu đãi từ chính sách đầu tư cho đến thuế.




Đặc Khu Kinh Tế không phải là mô hình mới, các bạn chỉ cần Google “special economic zone” thì sẽ ra kết quả. Trước khi tôi chỉ trích, hay nói đúng hơn là phân tích, thì xin tóm tắt Đặc Khu Kinh Tế là gì. Nó là:
1. Khu vực ở trong một nước có quy chế đặc biệt từ chính sách cho tới thuế. Ví dụ, bên ngoài thì thuế 30% thì nếu làm ở trong sẽ được ưu đãi, lấy ví dụ, 10%.
2. Khu vực đó sẽ có thủ tục hành chính riêng như về giấy phép kinh doanh.
3. Mục đích là thu hút đầu tư và xây dựng trung tâm kinh tế.
Trên lý thuyết thì nó không có gì sai cả. Nhưng khi áp dụng ở Việt Nam thì nó sẽ, hoặc đã, biến thành sân chơi riêng của các lợi ích nhóm. Ví dụ điển hình là Formosa. Họ được thuê đất 70 năm với giá 80đ/m2/năm, quá rẻ, như cho đi. Và khi gây thiệt hại về môi trường thì được bảo vệ và bao che. Sự đặc quyền mà chính quyền ưu ái cho doanh nghiệp ngoại đã biến đặc khu đó thành một vùng rất riêng biệt với lãnh thổ Việt Nam, nơi có tiêu chuẩn kép về môi trường và pháp luật. Kinh tế gia thì gọi đó là đặc khu kinh tế, còn dân đen khi nhìn vào thì gọi là bán nước, còn tôi thì gọi đó là tư bản tham nhũng.
Đặc Khu Kinh Tế không có gì sai nếu nó là khu vực để các doanh nghiệp chân chính đến đầu tư và nhận được ưu đãi trong những năm đầu. Lý do là họ chịu rủi ro bỏ vốn thì cho họ ưu đãi để tăng mức và thời gian hòa vốn.
Vậy lợi ích nhóm là ai? Ai sẽ hưởng lợi từ khác Đặc Khu Kinh Tế này? Đó chính là:
1. Dân đầu cơ bất động sản. Đất Phú Quốc đang nóng lên vì tin đồn thành lập đặc khu.
2. Quan chức. Cái này chắc không cần nói nhiều.
3. Doanh nghiệp nước ngoài. Được tăng lợi nhuận và ưu đãi.
Vậy dân thường sẽ được gì? Trên lý thuyết thì các Đặc Khu Kinh Tế sẽ tạo việc làm, chúng ta có thể học hỏi công nghệ để từ đó phát triển. Nhưng trên thực tế, các doanh nghiệp quốc tế tới và coi Việt Nam như cái bãi rác, nơi họ có thể sản xuất với tiêu chuẩn thấp mà ở quê nhà họ không hề mơ tưởng tới. Khi có vấn đề gì thì chỉ cần lót tiền cho chính quyền làm êm chuyện. Họ được lợi, quan chức được tiền, chỉ người dân là chịu thiệt. Vậy dân được gì từ những đồng lương rẻ bèo kia? Họ được một nhưng mất mười. Một nhóm người được lợi trong khi cả dân phải chịu trả thiệt hại.
Tôi không đồng ý với mô hình đặc khu kinh tế vì nó tạo ra sự phân biệt đối xử. Tại sao phải có những đặc khi và ưu đãi cho một số doanh nghiệp. Đó là tư bản cấu kết. Thay vì thành lập những Đặc Khu Kinh Tế, nếu muốn phát triển thì tại sao không làm những điều sau?
1. Giảm thuế chung để tất cả doanh nghiệp có thêm tiền đầu tư.
2. Giảm thủ tục hành chính và giấy phép để giảm quan liêu và gánh nặng cho doanh nghiệp.
3. Thiết lập hệ thống pháp lý rõ ràng để tất cả doanh nghiệp để an tâm làm ăn và hưởng lợi, chứ không riêng doanh nghiệp nào.
4. Công nhận tư hữu để người dân an tâm làm ăn lâu dài, nhất là nông dân và các doanh nghiệp nông sản.
Đó là những cái cơ bản để phát triển đất nước. Muốn thu hút đầu tư thì phải tạo sân chơi phẳng cho tất cả chứ không riêng doanh nghiệp nào. Muốn đất nước đi lên thì phải biến cả đất nước thành nơi đáng thu hút vốn chứ. Chứ giải pháp không phải là tạo ra vài khu Đặc Khu Kinh Tế rồi coi đó là phát triển. Đó là phát triển giả tạo dựa trên tham nhũng và lợi ích nhóm.
Chính phủ gọi đó là Đặc Khu Kinh Tế, tôi gọi là Tư Bản Cấu Kết, còn dân đen nhìn rồi gọi đó là Bán nước.
.nguon: Ku Búa @ Viet Conservative 2.0

Không có nhận xét nào: